Bình luận câu tục ngữ Ở hiền gặp lành

Đề bài: Bình luận câu tục ngữ Ở hiền gặp lành

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Bình luận câu tục ngữ Ở hiền gặp lành


I. Dàn ý Bình luận câu tục ngữ Ở hiền gặp lành (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về câu tục ngữ "Ở hiền gặp lành"

2. Thân bài

- Giải thích câu tục ngữ:
+ "Ở hiền" là sống hiền lành, tốt bụng, biết giúp đỡ, sẻ chia với những người xung quanh.
+ "Gặp lành" là những điều may mắn, tốt đẹp, là niềm vui, hạnh phúc
=> Câu tục ngữ "Ở hiền gặp lành" đã bàn về mối quan hệ nhân quả giữa ở hiền và gặp lành.
=> Khi chúng ta sống lương thiện, tốt bụng, biết yêu thương, sẻ chia với người khác thì chúng ta sẽ gặp được những điều may mắn, tốt lành trong cuộc sống.

- Biểu hiện của việc "Ở hiền":
+ Giúp đỡ những người bất hạnh, kém may mắn trong cuộc sống
+ Sống và làm theo lẽ phải, không làm trái những chuẩn mực đạo đức xã hội

- Vì sao nói "Ở hiền gặp lành?":
+ Khi giúp đỡ, sẻ chia với người khác sẽ nhận lại sự giúp đỡ khi chúng ta khó khăn.
+ Khi chúng ta làm những việc tốt thì tâm hồn của chúng ta cũng sẽ thanh thản, vui vẻ, cuộc sống của chúng ta vì vậy mà cũng ý nghĩa hơn.

- Bàn luận:
+ Trong thực tế người "ở hiền" có thể chưa gặp được lành; Người xấu lại có được hạnh phúc.
+ Cần sống lương thiện, hiền lành để tâm hồn được thanh thản.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của câu tục ngữ và rút ra bài học cho bản thân


II. Bài văn mẫu Bình luận câu tục ngữ Ở hiền gặp lành (Chuẩn)

Ca dao, tục ngữ Việt Nam là kết tinh của trí tuệ dân gian, đó là những kinh nghiệm, bài học sâu sắc được rút ra từ chính thực tiễn cuộc sống con người. Một trong những câu tục ngữ nổi tiếng nói về niềm tin của nhân dân về sức mạnh của cái thiện, cái tốt trong cuộc sống là "Ở hiền gặp lành".

"Ở hiền" là sống hiền lành, tốt bụng, biết giúp đỡ, sẻ chia với những người xung quanh, không làm những điều xấu, cái ác. "Gặp lành" là những điều may mắn, tốt đẹp, là niềm vui, hạnh phúc mà chúng ta gặt hái được khi sống hiền lành, lương thiện. Câu tục ngữ "Ở hiền gặp lành" đã bàn về mối quan hệ nhân quả giữa ở hiền và gặp lành. Khi chúng ta sống lương thiện, tốt bụng, biết yêu thương, sẻ chia với người khác thì chúng ta sẽ gặp được những điều may mắn, tốt lành trong cuộc sống.

Câu tục ngữ đã đúc kết ngắn gọn bài học ý nghĩa về lẽ sống cho thế hệ sau. Sống tốt, làm những điều thiện không chỉ giúp cho cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn mà còn mang đến những điều tốt lành, được đền đáp một cách xứng đáng.

Trong cuộc sống chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều những biểu hiện đẹp của việc "ở hiền", đó là việc giúp đỡ những người bất hạnh, kém may mắn trong cuộc sống. Đó là hành động chung tay, sẻ chia của nhân dân cả nước với đồng bào miền Trung trong trận lũ lụt lịch sử năm 2020, đó đoàn kết, chung tay giúp sức của cả đất nước, dân tộc khi đại dịch Covid 19 bùng nổ.

Sống và làm theo lẽ phải, không làm trái những chuẩn mực đạo đức xã hội cũng là biểu hiện của những con người sống ngay thẳng, lương thiện. Đó còn là việc lên án, không tán đồng với những hành động trái với đạo lí, lẽ phải. Khi chúng ta ở hiền thì ắt sẽ gặp những điều may mắn, tốt đẹp bởi lẽ khi chúng ta biết sẻ chia, biết cho đi thì chúng ta không chỉ nhận lại tình yêu thương, sự trân trọng của mọi người mà còn nhận được sự giúp đỡ của họ khi ta gặp khó khăn.

Khi chúng ta làm những việc tốt thì tâm hồn của chúng ta cũng sẽ thanh thản, vui vẻ, cuộc sống của chúng ta vì vậy mà cũng ý nghĩa hơn. Khi chúng ta chấp hành những luật lệ, chuẩn mực đạo đức chúng ta không chỉ đảm bảo sự an toàn mà còn giữ gìn phẩm giá cho bản thân. Ví dụ như việc chấp hành luật lệ giao thông không chỉ là việc thực thi quy định của nhà nước mà hơn hết là đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận thực tế rằng vẫn có rất nhiều người sống hiền lành, lương thiện nhưng vẫn gặp vô vàn những khó khăn, thử thách. Ngược lại những kẻ chuyên làm điều ác, điều xấu thì lại được hưởng "điều lành". Nhưng cũng không thể vì thế mà chúng ta buông thả bản thân, nương theo cái ác, cái xấu. Xã hội phức tạp, ngày nay đồng tiền tuy có thể mua chuộc cả công lí, lẽ phải, những người tốt có thể phải chịu thiệt thòi, thế nhưng đó chỉ là việc tạm thời, là cái trước mắt. Cuộc đời tuy tồn tại những bất công nhưng rất công bằng. Khi làm cái xấu thì dù được hưởng những thứ vật chất tốt đẹp thì tâm hồn mãi vẩn đục, lương tâm không bao giờ được thanh thản. Người tốt dù phải chịu những thiệt thòi trước mắt nhưng cuộc sống của họ sẽ thanh thản, nhẹ nhàng hơn.

Câu tục ngữ Ở hiền gặp lành đã mang đến cho chúng ta bài học đạo lí sâu sắc về lẽ sống. Chúng ta hãy sống thật tâm, lương thiện, biết sẻ chia, đồng cảm để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.

------------------HẾT-----------------

Trên đây chúng tôi đã cùng các em tìm hiểu về ý nghĩa câu tục ngữ Ở hiền gặp lành, bên cạnh đó để thấy được sự sâu sắc của cha ông khi gửi gắm những quan niệm, đạo lí trong những câu ca dao, tục ngữ dân gian, các em có thể tham khảo thêm: Bình luận câu tục ngữ Có chí thì nên, Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách, Bình luận về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục, Giải thích và bình luận câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm.

Bài văn mẫu Bình luận câu tục ngữ Ở hiền gặp lành sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa, bài học được ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ: đó là niềm tin vào cái thiện và bài học về lối sống hiền lành, lương thiện, biết sẻ chia.
Bình luận câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp
Bình luận câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen
Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách
Dàn ý bình luận câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho
Bình luận câu tục ngữ Anh em khinh trước, làng nước khinh sau
Nghị luận xã hội Lá lành đùm lá rách

ĐỌC NHIỀU