Bài thơ Hoa bìm: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật

Bài thơ Hoa bìm: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật

Soạn bài Bài thơ Hoa bìm

 

I. Tác giả Nguyễn Đức Mậu

- Sinh năm: 1948.
- Quê: Nam Định.
- Ông thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: "Thơ người ra trận", "Cây xanh đất lửa", "Từ hạ vào thu",...
 

II. Tác phẩm Hoa bìm

 

1. Thể thơ của Hoa bìm

- Thể thơ: thơ lục bát.
 

2. Xuất xứ

- Xuất xứ bài thơ "Hoa bìm":In trong tập "Thơ lục bát" (2007), NXB Quân đội nhân dân.
 

3. Tóm tắt bài thơ Hoa bìm

Bài thơ "Hoa bìm" gợi nhắc về những hình ảnh gắn bó thân thuộc với tuổi thơ như: bờ giậu hoa bìm, chuồn chuồn ớt, cây hồng,... Từ khung cảnh thiên nhiên yên bình ấy, tác giả đã bộc lộ cảm xúc thương nhớ, yêu mến quê hương da diết.
 

4. Bố cục

- Bố cục bài thơ "Hoa bìm": 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến "kêu nhàu ngày mưa": những hình ảnh thiên nhiên và kỉ niệm tuổi thơ.
+ Phần 2: còn lại: nỗi nhớ thương của nhân vật trữ tình.

Bài thơ Hoa bìm: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật

 

5. Giá trị nội dung bài thơ Hoa bìm

Bài thơ đã khắc họa rõ nét khung cảnh thiên nhiên yên bình, tươi đẹp nơi quê nhà. Đồng thời, bộc lộ tình cảm yêu mến da diết cùng mong ước được trở về thăm quê.
 

6. Giá trị nghệ thuật bài thơ Hoa bìm

- Xây dựng hình ảnh gần gũi, bình dị.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.
- Sử dụng các biện pháp tu từ: điệp từ "có", liệt kê các sự vật, hình ảnh,...
 

III. Dàn ý chi tiết Hoa bìm

 

1. Những hình ảnh thiên nhiên và kỉ niệm tuổi thơ

* Hình ảnh gắn liền với làng quê thanh bình:
- Các sự vật: bờ giậu hoa bìm, cây hồng sai trĩu cành, con mắt lá lim dim, cánh diều, dòng sông khô gầy, bến quê, chiếc thuyền giấy, cánh bèo.
- Các con vật: chuồn chuồn ớt, con nhện, cào cào, dế mèn, đom đóm, con cuốc.
* Âm thanh sống động nơi chốn thôn quê:
- Tiếng ri ri của dế mèn.
- Tiếng kêu của con cuốc.
* Màu sắc của bức tranh làng quê: tim tím màu hoa bìm.
* Những kỉ niệm tuổi thơ: thả diều, gấp thuyền giấy.
=> Tác giả đã khắc họa chân thực cảnh sắc bình dị của quê hương qua những hình ảnh, âm thanh và sắc màu quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ.
 

2. Nỗi nhớ thương của nhân vật trữ tình

- Câu hỏi tu từ "Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về...?".
-> Tâm trạng mong nhớ, thương yêu của nhân vật trữ tình đối với quê nhà -> bày tỏ niềm mong ước được trở lại thăm quê.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Bài thơ Hoa bìm đã mang đến cho chúng ta những hình ảnh sinh động, quen thuộc nơi làng quê Việt Nam. Mong rằng, từ nội dung tham khảo trên đây, em sẽ nắm chắc kiến thức quan trọng của tác phẩm này. Đừng quên ghé thăm Taimienphi.vn để cập nhật các bài văn mẫu lớp 6 chất lượng như:
- Phân tích bài thơ Hoa bìm
- Cảm nghĩ về tác phẩm Việt Nam quê hương ta

Tham khảo nội dung Bài thơ Hoa bìm: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật, trang 69, Ngữ văn lớp 6, Chân trời sáng tạo, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn dưới đây để có những hiểu biết hơn nữa về tác phẩm này.

ĐỌC NHIỀU