Viết đoạn văn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang.

Dàn ý, bài văn mẫu hay về bài thơ Tràng giang

Nội dung bài viết:
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.
  3. Bài mẫu số 3.
  4. Bài mẫu số 4.
  5. Bài mẫu số 5.

 

I. Gợi ý viết đoạn văn về một phương diện nổi bật của bài thơ "Tràng giang":

- Phương diện nội dung:
+ Nỗi sầu của cái cô đơn trước thiên nhiên mênh mông, hiu quạnh.
+ Niềm khát khao hòa hợp giữa con người với con người và một tình yêu nước thầm kín và thiết tha.
- Phương diện nghệ thuật: Có sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại:
+ Thể thơ thất ngôn.
+ Hệ thống hình ảnh ước lệ, ý vị thơ Đường cùng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi, phảng phất cảnh vật sông nước trên đất nước Việt Nam.


II. Đoạn văn mẫu (khoảng 150 chữ) bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ "Tràng giang":

 

1. Bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ "Tràng giang" - mẫu số 1:

Đọc hai câu thơ cuối bài "Tràng Giang", người đọc có thể cảm nhận được tình yêu nước thiết tha, thầm kín của Huy Cận. Nếu như nhà thơ Thôi Hiệu nhìn vào khói sóng trên sông để nhớ về quê hương thì với Huy Cận "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà". Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả. Cách thể hiện tình cảm của nhà thơ mang màu sắc Đường thi nhưng mới mẻ hơn rất nhiều. Nỗi buồn trong thơ xưa là do thiên nhiên tạo ra, còn ở Huy Cận thì không cần đến thiên nhiên. Bởi lẽ tình yêu nước luôn thường trực trong trái tim nhà thơ. Qua đây, độc giả thấy được tấm lòng yêu nước chân thành, thiết tha của Huy Cận.

-------------------------

 Mời em tham khảo thêm các bài văn mẫu lớp 11 khác trên Taimienphi.vn như: Viết đoạn văn về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng mà bạn cho là đặc sắc nhất trong bài thơ "Con đường mùa đông", Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh trong tác phẩm).

 

2. Bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ "Tràng giang" - mẫu số 2:

Ở khổ thứ nhất bài thơ "Tràng Giang", người đọc có thể cảm nhận được đặc sắc nghệ thuật độc đáo của Huy Cận. Tác giả sử dụng từ láy "điệp điệp" để gợi nỗi buồn thương da diết, miên man không dứt. Đặc biệt, sự đối lập giữa "củi một cành khô" với "lạc mấy dòng" đã nhấn mạnh sự chìm nổi, cô đơn của một cái tôi mất phương hướng. Quan trọng hơn, khổ thơ đầu còn nổi bật với cấu trúc đăng đối được tác giả sử dụng triệt để: "buồn điệp điệp" đối với "nước song song", "thuyền về" đối với "nước lại", "một cành khô" đối với "lạc mấy dòng". Tất cả những dụng ý nghệ thuật đó đã góp phần diễn tả nỗi buồn trầm lắng của tác giả trước thiên nhiên. Không gian càng rộng lớn thì Huy Cận càng thấy rợn ngợp. Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ hướng tìm sự đồng cảm của con người. Thế nhưng hình ảnh con người cũng hiện lên rất thưa thớt. Vậy nên, đứng không gian bao la, thi nhân cảm thấy bị mất phương hướng và không biết rồi sẽ đi đâu về đâu.

 

3. Bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ "Tràng giang" - mẫu số 3:

"Tràng Giang" là bài thơ với nhiều thi liệu mang màu sắc cổ điển. Đọc tác phẩm, ta bắt gặp những hình ảnh "con thuyền" vô cùng quen thuộc. Nhà thơ Hàn Mạc Tử cũng đã từng viết "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?/ Có chở trăng về kịp tối nay". Con thuyền trên dòng sông vô định gợi liên tưởng đến những kiếp người nhỏ bé, vô danh. Không chỉ vậy, chi tiết "cánh bèo" là chất liệu quen thuộc trong thơ ca. Nó cũng cho ta hình dung rõ nét về sự lênh đênh, trôi nổi của những kiếp người gian truân. Những hình ảnh thơ quen thuộc đã góp phần diễn tả tâm trạng của Huy Cận. Và đó cũng chính là nỗi niềm của thế hệ các nhà thơ Mới lúc bấy giờ. Họ bị mất phương hướng vào cuộc đời không biết sẽ đi đâu về đâu. Vậy qua đây, người đọc có thể hiểu hơn về tâm trạng của Huy Cận lúc bấy giờ.

Đoạn văn mẫu hay cảm nhận về bài thơ Tràng giang

 

4. Bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ "Tràng giang" - mẫu số 4:

Trước cảnh sông Hồng mênh mang, rộng lớn, Huy Cận xúc động viết lên bài thơ "Tràng Giang". Hình ảnh "bèo dạt" trong câu thơ "Bèo dạt về đâu hàng nối hàng" gợi nên cho người đọc nhiều suy ngẫm. Chi tiết ước lệ "bèo" đã diễn tả thân phận, kiếp người chìm nổi. Đặc biệt những cánh bèo này lại trôi dạt không biết đi đâu về đâu. Cảnh sông nước mênh mông, rộng lớn mà con người lại nhỏ bé nên chẳng thể tìm được sự đồng cảm. Ý thơ khiến ta liên tưởng đến chính thế hệ những nhà thơ Mới lúc bấy giờ. Họ như những cánh bèo kia chẳng biết sẽ đi đâu về đâu. Điều đó cũng được nhà thơ Xuân Diệu bày tỏ "Tôi là con nai bị chiều đánh lưới/ Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối". Vậy qua hình ảnh "bèo" người đọc có thể cảm nhận được cái tôi cô đơn, trống vắng của Huy Cận.

 

5. Bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ "Tràng giang" - mẫu số 5:

"Tràng Giang" là bài thơ đặc sắc của Huy Cận. Qua tác phẩm, người đọc có thể cảm nhận được sâu sắc nỗi sầu của tác giả trước thiên nhiên mênh mông, hiu quạnh. Nhà thơ mở ra trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, bao la của Tràng Giang. Đứng trước không gian ấy, lòng người không khỏi cảm thấy rợn ngợp. Câu thơ "Thuyền về nước lại sầu trăm ngả" đã cho ta hình dung rõ hơn về nỗi lòng thi nhân. Thuyền và nước hiện lên trong mối quan hệ đầy nghịch lí. Ở đây thuyền và nước sóng đôi nhưng chẳng thể giao hòa. Bởi lẽ lúc này lòng tác giả cũng đang bộn bề những nỗi buồn khó hiểu. "Sầu trăm ngả" đó là nỗi sầu khỏa lấp cả không gian. Vậy qua đây, độc giả có thể cảm nhận được sự nhỏ bé cùng tâm trạng bất an của nhân vật trữ tình trước không gian rộng lớn.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Khi viết đoạn văn về một phương diện nổi bật của bài thơ, các em cần chú ý phân tích những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.

Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Để hiểu hơn về người thi sĩ này, các em có thể tham khảo bài Viết đoạn văn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang, khoảng 150 chữ bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng Giang, Ngữ văn 11, Kết nối tri thức, học kì I trên Taimienphi.vn nhé!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 trang 108, 109 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU