Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
a. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, bài thơ, nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về đoạn thơ.
b. Thân đoạn:
- Nêu ấn tượng, cảm xúc về nội dung đoạn thơ.
- Cảm nhận về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.
c. Kết đoạn: Khẳng định giá trị của đoạn thơ
Để viết tốt dạng văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc, các em có thể tham khảo thêm chuyên đề nêu tình cảm cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở bài 6 (tiếng Việt 5 Cánh diều).
Đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ trong bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" của nhà thơ Xuân Quỳnh đã đem lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Trẻ con cần được yêu thương, chăm sóc nên người mẹ sinh ra "Nhưng còn cần cho trẻ/ Tình yêu và lời ru/Cho nên mẹ sinh ra/ Để bế bồng chăm sóc". Trong lời ru và vòng tay ấm áp của mẹ, trẻ em lớn lên từng ngày. Lời ru của mẹ có âm thanh, có màu sắc, có mùi vị, hình dáng,... để con cảm nhận được thế giới xung quanh "Từ cái bống cái bang/ Từ cái hoa rất thơm/ Từ cánh cò rất trắng/ Từ vị gừng rất đắng/ Từ vết lấm chưa khô/ Từ đầu nguồn cơn mưa/ Từ bãi sông cát vắng...". Bằng ngôn từ tinh tế, hình ảnh sinh động, nhà thơ đã giúp chúng ta hình dung được ý nghĩa diệu kì của người mẹ đối với trẻ con.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc của em về đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
Bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" của nhà thơ Xuân Quỳnh đã để lại cho em những rung động sâu sắc, đặc biệt là đoạn thơ nói về sự ra đời của người bố. Bố chính là người dạy con những hiểu biết về cuộc sống "Muốn cho trẻ hiểu biết/ Thế là bố sinh ra". Bố dạy trẻ biết suy nghĩ và ngoan ngoãn hơn "Bố bảo cho biết ngoan/ Bố dạy cho biết nghĩ". Bố còn dạy con khám phá thế giới từ: mặt bể, đường đi, núi, trái đất,... Nhờ sự dạy dỗ của bố mà con lớn lên và ngày càng trưởng thành hơn. Bằng ngôn từ tinh tế và hình ảnh sinh động, hấp dẫn đoạn thơ giúp chúng ta thấy được vai trò của người bố đối với sự lớn lên của mỗi đứa trẻ.
Trong bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" của nhà thơ Xuân Quỳnh, đoạn thơ nói về sự ra đời của người thầy đã để lại cho em những rung động sâu sắc. Hình ảnh người thầy là minh chứng cho sự phát triển của loài người khi con người đã có tiếng nói, chữ viết "Chữ bắt đầu có trước/ Rồi có ghế có bàn/ Rồi có lớp có trường/ Và sinh ra thầy giáo". Trẻ em không chỉ được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình mà còn được học hành. Bằng ngôn từ giản dị, gần gũi, nhà thơ đã lí giải sự ra đời của người thầy. Qua đó, ta có thể cảm nhận được sự nhân hậu, tình yêu trẻ em của tác giả.
Đoạn thơ đầu tiên của bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" của nhà thơ Xuân Quỳnh là một đoạn thơ thú vị, độc đáo, đem đến cho em những suy nghĩ sâu sắc. Đoạn thơ đã lí giải nguồn gốc ra đời của loài người. Khi trái đất vẫn còn trần trụi, hoang sơ, con người được sinh ra trước tiên "Trời sinh ra trước nhất/ Chỉ toàn là trẻ con/ Trên trái đất trần trụi/ Không dáng cây ngọn cỏ". Sự ra đời của mọi vật đều bắt nguồn từ trẻ em. Để trẻ em có thể nhìn và cảm nhận được thế giới, mặt trời, màu xanh, tiếng chim, sông, biển,... mới xuất hiện. Qua ngôn từ gần gũi, hình ảnh sinh động, nhà thơ đã bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu sắc tới trẻ em. Bài thơ đã để lại trong em những suy nghĩ về tình yêu thương trẻ em trong đời sống.
Ngoài ra, Taimienphi.vn còn cung cấp những nội dung khác trong sách Ngữ văn Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 6. Các em cùng tham khảo văn mẫu lớp 6 như:
- Viết đoạn văn cảm nhận về em bé trong bài thơ Mây và sóng
- Viết đoạn văn cảm nhận về 3 câu thơ cuối bài thơ Mây và sóng