1. Mở bài
- Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: thói quen đi học muộn.
2. Thân bài
- Nguyên nhân của thói quen đi học muộn:
+ Giờ giấc không điều độ: thức đêm.
+ Tác phong lề mề, chậm chạp.
- Tác hại của thói quen này:
+ Bỏ lỡ các kiến thức.
+ Ảnh hưởng tới nề nếp của lớp.
+ Biến bản thân trở thành người dối trá.
- Lợi ích của việc từ bỏ thói quen:
+ Không bị bỏ lỡ kiến thức, nắm bắt bài học kịp thời.
+ Có được tinh thần chủ động.
- Giải pháp để từ bỏ thói quen đi học muộn:
+ Sắp xếp thời gian sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi hợp lí.
+ Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, cẩn thận.
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen đi học muộn.
Không khó để bắt gặp cảnh tượng học sinh đi muộn phải đứng bên ngoài cổng trường, báo danh họ tên và lớp học. Đây là minh chứng rõ nét cho thói quen xấu - đi học muộn ở người học hiện nay.
Thỉnh thoảng, bởi một vài sự cố xảy ra nên chúng ta có thể tới trường lớp trễ. Nhưng, để việc đi học muộn trở thành thói quen thì mỗi người cần tự xem lại bản thân mình. Thay vì nghỉ ngơi sớm, rất nhiều bạn dành thì giờ để lướt mạng, xem phim, nhắn tin hay chơi game thâu đêm suốt sáng. Những bạn học sinh này thường có suy nghĩ "cố chơi nốt ván này", "cố xem hết tập này", "cố đọc hết chương này"... Cứ cố mãi mà không để ý thời gian, dẫn đến trời gần sáng mới bắt đầu chợp mắt đi ngủ. Và dĩ nhiên, sáng hôm sau, đồng hồ báo thức cũng chẳng thể gọi dậy. Ngoài ra, vài cá nhân khác lại có tác phong lề mề, chậm chạp. Họ cho rằng vẫn còn sớm nên không cần vội, đủng đỉnh ở nhà nghịch điện thoại, gần sát giờ mới bắt đầu tới trường.
Thói quen đi học muộn để lại rất nhiều tác hại cho các bạn học sinh. Đầu tiên, nếu thói quen này tiếp diễn thường xuyên, với tần suất dày, người học dễ bỏ lỡ các kiến thức. Giáo viên không thể vì một cá nhân mà giảng lại kiến thức trước đó. Không chỉ vậy, đi học muộn còn biến bản thân thành kẻ dối trá. Chúng ta thường bịa ra vô vàn lí do nhằm thuyết phục người khác thông cảm, đồng tình cho mình. Bên cạnh đó, không ít trường hợp xảy ra sự cố vì vội vã tới trường. Đi học muộn còn đồng nghĩa với vi phạm nội quy nhà trường. Từ đây, nền nếp, kỉ luật của lớp sẽ là đánh giá rất thấp.
Việc từ bỏ một thói quen xấu sẽ giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đi học đúng giờ, chúng ta không bị bỏ lỡ kiến thức bài học. Cũng chẳng có cảnh tượng tiết học diễn ra được một nửa thì học sinh mới xuất hiện ở của lớp. Đi học đúng giờ giúp mỗi người thêm chủ động, tự tin trong mọi tình huống. Đến lớp sớm, chúng ta sẽ có thời gian chuẩn bị bài hoặc trò chuyện, giao lưu với bạn bè.
Chắc hẳn, các bạn đã đọc rất nhiều bài viết, tin tức nói về việc thí sinh không được thi THPTQG vì đến trễ đúng không? Vậy nên, từ bỏ thói quen đi học muộn là cần thiết hơn bao giờ hết. Để làm được điều này, mỗi người hãy tự sắp xếp thời gian biểu một cách linh hoạt, hợp lí. Chúng ta nên giải trí vừa đủ, đừng sa đà quá mà ngủ muộn. Chúng ta cũng cần rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, cẩn thận. Thay vì ngủ nướng buổi sáng, các bạn thử dậy sớm khoảng 30 phút, luyện tập thể thao để tinh thần, cơ thể thêm sảng khoái. Đồng thời, chúng ta không nên sát giờ mới bắt đầu tới trường, hãy dự bị một chút thời gian, đề phòng các tình huống bất ngờ.
Có thể nói, đi học muộn mang lại rất nhiều tác hại cho người học. Như vậy, mỗi người cần có cái nhìn đúng đắn về thói quen đi học muộn. Hãy nhanh chóng thay đổi và hành động để loại bỏ thói quen xấu này, bạn nhé!
1. Mở bài
- Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: thói quen không làm bài tập ở nhà.
2. Thân bài
- Nguyên nhân:
+ Do lười biếng, có suy nghĩ ỷ lại vào người khác.
+ Không có động lực học, học với thái độ chống đối.
+ Dành thời gian cho những việc không cần thiết.
- Biểu hiện:
+ Lên mạng tìm lời giải.
+ Làm bài qua loa, nhằm đủ số lượng.
+ Đến lớp mượn vở bạn để chép.
- Tác hại của thói quen không làm bài tập ở nhà:
+ Không tích lũy, bồi dưỡng được các kiến thức "học trước quên sau".
+ Kết quả học tập giảm sút, không có sự tiến bộ.
+ Bản thân có tính ỷ lại, "bất cần đời", làm việc trên tinh thần chống đối, cho qua.
+ Chán nản với việc học.
- Lợi ích của việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà:
+ Giúp ôn lại kiến thức đã học, đồng thời mở rộng và nâng cao bài học.
+ Rèn luyện tinh thần tự giác, chăm chỉ, có trách nhiệm.
- Giải pháp:
+ Tự cân bằng thời gian học và chơi.
+ Đề ra mục tiêu cụ thể.
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà.
Từ lâu, làm bài tập về nhà đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của người học. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng nhận thức được điều đó. Một vài người đã hình thành và cho mình thói quen không làm bài tập về nhà. Đây là một thói quen xấu, cần gạt bỏ kịp thời.
Thông thường, sau mỗi tiết học, giáo viên bộ môn sẽ giao bài tập để học sinh củng cố và ôn tập kiến thức. Ấy vậy, vài bạn vẫn chưa nhận ra ý nghĩa thiết thực của thói quen này. Có bạn thì lười biếng, không muốn làm. Số khác lại bị hấp dẫn bởi điện thoại, mạng xã hội nên quên mất việc làm bài. Những bạn này thường dành thời gian cho các hoạt động vô bổ, không cần thiết như lướt Tiktok, Facebook, xem phim,... Một vài cá nhân luôn mang trong mình suy nghĩ ỷ lại vào người khác, đợi mai tới lớp chép bài bạn. Có thể nói, những nguyên nhân trên đây xuất phát từ chính bản thân người học.
Nếu thói quen này vẫn tiếp diễn, người học sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả khó lường. Trước hết, không làm bài tập về nhà đồng nghĩa với không tích lũy, bồi dưỡng các kiến thức quan trọng, dẫn đến tình trạng "học trước quên sau". Như vậy, đến kỳ thi hoặc kì kiểm tra, trong đầu chúng ta chẳng có tri thức. Từ đây, một số người sẽ bất chấp nội quy mà làm ra các hành vi tiêu cực như quay cóp, gian lận. Dần dần, kết quả học tập giảm sút, không có sự tiến bộ hoặc vươn lên tích cực.
Bạn thân mến, thực hiện một công việc mang ý nghĩa tốt đẹp thì chẳng bao giờ là vô bổ và tốn thời gian cả. Người xưa đã từng nói "học đi đôi với hành". Chỉ học lí thuyết mà không thực hành, vận dụng thì rất dễ quên. Hoàn thiện bài tập về nhà sẽ giúp chúng ta ôn tập các tri thức, đồng thời mở rộng, nâng cao bài học. Nhờ đó, chúng ta trở nên tự tin, hứng thú hơn trong việc học và kết quả cũng có sự cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, làm bài tập về nhà cũng rèn luyện tinh thần tự giác, chăm chỉ, có trách nhiệm ở mỗi người.
Mỗi người phải nhận ra tầm quan trọng của việc học, dù là học trên trường lớp hay ở nhà. Hãy từ bỏ thói quen không làm bài tập về nhà ngay từ bây giờ, bạn nhé! Không ai cấm hay ngăn cản việc giải trí sau giờ học mệt mỏi nhưng mọi người cần tự cân bằng thời gian học và chơi. Chúng ta có thể lập thời gian biểu sao cho hợp lí, dành thời gian tự học khoảng 1-2 tiếng/ngày. Chúng ta cũng nên đề ra các mục tiêu cụ thể, nhằm kích thích tinh thần nỗ lực của bản thân. Khi gặp các vấn đề khó, mọi người hãy cố gắng trao đổi với bạn bè, thầy cô thay vì chán nản, từ bỏ. Các bạn nên nhớ rằng không ai sinh ra đã là thiên tài, chỉ có "luyện mãi thành tài" mà thôi.
Bài tập về nhà chưa bao giờ là thừa thãi và vô tác dụng. Chúng ta hãy rèn luyện và bồi dưỡng thói quen thói quen tốt đẹp này để thêm chủ động, tự giác trong quá trình học. Khi đó, thầy cô và cha mẹ sẽ ghi nhận và hài lòng với những cố gắng của học trò, con cái.
1. Mở bài
- Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: thói quen không chuẩn bị bài mới.
2. Thân bài
- Nêu biểu hiện của thói quen không chuẩn bị bài mới:
+ Không chuẩn bị bài mới.
+ Chuẩn bị đối phó: lên mạng chép bài soạn, làm bài qua loa, mượn vở bạn để chép.
- Nêu ra nguyên nhân của thói quen này:
+ Cảm thấy việc chuẩn bị bài mới là không cần thiết.
+ Lười biếng, không tự giác trong học tập.
+ Ỷ lại, trông đợi vào người khác.
+ Bị chi phối bởi các thú vui khác.
- Nêu lên tác hại của thói quen này:
+ Không chủ động trong việc tích lũy kiến thức.
+ Không thể bắt kịp bài học.
+ Học trong tình trạng lơ mơ, hời hợt.
+ Kết quả học tập giảm sút.
- Lợi ích của việc từ bỏ thói quen không chuẩn bị bài mới:
+ Chủ động trong học tập, giúp lĩnh hội tri thức tốt hơn.
+ Dễ dàng nắm bắt bản chất bài học.
- Giải pháp để từ bỏ thói quen không chuẩn bị bài mới:
+ Dành thời gian tự học.
+ Trao đổi thêm với thầy cô, bạn bè.
+ Sắp xếp thời gian hợp lí.
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen không chuẩn bị bài mới.
Hiện nay, rất nhiều bạn học sinh không nhận thức được hệ lụy từ thói quen không chuẩn bị bài mới trước giờ học. Đây là một thói quen xấu, gây ảnh hưởng rất lớn tới việc học mà chúng ta cần loại bỏ và thay đổi.
Giờ đây, chúng ta dễ dàng bắt gặp tình trạng không chuẩn bị bài mới ở người học. Buổi tối về nhà, một số bạn chỉ soạn sách vở cho ngày mai rồi cất luôn vào cặp mà không chịu mở ra đọc. Bên cạnh đó, vài cá nhân chuẩn bị bài mới một cách qua loa, hời hợt, mang tính chống đối. Thậm chí, nhiều người còn lười biếng, đợi sáng mai tới lớp mượn vở bạn để chép. Tất cả biểu hiện trên đây đã phản ánh thái độ học tập yếu kém, tiêu cực. Mọi người thường có xu hướng: hoàn thiện bài tập về nhà là xong nhiệm vụ, không cần đọc bài mới. Tư tưởng này xuất phát từ suy nghĩ phiến diện và sự lười biếng của mỗi cá nhân. Thay vì ngồi học tập nghiêm túc, vài bạn bị hấp dẫn, chi phối bởi các thú vui trên mạng internet. Họ có thể dành hàng giờ để đọc truyện, nhắn tin, lướt Tiktok, Facebook cùng vô số mạng xã hội khác. Phải đến khi cha mẹ, thầy cô thúc giục, nhắc nhở, họ mới bắt đầu ngồi xuống học tập với tâm thế bắt ép, chán nản.
Không chuẩn bị bài mới sẽ làm người học trở nên thụ động trong việc tích lũy kiến thức. Đối với những bài học khó, nếu không đọc và chuẩn bị trước, chúng ta dễ dàng hổng tri thức. Việc bắt kịp bài vở hay lời giảng từ thầy cô sẽ rất khó khăn. Dần dần, chúng ta sẽ học với tinh thần lơ mơ, hời hợt, không hiểu bài. Ngoài ra, cảm giác chán nản cùng tâm lí sợ sệt cũng được hình thành ở người học yếu. Cuối cùng, kết quả học tập bị giảm sút đáng kể.
Vì thế, mỗi người cần loại bỏ thói quen xấu ngay từ bây giờ. Từ bỏ thói quen không chuẩn bị bài mới sẽ giúp các bạn học sinh chủ động học tập. Khi có sự chuẩn bị từ trước, chúng ta lĩnh hội tri thức một cách toàn diện và nhanh chóng. Không còn những sợ sệt, lo lắng vì phải tiếp nhận kiến thức mới, chúng ta dễ dàng nắm bắt bản chất vấn đề. Cứ như vậy, mọi người sẽ cảm thấy hứng thú với việc học, trở nên hăng hái hơn bao giờ hết. Kết quả học tập nhờ đó mà có sự cải thiện, tiến bộ.
Để từ bỏ được thói quen này, từng cá nhân phải sắp xếp thời gian hợp lí. Hãy phân bố thì giờ giải trí, sinh hoạt, học tập sao cho điều độ, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, Mỗi người cần dành chút thời gian tự học nhằm rèn luyện tinh thần tự giác. Nếu gặp phải các kiến thức, bài tập khó, chúng ta không nên bỏ cuộc. Thay vào đó, chúng ta có thể trao đổi cùng bạn bè, thầy cô để tìm ra đáp án hoặc phương hướng giải quyết.
Lê-nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi". Việc học chưa bao giờ là thừa thãi và vô bổ. Vậy nên, chúng ta phải nhận ra những hậu quả của thói quen không chuẩn bị bài mới và có các hành động kịp thời.
1. Mở bài
- Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: thói quen hay ăn quà vặt trong lớp.
2. Thân bài
- Biểu hiện của thói quen hay ăn quà vặt trong lớp:
+ Mang đồ ăn vào lớp học, ăn trong giờ học.
- Nguyên nhân của thói quen này:
+ Các bạn học sinh chưa nhận thức rõ về mặt xấu của hành vi này.
+ Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.
- Tác hại của thói quen ăn quà vặt trong lớp:
+ Không tập trung tiếp thu kiến thức bài học.
+ Làm cho lớp học trở nên lộn xộn, mất trật tự.
+ Gây ảnh hưởng tới giáo viên và các bạn khác.
+ Có hại với sức khỏe.
- Lợi ích của việc từ bỏ thói quen này:
+ Không làm ảnh hưởng tới tập thể.
+ Rèn thói quen ăn "đúng nơi, đúng chỗ", "giờ nào làm việc nấy".
+ Bảo vệ môi trường trong nhà trường và lớp học.
- Giải pháp để từ bỏ thói quen ăn quà vặt trong lớp:
+ Nhà trường và thầy cô nên quản lí, siết chặt các hành vi ăn quà vặt trong trường lớp.
+ Cha mẹ không nên dung túng, chiều chuộng con cái.
+ Chủ động ăn uống đầy đủ ở nhà trước khi tới trường.
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen ăn quà vặt trong lớp.
Trong đời học sinh, chắc hẳn, ai cũng từng một lần ăn quà vặt bên ngoài cổng trường. Nếu chúng ta ăn đúng lúc, đúng chỗ thì việc ăn quà vặt không có gì là sai trái. Tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều trường hợp mang đồ ăn vào lớp, hình thành nên thói quen xấu - thói quen ăn quà vặt trong lớp.
Thường thường, vào giờ truy bài, đa số các bạn học sinh sẽ tranh thủ thời gian để ăn sáng. Việc làm này diễn ra thường xuyên, không phải ngày một ngày hai, dần dần tạo thành thói quen khó bỏ. Không chỉ vậy, mỗi giờ ra chơi, vài cá nhân thường rủ nhau xuống căng-tin mua đồ: bim bim, xúc xích, xôi,... Những bạn này không ăn trực tiếp tại đó mà đem về lớp. Đến tiết học, họ mới bắt đầu bỏ ra ăn uống và cười đùa vô tư. Đây đều là các hành động vô cùng xấu xí, phản cảm.
Có thể thấy, nguyên nhân gây ra thói quen này xuất phát từ chính bản thân người học sinh. Các bạn ấy không ý thức được việc làm của mình. Họ đơn thuần nghĩ rằng "đói là phải ăn" nên hồn nhiên ăn trong giờ, mặc kệ việc thầy cô đang giảng bài phía trên. Bên cạnh đó, một số người thì bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Thấy bạn ăn vui quá nên lần sau cũng bắt chước bạn mình.
Trước hết, ăn quà vặt trong lớp sẽ gây ảnh hưởng tới giáo viên và bạn bè xung quanh. Trong khi các thầy cô dành hết nhiệt huyết để giảng dạy, chúng ta lại vô tư ăn uống bên dưới. Hành động ấy là không tôn trọng giáo viên. Tiếp đến, thói quen này còn làm cho lớp học trở nên lộn xộn, mất trật tự. Người học chẳng thể chú tâm lĩnh hội kiến thức.
Nếu tất cả các bạn học sinh từ bỏ được thói quen ăn quà vặt thì tiết học không còn những hành động nhốn nháo, vô ý thức. Chúng ta cũng dễ dàng tập trung tiếp nhận, tích lũy kiến thức từ thầy cô. Ngoài ra, mọi người có thể rèn luyện thói quen ăn đúng nơi, đúng chỗ, "giờ nào làm việc nấy". Như vậy, học sinh sẽ tránh được tình trạng ăn uống mất vệ sinh, gây hại tới sức khỏe bản thân.
Thay đổi một thói quen chưa bao giờ là dễ dàng. Thế nhưng, hãy lấy những lợi ích của từ bỏ thói quen này để tạo thành động lực. Mỗi người cần ý thức sâu sắc về việc ăn đúng lúc, đúng chỗ, biết giữ gìn vệ sinh trường học. Chúng ta nên chủ động dậy sớm, ăn uống đầy đủ ở nhà trước khi tới lớp. Cha mẹ cần nhắc nhở nhiều hơn, không dung túng và chiều chuộng con cái quá mức. Thầy cô nên có các biện pháp quản lí, siết chặt hành vi ăn quà vặt trong lớp. Tất cả những giải pháp này không chỉ góp phần giảm thiểu tình trạng ăn quà vặt mà còn giúp tiết kiệm tiền bạc, giữ gìn sức khỏe.
Mong rằng, các bạn sẽ nhận thức đầy đủ và toàn diện về vấn đề này. Không có thói quen nào là khó bỏ, chỉ sợ lòng người không bền gan quyết chí. Hãy chung tay xây dựng môi trường học đường văn minh, thân thiện và tốt đẹp, bạn nhé!
1. Mở bài
- Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: quan niệm kỳ thị người khác giới.
2. Thân bài
- Giải thích:
+ Người khác giới là những cá nhân thuộc cộng đồng LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender).
+ Những người này có thể bị thu hút bởi người cùng giới, cả hai giới.
+ Số khác thì nghĩ mình thuộc giới tính nam/ nữ nên đã phẫu thuật chuyển giới để thay đổi hình thể.
- Nguyên nhân của quan niệm kỳ thị người khác giới:
+ Xuất phát từ nhận thức phiến diện của một bộ phận người.
+ Xuất phát từ tư tưởng xưa cũ ở một số người.
- Biểu hiện của quan niệm này:
+ Hắt hủi, chửi bới, kỳ thị người khác giới.
+ Cấm đoán, làm mọi cách để người khác giới trở lại "bình thường": đi bệnh viện, tìm đến tâm linh.
- Tác hại của quan niệm kỳ thị người khác giới:
+ Khiến họ mặc cảm, tự tin.
+ Gây nên tổn thương tâm lí cho họ
- Nêu lên lợi ích khi từ bỏ quan niệm:
+ Giúp họ hòa nhập với cộng đồng và tự tin vào bản thân mình.
+ Xã hội trở nên văn minh, thân thiện và hạnh phúc.
- Giải pháp để từ bỏ quan niệm kỳ thị người khác giới:
+ Có nhận thức đầy đủ về giới.
+ Loại bỏ các suy nghĩ yếu kém, phiến diện.
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ quan niệm kỳ thị người khác giới.
Hiện nay, cụm từ LGBT đã không còn là định nghĩa mới mẻ với chúng ta. Bên cạnh những người luôn tôn trọng, ủng hộ cộng động giới tính thứ ba thì vẫn còn một số cá nhân tỏ ra khinh thường, kỳ thị họ. Đây là các suy nghĩ, hành xử phiến diện cần phải xóa bỏ ngay từ bây giờ.
Từ xưa đến nay, chúng ta thường biết đến hai giới tính là nam và nữ ở con người. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng ta còn bắt gặp sự xuất hiện của cộng đồng LGBT - người thuộc giới tính thứ ba. Bốn chữ LGBT là viết tắt của các từ: Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (song tính) và Transgender (người chuyển giới). Những người thuộc giới này vẫn có hình hài cơ thể giống người bình thường. Song, sự khác biệt lớn nhất nằm ở tâm lí và xu hướng tình dục. Họ có thể bị thu hút bởi người cùng giới, cả hai giới. Hoặc số khác thì nghĩ mình thuộc giới tính nam/ nữ nên đã phẫu thuật chuyển giới để thay đổi hình thể.
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường xuyên tiếp xúc với cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức đầy đủ về các đối tượng này. Một bộ phận người có cái nhìn phiến diện, suy nghĩ yếu kém, tỏ ra kỳ thị LGBT. Họ coi người thuộc giới tính thứ ba là kẻ tâm thần, dị dạng về hình hài và biến chất về nhân cách. Dần dần, những cá nhân này làm ra các hành động xấu xí nhằm xua đuổi, "ngăn chặn" LGBT. Ngôn từ thô tục, xúc phạm trở thành vũ khí tấn công cộng đồng LGBT. Không ít trường hợp, gia đình cấm đoán, chửi bới, thậm chí là đưa đến bệnh viện hoặc tìm đến tâm linh với mong muốn con mình trở lại "bình thường".
Đứng trước sự tấn công như vậy, không ít bạn thuộc giới tính thứ ba tỏ ra hoài nghi chính mình hoặc cảm thấy tự ti, mặc cảm về "sự khác người" của bản thân. Lâu ngày, họ trở nên nhạy cảm, lo lắng và dễ dàng tổn thương tâm lí. Mỗi khi ra ngoài, họ phải cẩn thận dè chừng để trốn tránh cái nhìn soi mói, kỳ thị của người đời.
Ngày 17 - 5 - 1990, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chính thức "loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần", "đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể "chữa", không cần "chữa" và cũng không thể làm cách nào thay đổi được". Vậy nên, xóa bỏ quan niệm kỳ thị người khác giới sẽ giúp các đối tượng này hòa nhập với cộng đồng. Từ đây, họ trở nên mạnh dạn, tự tin vào bản thân. Họ có thể thoải mái thể hiện cá tính, phô bày con người thật của mình. Không chỉ vậy, gạt bỏ quan niệm kỳ thị người khác giới còn giúp xã hội trở nên văn minh, thân thiện và hạnh phúc.
Có thể thấy, người thuộc giới tính thứ ba luôn nỗ lực thay đổi và hòa nhập cùng tập thể. Do đó, mỗi người cần nhìn nhận toàn diện về giới và cộng đồng LGBT. Để từ bỏ được quan niệm kỳ thị người khác giới, chúng ta nên tìm hiểu, tiếp thu kiến thức giới. Hãy giúp đỡ, cảm thông, lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn. Đừng vội "trông mặt mà bắt hình dong", bạn nhé!
Quan niệm kỳ thị người khác giới không nên tồn tại trong mọi xã hội bởi ai cũng có quyền được lựa chọn và sống theo cách mình mong muốn. Chúng ta hãy thay đổi nhận thức và cùng nhau chung tay một cộng đồng văn minh, lịch sự, ở đó, tất cả mọi người đều hạnh phúc và vui vẻ.
1. Mở bài
- Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: quan niệm kỳ thị người tàn tật.
2. Thân bài
- Biểu hiện của quan niệm kỳ thị người tàn tật:
+ Có những hành động hắt hủi.
+ Có lời nói, thái độ khiếm nhã, thiếu tôn trọng.
- Nêu ra nguyên nhân của quan niệm này:
+ Nhận thức phiến diện và suy nghĩ lạc hậu, cổ hủ.
- Tác hại:
+ Cho thấy nhận thức yếu kém của một số người.
+ Ngăn cản người tàn tật hòa nhập với xã hội.
- Lợi ích của việc từ bỏ quan niệm này:
+ Giúp người khuyết tật trở nên tự tin và vươn lên trong cuộc sống.
+ Giúp chúng ta biết yêu thương, quan tâm, đồng cảm với những người xung quanh.
- Giải pháp để từ bỏ quan niệm kỳ thị người tàn tật:
+ Suy nghĩ cởi mở, bao dung.
+ Quan tâm, giúp đỡ họ nhiều hơn trong cuộc sống.
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ quan niệm kỳ thị người tàn tật.
Trong xã hội, vẫn còn đâu đó rất nhiều người khuyết tật. Thay vì yêu thương, đồng cảm với số phận bất hạnh của họ, một bộ phận không nhỏ lại tỏ ra kỳ thị, khinh thường. Đây là một quan niệm xấu cần phải xóa bỏ và loại trừ ngay lập tức.
Chúng ta thật may mắn khi sinh ra đã có cơ thể lành lặn. Thế nhưng, người tàn tật lại không thể nhận được may mắn ấy. Họ phải chịu khiếm khuyết và di chứng bệnh tật. Mọi hoạt động, công việc đều trở nên khó khăn và bất tiện đối với họ. Do đó, họ rất khó hòa nhập vào cộng đồng, thậm chí bị đối xử bất bình đẳng. Không ít cá nhân đã có hành động hắt hủi, đánh chửi người khuyết tật. Số khác thì nói năng xúc phạm, thái độ khiếm nhã, thiếu tôn trọng.
Nguyên nhân dẫn đến quan niệm này bắt nguồn từ nhận thức yếu kém của một số người. Họ tin vào những quan điểm, tư tưởng đã tồn tại rất lâu trong xã hội. Họ cho rằng người khuyết tật bị như vậy là do luật nhân quả, ở ác nên gặp ác hoặc bố mẹ làm điều xấu xa thì con cái phải chịu tội thay. Bên cạnh đó, vài cá nhân lại tỏ vẻ thượng đẳng, coi mình là cao quý nên luôn khinh thường, dè bỉu người khiếm khuyết. Các hành xử yếu kém này đã cho thấy bản chất vô cảm, hẹp hòi của một bộ phận người.
Điều gì sẽ xảy ra khi quan niệm xấu này tồn tại và kéo dài? Trước hết, bản thân người tàn tật sẽ bị xa cách với cộng đồng. Họ không thể hòa nhập cùng mọi người xung quanh. Từ đó, họ đánh mất tự tin, luôn mặc cảm, mất niềm tin vào cuộc sống.
Chính vì vậy, chúng ta cần thay đổi cách nhìn và suy nghĩ về người tàn tật ngay từ hôm nay. Hãy bồi dưỡng tấm lòng yêu thương, nhân ái, quan tâm và vị tha. Một hành động tuy nhỏ của chúng ta cũng có thể là sự tiếp sức cho người khuyết tật trên con đường phía trước. Dần dần, những người gặp hoàn cảnh kém may mắn sẽ trở nên tự tin và biết vươn lên trong cuộc sống.
Để ai ai cũng có thể sống trong hạnh phúc, xã hội mãi tươi đẹp và văn minh thì chúng ta cần nhanh chóng xóa bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật. Mỗi người hãy bao dung, cởi mở hơn nữa. Những lời động viên, sự giúp đỡ của chúng ta chính là liều thuốc tinh thần giúp người khuyết tật thêm tự tin, mạnh dạn. Vì thế, đừng ngại quan tâm, yêu thương những con người yếu thế ấy, bạn nhé!
Chúng ta không thể sống hộ cuộc đời người khác. Chúng ta cũng không có quyền phán xét, đánh giá hình hài của bất kì cá nhân nào. Thế nên, hãy chung tay gạt bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật và mở lòng, yêu thương nhiều hơn.
1. Mở bài
- Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: quan niệm coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn.
2. Thân bài
- Nêu ra biểu hiện:
+ Có hành động, lời nói thiếu tôn trọng.
+ Nhìn người nghèo khổ bằng đôi mắt khinh thường.
- Nguyên nhân:
+ Suy nghĩ phiến diện, sai lệch.
+ Bản tính ích kỉ, nhỏ nhen.
- Tác hại của quan niệm coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn:
+ Khiến họ tự ti, mất niềm tin vào cuộc sống.
- Nêu lên lợi ích khi từ tỏ quan niệm này:
+ Đem đến cho chúng ta nhiều bài học và suy ngẫm về cuộc sống..
- Giải pháp để từ bỏ quan niệm này:
+ Nhìn nhận sự việc một cách khách quan, toàn diện.
+ Biết trao đi yêu thương.
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ quan coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn.
Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy rằng:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng"
Bên cạnh những con người nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn thì vẫn còn không ít cá nhân tỏ ra kỳ thị, coi thường họ. Suy nghĩ, hành động ấy đã tạo thành một quan niệm xấu xí trong cuộc sống hiện nay.
Ngoài xã hội, có vô vàn những mảnh đời bất hạnh, éo le. Thay vì đưa tay giúp đỡ, một bộ phận không nhỏ lại tỏ thái độ coi thường, kỳ thị. Họ sẵn sàng buông lời cay nghiệt, hành động thiếu tôn trọng với người có hoàn cảnh khó khăn. Những cá nhân này luôn ở trong tâm thế "cao cao tại thượng", coi mình là nhất, nhìn mọi thứ bằng con mắt khinh khỉnh. Khi thấy người vô gia cư ở trước nhà, vài người còn nhẫn tâm xua đuổi, chửi bới. Từ đây, người với người dần trở nên xa cách, bệnh vô cảm, ích kỉ sẽ bao trùm cả cộng đồng.
Nguyên nhân dẫn đến quan niệm này xuất phát từ chính bản thân một số người. Họ mang trong mình suy nghĩ phiến diện, sai lệch. Họ cho rằng xã hội, nhà nước hay chính phủ phải thực hiện trách nhiệm với người có hoàn cảnh khó khăn. Thậm chí, họ thấy việc giúp đỡ người khác là tốn kém, không đem tới lợi ích. Lối sống ích kỉ, nhỏ nhen in sâu trong máu đã biến các cá nhân này thành kẻ vô cảm, lạnh lùng.
Những người có hoàn cảnh khó khăn cũng là người bình thường giống chúng ta. Đứng trước lời lăng mạ, xúc phạm hay ánh mắt khinh bỉ, họ dễ dàng bị tổn thương. Họ sẽ cảm thấy mặc cảm, tự ti với chính bản thân mình. Niềm tin vào cuộc sống của họ chưa kịp thắp sáng thì đã vụt tắt bởi lời nói, hành động "vô duyên".
Từ bỏ quan niệm coi thường người có hoàn cảnh khó khăn sẽ mang đến rất nhiều lợi ích tốt đẹp. Trước hết, không ai bị bỏ lại phía sau. Khoảng cách giữa người với người được rút ngắn. Tình trạng kỳ thị, coi thường hay khinh rẻ được thay thế bởi các hành động nhân văn, tích cực. Đặc biệt, chúng ta sẽ rèn luyện và bồi dưỡng nên tấm lòng yêu thương, nhân hậu, biết cho đi nhiều hơn. Người có số phận bất hạnh cũng trở nên tự tin, biến động lực thành sức mạnh để vươn lên trong cuộc sống. Theo dõi chương trình "Việc tử tế", bạn sẽ thấy rất nhiều em nhỏ được tiếp tục đến trường, đời sống cải thiện rõ rệt. Tất cả những điều đó đều đến từ sự quan tâm, giúp đỡ của các cá nhân trong cộng đồng, của vô số mạnh thường quân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.". Chúng ta hay những người có hoàn cảnh khó khăn để xứng đáng được sống hạnh phúc, êm ấm. Bởi vậy, chúng ta cần lên án và gạt bỏ quan niệm này ngay từ bây giờ. Để làm được việc này, mỗi người phải nhìn nhận mọi chuyện một cách khách quan, toàn diện. Chúng ta nên đặt mình vào vị trí của họ để lắng nghe, thấu hiểu nhiều hơn. Đừng nóng vội mà đưa ra phán xét sai lầm. Ngoài ra, hãy học cách yêu thương, biết lan tỏa những điều tốt đẹp. Ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ tổ chức hoạt động thiện nguyện nhằm giúp đỡ trẻ em vùng cao. Hay đó còn là nhóm các bạn sinh viên nấu và tặng cơm cho người vô gia cư trong thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh,...
Có thể thấy, quan niệm coi thường người có hoàn cảnh khó khăn là quan niệm sai lầm, tiêu cực. Chúng ta hãy chung tay xóa bỏ quan niệm này để xã hội trở nên hạnh phúc, tươi đẹp và tiến bộ.
Nếu các em muốn xem thêm các bài văn mẫu như Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ hay bài Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa, hãy ghé trang Taimienphi.vn. Với những bài văn hay, chắc hẳn các em sẽ có ý tưởng cho bài viết của mình.
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần thuyết phục: từ bỏ thói quen ăn quà vặt không đúng lúc, đúng chỗ.
2. Thân bài:
- Nêu biểu hiện của thói quen ăn quà vặt không đúng lúc đúng chỗ:
+ Khi đang đi học hoặc tham gia các buổi sinh hoạt tập thể.
+ Khi ngồi ở trong những khán phòng, nơi tập trung đông người.
- Tác hại của việc thói quen ăn quà vặt không đúng lúc, đúng chỗ:
+ Gây khó chịu, phiền hà tới người khác.
+ Thể hiện bản thân là người thiếu ý thức, không có văn hóa.
+ Gây một số mùi khó chịu.
+ Xả rác ra cộng đồng.
- Lợi ích của việc từ bỏ thói quen này:
+ Tránh lãng phí tiền bạc.
+ Nhận được sự tôn trọng của người khác.
+ Giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn, gây hại đối với sức khỏe.
- Đề xuất một số giải pháp:
+ Tự ý thức được hành vi, việc làm của mình.
+ Thay đổi và hình thành thói quen lành mạnh.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
Ăn uống là hoạt động không thể thiếu để duy trì sự sống của con người. Thế nhưng, ăn uống không đúng lúc, đúng chỗ lại đem tới rất nhiều tác hại, hệ lụy đối với mỗi người. Trong bài luận này, tôi sẽ đưa ra một số nhận định, đánh giá của riêng mình nhằm cung cấp cho các bạn cái nhìn khách quan nhất về hành vi ăn quà vặt không đúng lúc, đúng chỗ. Từ đó, các bạn có thể dần dần từ bỏ thói quen có hại này.
Hành vi ăn quà vặt thường xuất hiện nhiều nhất ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Thật không khó để chúng ta bắt gặp các bạn học sinh la cà, ăn uống, tụ tập ở cổng trường hay trong lớp học hoặc nơi đông người. Điều này đã tạo thành thói quen xấu trong môi trường học đường hay bất cứ nơi đâu. Tôi còn nhớ rất rõ vào một lần tham gia buổi kỉ niệm ở trường. Ngày hôm ấy biểu diễn trên sân khấu, tôi đưa ánh mắt nhìn xuống khán giả và bắt gặp một nhóm bạn đang túm năm tụm ba chia nhau những miếng bánh. Các bạn ăn uống rất hồn nhiên trong khán phòng rộng lớn. Tôi không thể hiểu nổi, tại sao các bạn lại có thể vô tư ăn uống được đến như thế! Trong khi mọi người đang tập trung vào công việc, học tập, giảng dạy thì đâu đó một số người lại cười đùa, ăn uống. Đây chính là biểu hiện của việc thiếu tôn trọng bản thân và người khác.
Như các bạn có thể thấy, việc ăn quà vặt không đúng lúc, đúng chỗ gây ảnh hưởng rất nhiều đến mọi người xung quanh. Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem, giữa một lớp học, khán phòng, thư viện im ắng mà có những tiếng sột soạt của vỏ bánh, vỏ kẹo hay tiếng nhai tóp tép phát ra từ miệng của ai đó thì liệu ta có cảm thấy khó chịu hay không? Chắc chắn là có rồi, đúng không nào? Không những thế, một số loại đồ ăn còn gây ra mùi vô cùng khó chịu, chỉ cần mở túi bóng ra thôi là cũng đủ ám mùi trong một diện tích lớn. Ngoài ra, một số bạn ăn xong còn thiếu ý thức đến mức xả rác ra lớp học, nơi công cộng, làm mất mĩ quan trường học, đô thị. Ăn quà vặt không đúng lúc, đúng chỗ không chỉ thể hiện mình là người vô ý thức, vô văn hóa mà còn bị mọi người đánh giá, cười chê.
Chính vì thế, chúng ta cần phải từ bỏ, thay đổi thói quen có hại này. Việc ngừng ăn quà vặt không đúng lúc đúng chỗ vừa tránh lãng phí được tiền bạc, vừa giảm thiểu được các nguy cơ tiềm ẩn, gây hại đối với sức khỏe. Lí do tôi cho là vậy bởi thực phẩm được bày bán ở trước cổng trường hoặc những nơi không đảm bảo vệ sinh sẽ gây ra một số biểu hiện như: đau bụng, buồn nôn, chóng mặt,... thậm chí là ngộ độc cấp tính. Nếu tiếp tục ăn uống trong thời gian dài, còn có thể gây ra một số căn bệnh khó lường.
Việc thay đổi và từ bỏ thói quen này không phải là câu chuyện ngày một ngày hai. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cần tự ý thức được hành vi, việc làm của mình. Đồng thời, thay đổi, hình thành những thói quen lành mạnh. Ở trường học, thầy cô, ban giám hiệu nên đưa ra hình phạt hợp lí, có tính răn đe. Ở một số nơi đông người như chùa chiền, thư viện,...., ban quản lí cũng có thể ban hành thêm các nội quy, quy định.
Tôi hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ thay đổi nhận thức của mình về hành vi này. Từ đó, từ bỏ thói quen ăn quà vặt không đúng nơi, đúng chỗ. Chỉ khi chúng ta có suy nghĩ đúng đắn thì ta mới có thể hình thành cho mình thói quen tốt.
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần thuyết phục: từ bỏ thói quen cười nói to hoặc gây tiếng ồn nơi công cộng.
2. Thân bài:
- Nêu biểu hiện của thói quen cười nói to hoặc gây tiếng ồn nơi công cộng:
+ Thoải mái trò chuyện, hát hò, gào thét tự do, không để ý đến những người xung quanh.
+ Nói leo, cố tình làm ồn, cười đùa ở những nơi đông người, cần sự yên tĩnh.
- Nêu một số tác hại:
+ Khiến người khác khó chịu. Trong một số trường hợp, có thể dẫn đến ẩu đả, bạo lực.
+ Tự cho thấy bản thân là một người vô ý thức, vô văn hóa.
+ Thiếu tôn trọng bản thân và người khác.
- Lợi ích của việc từ bỏ thói quen này:
+ Tạo được thiện cảm đối với mọi người.
+ Cho thấy bản thân là một người biết suy nghĩ, có thái độ ứng xử tốt.
+ Tránh bị người khác đánh giá, nhận xét, phê phán.
- Đề xuất một số giải pháp:
+ Tự ý thức được hành vi, việc làm của mình.
+ Giữ trật tự ở những nơi cần yên tĩnh.
+ Có cách ứng xử, hành động phù hợp với chuẩn mực chung của cộng đồng.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
Nơi đông người là không gian yêu cầu mỗi người phải có cách ứng xử văn mình, thân thiện. Tuy nhiên, không ít người lại đi ngược lại với số đông, tự do thể hiện bản thân một cách thái quá qua hành vi cười nói to hoặc gây tiếng ồn lớn. Điều này từ lâu đã trở thành một thói quen xấu, phổ biến trong đời sống cộng đồng.
Thật không khó để bắt gặp những người thiếu ý thức như thế. Chẳng phải nói đâu xa, chỉ trong lớp học thôi cũng có một số bạn ngồi cười đùa, nói chuyện riêng trong giờ. Khi cả lớp đang chú ý, tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài thì các bạn lại túm tụm với nhau làm việc riêng, sử dụng điện thoại, cười khúc khích bên dưới gây mất tập trung đến những bạn xung quanh. Thầy cô cũng phải dừng đến mấy lần để nhắc nhở khiến bài giảng bị gián đoạn, đứt mạch. Đối với những không gian rộng lớn hơn như quán cà phê, thư viện, nơi công cộng, một số người lại vô tư cười đùa, la hét, gây ra tiếng ồn lớn khiến mọi người ức chế, khó chịu. Thậm chí, ngay trong khu dân cư chúng ta ở, cứ mỗi khi nghe thấy tiếng “Alo…1…2…3…4…”, chắc hẳn ai cũng phải lắc đầu ngao ngán. Có thể thấy, những người hàng xóm “vui tính” của chúng ta luôn biết cách “làm phiền” láng giềng bằng những âm thanh, tiếng hát hết sức “kinh dị”.
Trong một số trường hợp, vì quá bực bội nên vài người đã phải tiến lại nhắc nhở. Tuy nhiên, thay vì tiếp thu, sửa đổi hành vi của mình thì những người đó lại phản ứng hết sức gay gắt, thậm chí sẵn sàng động tay động chân, dẫn tới các vụ ẩu đả, cãi cọ không mong muốn. Việc cười đùa, ồn ã ở nơi công cộng có thể thỏa mãn cảm xúc hưng phấn, phấn chấn nhất thời của người làm chủ hành vi nhưng lại đem đến sự bực dọc, bức bối, không thoải mái cho mọi người xung quanh. Đây là biểu hiện của thiếu tôn trọng bản thân và người khác. Họ sẽ phải chịu ánh mắt dò xét, chê bai về hành động của mình. Thậm chí còn bị coi là kẻ vô ý thức, vô văn hóa.
Nếu từ bỏ được thói quen này, ta không những tạo được thiện cảm đối với mọi người mà còn thể hiện bản thân là một người biết suy nghĩ, có thái độ ứng xử tốt. Sẽ chẳng ai trong chúng ta muốn biến mình trở thành “kẻ đáng ghét” trong mắt người khác, phải không nào? Bởi vậy, chúng ta cần thay đổi thói quen này ngay từ hôm nay. Trước hết, mỗi người cần tự ý thức được hành vi, việc làm của mình. Tiếp đến, giữ gìn trật tự ở những nơi trang nghiêm, cần sự yên tĩnh như chùa chiền, thư viện, các danh lam thắng cảnh hay trong chính khu dân cư sinh sống. Đồng thời, có cách ứng xử, hành động phù hợp với chuẩn mực chung của cộng đồng.
Mỗi một hành động của chúng ta đều là tấm gương phản ánh nhân cách, đạo đức. Chính vì vậy, bản thân mỗi người cần phải học cách sửa đổi, trau dồi không ngừng. Hãy cùng nhau chung tay xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp. Đừng để niềm vui của mình trở thành nỗi “ám ảnh”, bực dọc đối với mọi người, các bạn nhé!
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: xả rác, chất thải không đúng nơi quy định.
2. Thân bài:
* Nêu thực trạng của việc xả rác, chất thải không đúng nơi quy định: Vứt lung tung, không vứt vào thùng rác.
* Nêu nguyên nhân dẫn đến vứt rác bừa bãi:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Do ý thức của mỗi cá nhân chưa cao.
+ Chưa nhận thức được đầy đủ tác hại về hành vi của mình, thấy mọi người vứt thì vứt theo.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Điểm thu gom rác chưa hợp lí.
* Nêu một số tác hại:
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Gây mất mĩ quan đô thị, môi trường sống.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tạo ra một thói quen xấu.
* Lí do phải từ bỏ thói quen này:
- Giúp bảo vệ môi trường.
- Góp phần xây dựng cuộc sống văn minh, xanh - sạch - đẹp.
* Đề xuất một số giải pháp:
- Tự ý thức và có nhận thức đúng đắn về hành vi của mình.
- Tuyên truyền, giáo dục người dân không vứt, xả rác bừa bãi nơi công cộng.
- Hình thành những điểm tập kết, thu gom rác theo những khung giờ cố định trong ngày.
- Có chế tài xử lí thích đáng, mang tính răn đe.
- Tổ chức các hoạt động thiết thực như “Chủ nhật xanh”, “Mùa hè xanh” để góp phần lan tỏa các hành động tốt đẹp trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức của mọi người.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
II. Bài văn mẫu thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu: xả rác, chất thải không đúng nơi quy định:
Môi trường luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Ở những nước phát triển, việc bảo vệ môi trường được quy định rất chặt chẽ trong các văn bản và nội quy nơi công cộng. Bên cạnh người có ý thức giữ gìn cảnh quan thì cũng không ít người lại cố tình xả rác, chất thải không đúng nơi quy định. Điều này đã để lại những hậu quả vô cùng lớn đối với tự nhiên cũng như không gian sống của con người.
Trong đời sống, thật không khó để chúng ta có thể bắt gặp những hành vi này. Hành động xả rác, chất thải bừa bãi xuất hiện dưới nhiều cấp độ, hình thức khác nhau. Có rất nhiều người ăn bánh kẹo hay uống nước ngọt xong thì lập tức vứt luôn tại chỗ mặc dù thùng rác ngay gần đó. Số khác thì có ý thức hơn, đem giấy rác vứt vào thùng nhưng cũng không vứt hẳn vào mà ném tung tóe, tràn lan cạnh thùng rác. Điều này khiến cho phố phường trở nên lem nhem, xấu xí. Bộ mặt của thành phố cũng từ đó bị xấu đi. Chẳng ai muốn nghe những lời đánh giá, chê bôi thành phố chúng ta đang ở phải không nào?
Tuy nhiên, việc xả rác bừa bãi chưa dừng lại ở mức độ cá nhân mà tiếp tục gia tăng ở các hộ gia đình, cộng đồng. Trong những cụm dân cư, mọi người còn hình thành các điểm thu gom rác tự phát, không tập trung. Con rạch dưới cầu Phú Mỹ (đoạn gần khu Phú Mỹ Hưng Quận 7) thường xuyên bốc mùi nồng nặc chỉ vì người dân ngang nhiên tập kết rác. Ngoài ra, ở một số vùng quê, nông thôn, nhiều nhà ném rác xuống mương, cống. Thậm chí là vứt lợn bị bệnh dịch xuống các hố sâu, dùng đất vùi lấp rất sơ sài.
Nguyên nhân dẫn đến các hành động này bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trước hết về nguyên nhân chủ quan, hành vi xả rác, chất thải không đúng nơi quy định bắt nguồn từ việc ý thức người dân chưa cao, chưa nhận thức được đầy đủ tác hại về hành vi của mình, thấy mọi người vứt thì vứt theo. Còn về khách quan, một số điểm thu gom rác chưa hợp lí, ở quá xa khu dân cư hoặc nơi ở của mọi người.
Việc vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường như đất, nước, không khí,... Đồng thời, gây mất mĩ quan đô thị. Vào mùa mưa, tình trạng tắc nghẽn ống thoát nước dễ xảy ra do rác thải vứt không đúng nơi quy định. Từ đó, khiến hiện tượng ngập lụt trong các thành phố lớn ngày càng trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, thói quen vứt rác không đúng nơi quy định còn làm tăng nguy cơ hình thành các bệnh truyền nhiễm, virus, vi khuẩn có hại đối với sức khỏe con người.
Nhằm xây dựng, bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp, người dân cần nâng cao ý thức và có nhận thức đúng đắn về hành vi của mình. Là một học sinh, chúng ta có thể tuyên truyền, giáo dục mọi người không vứt, xả rác bừa bãi nơi công cộng; tích cực tổ chức và tham gia một số hoạt động thiết thực như “Chủ nhật xanh”, “Mùa hè xanh” nhằm lan tỏa các hành động tốt đẹp trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức của mọi người. Bên cạnh đó, chính quyền cũng nên hình thành những điểm tập kết, thu gom rác theo khung giờ cố định trong ngày; có chế tài xử lí thích đáng, mang tính răn đe.
Trái Đất là không gian sống chung của tất cả chúng ta. Hi vọng qua bài viết này, mọi người sẽ thay đổi thói quen xả rác, chất thải không đúng nơi quy định; cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường. Mỗi một hành động của các bạn sẽ góp phần xây dựng cuộc sống văn minh, hiện đại.
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: từ bỏ thói quen đến lớp học hay đi họp muộn so với giờ quy định.
2. Thân bài:
* Nguyên nhân dẫn đến việc đi học, đi họp muộn:
- Do thói quen và cách sinh hoạt không điều độ.
- Tác phong chậm chạp, lề mề.
* Nêu một số tác hại của thói quen đi học, đi họp muộn:
- Thể hiện bản thân là một người vô ý thức, không có sự chuyên nghiệp.
- Gây ảnh hưởng tới tập thể, tiến độ công việc.
- Bỏ lỡ kiến thức và thông tin quan trọng.
- Tự đánh mất đi cơ hội của bản thân.
* Lợi ích khi từ bỏ thói quen này:
- Gây được ấn tượng tốt và sự thiện cảm của mọi người.
- Hình thành thói quen, lối sống lành mạnh, chủ động, tự tin trong công việc, học tập.
* Đề xuất một số giải pháp để có thể từ bỏ thói quen đi muộn:
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng, quản lí, sử dụng thời gian một cách hợp lí, hiệu quả.
- Dự trù thêm thời gian phòng cho các trường hợp, tình huống xấu có thể xảy ra.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
Trong các văn bản của trường học hoặc cơ quan quy định rất rõ về thời gian đi học, đi làm. Tuy nhiên, có không ít người vẫn thường xuyên đi học, đi làm, đi họp muộn so với giờ giấc đã đề ra. Đây đã trở thành thói quen phổ biến trong đời sống. Thói quen này để lại không ít hệ lụy, hậu quả đối với mỗi người.
Hành vi đi muộn xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, lớn, bé. Thói quen này thường thấy nhiều nhất ở các bạn trong độ tuổi thanh thiếu niên là học sinh, sinh viên. Những người trưởng thành, đã đi làm cũng “góp mặt”. Có thể vì một vài lí do bất khả kháng, đột xuất như thời tiết xấu, hỏng xe, tai nạn,... nên chúng ta mới tới muộn. Tuy nhiên, những lí do này thường rất ít khi xảy đến. Đa phần, nguyên nhân dẫn đến thói quen đi muộn xuất phát từ ý thức của mỗi người. Kể từ ngày mạng xã hội ra đời và phát triển như vũ bão, thay vì đi ngủ sớm, dậy đúng giờ, rất nhiều người lại lướt mạng thâu đêm suốt sáng. Họ bị cuốn vào các tin tức giật gân trên Internet. Một số khác lại vùi đầu vào các trò chơi điện tử như Liên Quân Mobile, Pubg,... Chỉ đến khi quá mệt, họ mới tắt máy và chìm vào giấc ngủ. Do lối sống, sinh hoạt không điều độ nên nhiều người không thể thức dậy vào sáng ngày hôm sau để kịp giờ đi học đi làm. Ngoài ra, tác phong chậm chạp, lề mề cũng là một trong những lí do khiến chúng ta muộn giờ. Vì suy nghĩ “còn sớm mà” nên nhiều người thường tỏ ra bình thản, ung dung, đợi gần sát giờ mới vội vàng di chuyển đến lớp học, công ty.
Việc đi học, đi họp muộn quá thường xuyên để lại rất nhiều hệ lụy, hậu quả. Trước hết, nó thể hiện bản thân là một kẻ vô ý thức, không có sự chuyên nghiệp. Khi mọi người đang tập trung học hay làm việc mà bạn mới tới sẽ vô tình làm xao nhãng, ảnh hưởng đến sự tập trung của người khác. Đặc biệt, trong các cuộc họp, công việc quan trọng, chỉ cần bạn đi muộn thì những người xung quanh sẽ phải mất công chờ đợi. Thậm chí, trong các cuộc gặp mặt đối tác, đi muộn là điều tối kị với bất kì ai. Tiếp đến, khi đi muộn, bạn sẽ bỏ lỡ kiến thức và các thông tin quan trọng. Thậm chí là tự đánh mất đi cơ hội của bản thân.
Chính vì thế, nếu thay đổi được hành vi này thì mỗi người sẽ hình thành được cho mình những thói quen, lối sống lành mạnh. Đi đúng giờ giúp bạn có thêm thời gian để chuẩn bị bài vở, công việc một cách tốt nhất. Từ đó, chủ động, tự tin hơn trong công việc cũng như học tập. Đồng thời, gây được ấn tượng tốt và sự thiện cảm của mọi người.
Tôi biết, để từ bỏ một thói quen cũ và hình thành thói quen mới không phải là điều dễ dàng gì. Thế nhưng, chỉ cần bạn quyết tâm và nhận thức được đầy đủ hậu quả do thói quen đi muộn gây ra thì mọi việc đều có thể làm được. Để thực hiện việc này, tôi cho rằng, mỗi người cần rèn luyện kĩ năng xây dựng, quản lí, sử dụng thời gian một cách hợp lí, hiệu quả; không lãng phí thì giờ vào những công việc vô bổ. Ngoài ra, hãy dự trù thêm thời gian đề phòng cho các trường hợp, tình huống xấu có thể xảy ra.
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: thói quen không học bài, làm bài cũ ở nhà; đến lớp tìm cách học qua loa, đối phó.
2. Thân bài:
- Nguyên nhân dẫn đến thói quen:
+ Do lười biếng, không tự giác học, làm bài.
+ Dành thời gian vào những việc vô bổ, không cần thiết.
- Một số biểu hiện của thói quen không làm bài tập ở nhà:
+ Lên mạng tìm lời giải.
+ Đến lớp mượn vở bạn chép.
+ Làm bài qua loa, đại khái, không hiểu về những kiến thức đã học.
- Tác hại của việc không học bài, làm bài cũ:
+ Kết quả học tập giảm sút.
+ Tâm lí chán nản, không thích học.
- Lợi ích của việc từ bỏ thói quen không học, làm bài cũ ở nhà:
+ Có thời gian ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học.
+ Dành được sự tin tưởng, quý mến của bạn bè, thầy cô.
- Đề xuất một số giải pháp:
+ Cân bằng giữa thời gian giải trí và học tập.
+ Xây dựng thời gian biểu cụ thể.
+ Dành ra 1 - 2 tiếng buổi tối để hoàn thành bài tập.
+ Học nhóm, nhờ đến sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
II. Bài văn mẫu thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu không học bài làm bài cũ ở nhà, đến lớp tìm cách học qua loa, đối phó:
Khi nói về việc học, ông cha ta có câu: “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên./ Dốt đến đâu học lâu cũng biết.”. Quả thật là như vậy, học tập đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như sự tiến bộ của xã hội loài người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc học. Từ đó, hình thành nên những thói quen không tốt như lười làm bài tập ở nhà, đến lớp tìm cách học qua loa, đối phó.
Các bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi với chính bản thân mình: “Điều gì khiến bản chúng ta không muốn làm bài tập về nhà hay không?”. Tôi biết có rất nhiều bạn học sinh luôn cảm thấy chán nản, ghét bỏ việc học vì cho rằng học tập là nhiệm vụ bắt buộc. Chính vì thế, các bạn thường học với tinh thần đối phó để làm hài lòng cha mẹ, thầy cô. Số khác thì quan niệm không cần học và làm bài tập về nhà vì thời gian học trên lớp đã đủ. Chỉ cần bước ra khỏi cổng trường, các bạn sẽ sa vào những thú vui khác như chơi game, xem phim, đọc truyện….mà quên mất nhiệm vụ phải làm là hoàn thành bài tập trước khi đến lớp. Đây chỉ là một trong số rất ít những lí do khiến học sinh không chịu làm bài cũ.
Đương nhiên, để đối phó với thầy cô, nhiều bạn học sinh không ngần ngại lên mạng tìm đáp án, lời giải. Không ít người đến lớp mới tá hỏa nhận ra bản thân chưa làm bài tập, vội vàng mượn vở bạn để chép. Các bạn làm trong trạng thái qua loa, đại khái, không hiểu về những kiến thức đã học. Bởi thế, bài vở luôn lộn xộn, không đầy đủ.
Không học bài làm bài cũ ở nhà, đến lớp tìm cách học qua loa, đối phó là một thói quen xấu mà bất cứ học sinh nào cũng cần phải từ bỏ. Hành vi này để lại rất nhiều hệ lụy, hậu quả đối với mỗi cá nhân. Kiến thức “rơi rụng” sau những lần lười biếng càng khiến cho mỗi người trở nên chán nản, buông xuôi với việc học hơn. Kết quả học tập vì thế cũng ngày một giảm sút.
Nếu từ bỏ được thói quen này, chắc chắn các bạn sẽ có được một phong thái tự tin khi học tập. Thay vì phải mượn vở bạn chép bài hay học đại khái, mất phương hướng, bạn sẽ trở nên chủ động, tích cực hơn trong học tập. Từ đó, được thầy cô, bạn bè tin tưởng, yêu mến nhiều hơn. Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa. Vì vậy, cho nên các cháu trong lúc học lí luận cũng phải kết hợp với thực hành và tất cả các ngành khác đều phải: lí luận kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với lao động.”. Như vậy, bên cạnh việc ôn luyện, thực hành lí thuyết, chúng ta cũng cần ứng dụng một cách linh hoạt vào thực tế cuộc sống. Tự mình hoàn thành bài tập ở nhà cũng là một cách để chúng ta nâng cao khả năng thực hành của bản thân mình. Khi đó, kết quả học tập sẽ dần được cải thiện.
Để thay đổi thói quen đã được lặp đi lặp lại hàng ngày không phải là điều dễ dàng nhưng tôi nghĩ rằng, chỉ cần chúng ta thật sự đầu tư thời gian, công sức thì kết quả sẽ luôn như mong đợi. Bạn có thể xây dựng thời gian biểu cụ thể, dành ra từ 1 - 2 tiếng buổi tối rồi hoàn thành bài tập trước khi đến lớp. Nếu trong trường hợp chưa hiểu hay gặp khó khăn khi giải bài, bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè. Đồng thời, biết cân bằng giữa thời gian giải trí và học tập để đạt được trạng thái tâm lí tốt nhất.
Học tập sẽ không còn khó khăn nếu chúng ta có thái độ đúng mực và phương pháp phù hợp. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp cũng là một cách để mỗi người rèn luyện, trau dồi bản thân. Vì vậy, hãy luôn chăm chỉ và cố gắng trong quá trình học, bạn nhé!
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: quan niệm
2. Thân bài:
- Giải thích không gian ảo là gì?
+ Không gian ảo là không gian không có thực trong đời sống thực tế, được tạo ra bởi con người với mục đích trao đổi thông tin, dữ liệu thông qua các thiết bị di động, máy tính.
- Nguyên nhân dẫn đến quan niệm này:
+ Không gian mạng giúp cho con người tự do bình luận, trao đổi với nhau một cách dễ dàng.
+ Không gian mạng đảm bảo được sự riêng tư cần thiết.
+ Thế giới ảo là nơi chứa đựng vô vàn thông tin, tin tức trong nước và thế giới, được cập nhật hàng phút, hàng giờ.
- Lí do phải từ bỏ quan niệm này:
+ Thông tin, tri thức trên không gian mạng chưa được kiểm chứng cho nên không có sự tin cậy, xác thực.
+ Thông tin trên mạng có thể là thông tin một chiều, nhằm định hướng dư luận.
+ Khi quá tin và không có khả năng phản biện sẽ khiến con người dễ rơi vào trạng thái mù quáng, dẫn đến những phát ngôn, hành động quá khích trên mạng xã hội.
+ Trong đời sống, con người cũng có thể tự do tiếp nhận, trao đổi tri thức thông qua sách báo, các văn hóa phẩm của các tác giả, nhà xuất bản nổi tiếng.
- Đề xuất một số giải pháp để sử dụng và tiếp nhận tri thức từ thế giới “ảo” một cách thông minh:
+ Bình tĩnh trước mọi thông tin được đưa lên trang mạng xã hội.
+ Không nên tin hay nghe theo những lời kích động, xúi giục của bất kì một cá nhân hay tổ chức nào.
+ Cần nghe, nhìn nhận từ nhiều phía và tỉnh táo trước mọi thông tin, tri thức được đưa ra.
+ Không bình luận những thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
Trong đời sống hiện nay, với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, con người đã từng bước nâng cao đời sống cũng như tinh thần của chính mình. Bên cạnh không gian sống tiện nghi, tân tiến, ta còn chứng kiến một thế giới “thật” mà “ảo”, “ảo” mà thật song hành với cuộc sống hiện thực là không gian mạng. Tại đây, con người được thỏa sức khám phá, chia sẻ và tiếp nhận vô vàn tri thức khác nhau. Tuy nhiên, điều này đã vô tình tạo ra một quan niệm hết sức nguy hiểm, đó là chỉ không gian ảo mới đem lại cho mỗi người những tri thức tự do, hứng thú nhất. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm, cần phải thay đổi.
Từ trước tới nay, chúng ta nghe nhiều đến không gian mạng, thế giới mạng hay không gian ảo. Vậy mọi người đã thực sự hiểu về khái niệm này hay chưa? Không gian ảo là không gian không có thực trong đời sống thực tế, được tạo ra bởi con người với mục đích trao đổi thông tin, dữ liệu thông qua các thiết bị di động, máy tính.
Chính vì hệ sinh thái hết sức “mở” và rộng lớn như vậy nên con người hoàn toàn có thể làm bất cứ điều gì mà họ muốn. Không gian mạng giúp cho con người tự do bình luận, trao đổi với nhau một cách dễ dàng mà không gặp bất kì trở ngại về khoảng cách địa lí nào. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến quan niệm trên. Ngoài ra, trong khi thế giới bên ngoài chưa đảm bảo được sự riêng tư cần thiết thì thế giới mạng lại làm được điều đó. Chỉ cần bật một hộp chat, soạn tin nhắn và gửi đi là ngay lập tức người ở đầu bên kia có thể nhận chỉ sau một cú click chuột hay cái chạm hết sức nhẹ nhàng trên màn hình điện thoại. Hộp “chat” ấy có thể chỉ hai hoặc một nhóm người được biết với nhau. Thậm chí, những nhà điều hành và nhân viên mạng xã hội luôn cố gắng tối ưu và bảo mật thông tin, đảm bảo sự riêng tư của người dùng bằng cách đưa ra nhiều tính năng cũng như cố gắng mã hóa đầu cuối cuộc trò chuyện. Điều quan trọng nhất khi nói về thế giới ảo đó chính là sự tổng hợp của vô vàn thông tin, tin tức trong nước và thế giới. Có thể nói đây là nguyên nhân cốt lõi, sâu xa dẫn tới suy nghĩ, quan niệm: chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức tự do, hứng thú. Mỗi phút, mỗi giờ đều có hàng vạn tin tức được cập nhật. Những tài khoản liên tục đưa ra các dòng trạng thái mới, thu hút rất nhiều sự quan tâm, tham gia của mọi người. Ở đây, mọi người hoàn toàn được thoải mái trao đổi, phán xét, bình tán sôi nổi mà không sợ bất kì ai vì đơn giản, họ đang ẩn sau danh tính của “người dùng” bất kì.
Thế giới ảo hay ho, hấp dẫn là vậy nhưng nếu con người cứ bất chấp, mù quáng và cho rằng chỉ mạng xã hội mới khiến mình được tự do, thoải mái tiếp nhận tri thức thì quả là gay go và nguy hiểm. Bởi thông tin, tri thức trên không gian mạng hoàn toàn chưa được kiểm chứng cho nên không có sự tin cậy, xác thực, chỉ là những thông tin phiến diện, một chiều nhằm định hướng dư luận. Bất kì ai cũng có thể tạo ra “fake news” và là nạn nhân của thông tin giả. Khi con người quá tin và không có khả năng phản biện sẽ dễ rơi vào trạng thái mù quáng, dẫn đến những phát ngôn, hành động quá khích trên mạng xã hội. Nếu cứ giữ vững quan niệm đó, chúng ta sẽ trở thành “nô lệ” của thế giới mạng và dần bị phụ thuộc vào chúng. Tri thức là vô vàn. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể học từ thực tế thông qua sách báo, các văn hóa phẩm của các tác giả, nhà xuất bản nổi tiếng.
Để sử dụng và tiếp nhận tri thức từ thế giới “ảo” một cách thông minh, mỗi người cần bình tĩnh trước mọi thông tin được đưa lên trang mạng xã hội; không nên tin hay nghe theo những lời kích động, xúi giục của bất kì một cá nhân hay tổ chức nào đó. Đồng thời, chú ý lắng nghe, nhìn nhận từ nhiều phía và tỉnh táo trước mọi thông tin, tri thức được đưa ra. Đặc biệt, không bình luận những thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.
Thế giới ảo nhưng hậu quả là thật. Chúng ta hoàn toàn có thể khám phá những tri thức theo cách riêng mà không bị phụ thuộc vào bất kì ai hay thế giới nào khác. Hãy là những người sử dụng mạng xã hội thông minh và hiểu biết các bạn nhé!
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: quan niệm xem văn chương là phù phiếm.
2. Thân bài:
- Giải thích văn chương là gì?
+ Văn chương chỉ những tác phẩm nói chung, không phân biệt thể loại.
- Nguyên nhân dẫn đến quan niệm này: do có cái nhìn phiến diện, suy nghĩ chưa đầy đủ, đúng đắn.
- Lí do phải từ bỏ quan niệm này:
+ Văn chương cung cấp tri thức và phản ánh hiện thực cuộc sống.
+ Văn chương giúp con người nhận thức chính mình và cuộc đời.
+ Khơi gợi những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc trong sáng, đẹp đẽ ở con người.
+ Văn chương là phương tiện để lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- Đề xuất một số giải pháp để từ bỏ quan niệm này:
+ Thay đổi nhận thức của chính mình.
+ Tích cực tham gia vào các hội chợ sách, các buổi diễn đàn, thảo luận, tọa đàm về sách.
+ Đọc những bài phê bình trên các trang báo, sách để hiểu hơn về tác phẩm.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
Nhà văn Macxim Gorki cho rằng: “Văn học là nhân học”. Quả đúng là như vậy, văn chương có chức năng nhận thức, giáo dục, hướng con người đến cái tốt, cái thiện. Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay, nhiều người lại cho rằng văn chương là thứ viển vông, xa rời thực tế.
Văn chương hay cũng được hiểu là văn học. Tuy nhiên, văn chương có ý nghĩa rộng lớn, bao quát hơn văn học vì nó chỉ chung cho những tác phẩm được sáng tác bằng nghệ thuật ngôn từ. Như vậy, tất cả các tác phẩm được viết bằng ngôn từ thì đều thuộc văn chương.
Nhiều người xem văn chương là phù phiếm vì họ nhận thấy những nhà văn, nhà thơ sáng tác văn chương đa phần đều có tính cách tự do, bay bổng, lúc nào cũng chỉ “thơ thẩn”, say đắm trong “trăng” với “hoa”. Vì thế, các tác phẩm của họ luôn xa rời đời sống, thuộc về một thế giới nào đó xa lạ với cuộc sống con người.
Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hết sức sai lầm, cần phải loại bỏ, thay đổi. Khi đọc các tác phẩm văn học, ta không chỉ được chìm đắm trong những câu chuyện hết sức li kì, hấp dẫn mà còn được học hỏi thêm nhiều điều hay, hiểu hơn về cuộc sống, con người. Nói một cách khác, văn chương cung cấp tri thức và phản ánh sinh động hiện thực khách quan qua từng thời kì. Đọc các tác phẩm văn học Việt Nam từ thế kỉ X cho đến nay, ta sẽ nhận ra bối cảnh lịch sử cũng như sự tác động của các khuynh hướng, trào lưu văn học trên thế giới đối với văn chương Việt Nam. Trong thời kì trung đại, đó là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân của những bậc hiền triết, đại tài như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,... hay nỗi u hoài của các nhà thơ, nhà văn trước cuộc sống lầm than, đói khổ của người dân khi đất nước bị phương Bắc xâm lược. Đến thời kì cận đại, chúng ta chứng kiến sự nở rộ của phong trào Thơ mới với những thi sĩ nổi tiếng như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,... Cả một thời kì đen tối của dân tộc trong giai đoạn đầu khi Pháp cai trị được lột tả, thể hiện rõ ràng qua các tác phẩm “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố), “Chí Phèo” (Nam Cao), “Vợ nhặt” (Kim Lân),... Hay đó còn là tinh thần chiến đấu sục sôi, bất diệt trong các bài thơ “Việt Bắc” (Tố Hữu), “Dáng đứng Việt Nam”, (Lê Anh Xuân),...
Văn học là những cách tân, sáng tạo của người nghệ sĩ về mặt ngôn từ mà thông qua đó, họ tự nhận thức về chính mình và cuộc sống. Ta thấy một Nam Cao luôn ám ảnh với cái đói, cái nghèo, về tấn bi kịch không lối thoát của con người trước năm 45. Sau khi Cách mạng tháng Tám diễn ra thành công, ông rũ bỏ hoàn toàn chiếc áo cũ để khoác lên mình sự tự do, phóng khoáng và hăm hở đi theo Cách mạng. Chẳng phải thông qua văn chương, ta cũng có điểm nhìn mới về người nghệ sĩ hay sao?
Đặc biệt, văn chương còn khơi gợi những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc trong sáng, đẹp đẽ ở con người. Một tác phẩm văn học không đem đến cho con người bài học, ý nghĩa thì đó chỉ là một tác phẩm chết, không đáng một xu bởi “Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người” (M.Gorki). Vì thế, những nhà văn chân chính như Thạch Lam luôn tâm niệm rằng: “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú thêm.”.
Ngoài ra, chúng ta phải thừa nhận rằng, văn chương chính là phương tiện hữu hiệu để lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Những kinh nghiệm, mong ước của ông cha qua hàng nghìn năm được đúc rút thông qua các câu ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích,... hấp dẫn, li kì. Đời sống sinh hoạt làng xã với những thú vui, nét đẹp bình dị cũng được phản chiếu, khúc xạ trong một số tác phẩm đầy trau chuốt về mặt ngôn từ như “Chùa Đàn”, “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân. Hay đó còn là tinh hoa ẩm thực, sự chăm chút, cầu kì trong từng món ăn của người dân ở “Băm sáu phố phường” (Thạch Lam), “Thương nhớ mười hai” (Vũ Bằng),...
Đời sống tinh thần sẽ thật tẻ nhạt nếu không được bồi đắp, nuôi dưỡng bởi những áng văn hay. Chính vì vậy, mỗi người cần từ bỏ, thay đổi quan niệm: văn chương là phù phiếm. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta cần phải thay đổi nhận thức của chính mình. Tiếp đến là mở lòng đón nhận, thưởng thức văn chương bằng cách tích cực tham gia vào các hội chợ sách, các buổi diễn đàn, thảo luận, tọa đàm; đọc những bài phê bình trên các trang báo, sách để hiểu hơn về tác phẩm.
“Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có…”. Nếu đến với văn chương bằng tinh thần gượng ép, vô cảm thì mãi mãi, chúng ta sẽ không bao giờ cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp mà văn học chân chính đem đến cho loài người.
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: quan niệm đề cao quá đáng cái tôi cá nhân.
2. Thân bài:
- Giải thích cái tôi là gì?
+ Cái tôi cá nhân là sự tự nhìn nhận, đánh giá về giá trị của chính mình nhằm phân biệt bản thân với mọi người hay cá nhân khác.
- Nguyên nhân dẫn đến quan niệm: nhận thức chưa đúng đắn, sai lệch về giá trị, phẩm chất của mình.
- Hậu quả của việc quá đề cao cái tôi cá nhân:
+ Dễ bị ảo tưởng về bản thân: luôn đặt mình ở vị trí cao hơn so với người khác.
+ Không chấp nhận những ý kiến của người khác.
+ Dễ đi ngược lại với các giá trị, mục tiêu chung của cộng đồng.
+ Bị người khác ghét bỏ, khó chịu và tự biến mình thành kẻ “khác biệt” so với mọi người.
- Đề xuất một số giải pháp để từ bỏ quan niệm:
+ Chịu khó lắng nghe, học hỏi mọi người xung quanh.
+ Lắng nghe lí trí thay vì để cái tôi cá nhân áp đảo, điều khiển.
+ Có cái nhìn toàn diện, đa chiều về mọi việc trong cuộc sống.
+ Ghi nhận, tiếp thu những lời phản hồi, ý kiến góp ý của mọi người.
+ Học cách cân bằng, dung hòa giữa lợi ích chung với mục tiêu của riêng mình.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
Ngày nay, cái tôi cá nhân dần được mọi người coi trọng. Tuy nhiên, nhiều người lại quá đề cao cái tôi mà quên đi mất tập thể. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm, phổ biến trong đời sống hiện nay.
Chúng ta thường hay nghe về “cái tôi”, nhất là trong đời sống và văn học. Cái tôi được hiểu là sự tự nhìn nhận, đánh giá về giá trị của chính mình nhằm phân biệt bản thân với mọi người hay cá nhân khác. Đương nhiên, vì đây là quá trình tự nhận thức bản thân nên đương nhiên sẽ có sự sai lệch, nhận thức chưa đúng đắn về giá trị, phẩm chất.
Chúng ta là một cá nhân, được đặt trong vô vàn các mối quan hệ xã hội khác nhau. Nếu quá đề cao cái tôi cá nhân trong tập thể thì sẽ để lại rất nhiều hệ lụy, hậu quả không hay với mỗi người. Thứ nhất, chúng ta dễ rơi vào trạng thái bị ảo tưởng về chính mình, luôn đặt mình ở vị trí cao hơn so với người khác. Nói cách khác, khi cái tôi bị phát tiết quá mức thì chúng ta sẽ không còn đủ tỉnh táo để nhìn nhận sự vật, sự việc theo đúng bản chất vốn có. Từ đó, tâng bốc mình một cách thái quá.
Có một điều thường thấy ở những người quá đề cao cái tôi cá nhân là họ thường ít khi lắng nghe và không chịu chấp nhận ý kiến xung quanh. Những người như thế luôn tự coi mình là “cái rốn của vũ trụ”, xem mình là nhất, không chịu thua kém, ngang bằng với bất kì ai, cũng không quan tâm đến việc mình làm là sai hay đúng,... Chính việc đề cao cái tôi đã biến họ thành kẻ láo toét, ngông cuồng như con ếch trong truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” hay chú Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” (“Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài). Tôi tự hỏi rằng, liệu có bao giờ họ soi gương và nhìn lại bản thân mình như thế nào hay không? Cái tôi quá lớn đã trở thành nhà tù giam giữ họ trong sự tự mãn, kiêu căng của chính mình, để rồi đi ngược lại với các giá trị, mục tiêu chung và bị người khác ghét bỏ, khó chịu. Họ tự biến mình thành kẻ “khác biệt” so với mọi người, đi theo lối sống vị kỉ, không quan tâm đến cảm nhận của người khác.
Cái tôi hoàn toàn có thể kiểm soát. Để làm được điều đó, chúng ta cần học cách lắng nghe, ghi nhận, tiếp thu những lời phản hồi, ý kiến góp ý từ mọi người xung quanh. Thay vì để cái tôi cá nhân áp đảo, điều khiển, bạn hãy lắng nghe lí trí, có cái nhìn toàn diện, đa chiều về mọi việc trong cuộc sống. Đồng thời, học cách cân bằng, dung hòa giữa lợi ích chung với mục tiêu của riêng mình.
Con người ai cũng có cái tôi và cái tôi cũng như “con giao hai lưỡi”. Nó có thể đem đến thành tựu nhưng cũng có thể khiến bạn bị đau nếu không sử dụng đúng cách. Bởi “Cái tôi không phải là thứ sẵn có, mà là thứ liên tục hình thành thông qua lựa chọn hành động.” - John Dewey.
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.
2. Thân bài:
- Một số biểu hiện:
+ Ăn mặc thiếu vải, hở hang.
+ Kết hợp quần áo, phụ kiện quá kệch cỡm, “rườm rà”, rối mắt.
- Nguyên nhân dẫn đến quan niệm này:
+ Nhận thức yếu kém.
+ Thị hiếu thẩm mĩ không phù hợp.
+ Đua đòi, học theo những cá nhân khác.
- Lí do để từ bỏ quan niệm này:
+ Không phù hợp với chuẩn mực chung.
+ Khiến bản thân trở nên “lố bịch” trong mắt người khác.
- Đề xuất một số giải pháp để từ bỏ quan niệm này:
+ Trang phục không phải là yếu tố thể hiện đầy đủ giá trị của bản thân cho nên cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ.
+ Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
Trong thời đại hội nhập, toàn cầu hóa, con người được tiếp xúc với nhiều trào lưu, xu hướng mới trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có thời trang, làm đẹp. Tuy nhiên, do nhận thức yếu kém cùng cái nhìn phiến diện mà một số người cho rằng ăn mặc khác người là sành điệu đẹp đẽ. Đây là quan niệm thường gặp ở một bộ phận giới trẻ, cho thấy nhận thức lệch lạc, cần phải sửa chữa, thay đổi.
Trang phục không chỉ đơn thuần là làm đẹp cho bản thân mà còn là cách để chúng ta tạo được thiện cảm và thể hiện trình độ văn hóa đối với mọi người. Mặc đẹp là điều cần thiết song mặc thế nào để không “khác biệt”, lạc lõng với mọi người xung quanh lại là điều đáng được chú ý, coi trọng. Nhiều người cho rằng, chỉ cần ăn mặc thật đẹp, thật cầu kì là sẽ được mọi người ngưỡng mộ mà không biết rằng việc chọn trang phục phù hợp, đúng lúc đúng chỗ lại quan trọng hơn rất nhiều.
Rất nhiều bạn trẻ bắt chước theo trào lưu hoặc cách ăn mặc của thần tượng để thu hút sự chú ý của mọi người. Tuy nhiên, điều mọi người tập trung không phải là sự cuốn hút, lịch thiệp mà là nét lập dị, thừa thiếu vải. Họ không quan tâm đến lời nhận xét, góp ý của người khác mà vẫn kiên quyết, bảo thủ với lối ăn mặc của mình. Thậm chí, còn đi đến những nơi đông người như công sở, chùa chiền, quán cà phê,... gây ra sự phản cảm, khó chịu cho người khác. Suốt một thời gian dài, báo đài đưa tin về việc một số người ăn mặc hở hang vào chùa, trở thành điểm “xấu” trong môi trường thanh tịnh, trang nghiêm. Hành vi này xuất hiện ngày càng nhiều khiến các sư trụ trì phải dán biển cảnh báo “Cấm ăn mặc hở hang khi vãn cảnh chùa”. Đây quả là một thực trạng đáng buồn làm sao.
Từ trước cho đến nay, chưa bao giờ việc ăn mặc của giới trẻ lại khiến cho những nhà quản lí văn hóa lại đau đầu đến vậy. Nét đẹp của trang phục truyền thống dần bị đánh mất, thay vào đó là sự “lố bịch”, không phù hợp với chuẩn mực chung của cộng đồng. Giá trị của một con người không thể hiện qua những bộ đồ cầu kì, kiểu cách mà bộc lộ qua cách ứng xử, giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ; ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh.
Thói quen ăn mặc lịch sự không chỉ thể hiện tính cách, trình độ nhận thức, văn hóa của mỗi người mà còn góp phần kiến tạo một xã hội tươi đẹp, văn minh. Do vậy, chúng ta cần chú ý hơn đến cách ăn mặc của bản thân, sao cho vừa phô diễn được vẻ đẹp ngoại hình, vừa giữ gìn bản sắc, văn hóa của dân tộc Việt Nam.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Để bài luận trở nên thuyết phục người nghe, người đọc, em cần trình bày biểu hiện của thói quen hoặc quan niệm ấy. Từ đó, em hãy đưa ra các lý do nên từ bỏ, đề xuất các giải pháp phù hợp. Taimienphi.vn rất vui khi được đồng hành cùng em trong quá trình học môn Ngữ văn 10. Hãy theo dõi văn mẫu lớp 10 để không bỏ lỡ bất kỳ nội dung nào, em nhé!