1. Mở đoạn: giới thiệu hình ảnh so sánh.
2. Thân đoạn:
* Phân tích ý nghĩa hình ảnh so sánh:
- Khắc họa rõ nét cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô.
- Cho thấy ngòi bút tài hoa, trí tưởng tượng độc đáo của nhà văn.
* Liên hệ với câu thơ "Mặt trời đội biển nhô màu mới" ("Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận).
3. Kết đoạn: khẳng định nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân đã có những sáng tạo thú vị khi sử dụng so sánh "Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn". Nhờ hình ảnh so sánh độc đáo này, mặt trời hiện lên thật sinh động, hấp dẫn. Trước hết, mặt trời có khuôn hình tròn đầy, phúc hậu. Màu sắc của mặt trời thì đỏ như lòng trứng gà. Bằng việc sử dụng từ ngữ giàu sức gợi cùng khả năng quan sát tinh tế, Nguyễn Tuân đã miêu tả cụ thể, sống động cảnh bình minh qua hình ảnh mặt trời mọc. Từ đó, phác họa rõ nét khung cảnh kì vĩ, rực rỡ của thiên nhiên Cô Tô. Qua đây, ta thấy được ngòi bút sáng tạo, liên tưởng phong phú ở Nguyễn Tuân trong việc miêu tả thiên nhiên.
Trong đoạn trích "Cô Tô", nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển thông qua hình ảnh so sánh "Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn". Giờ đây, mặt trời được khắc họa một cách sinh động, ngộ nghĩnh. Khung cảnh mặt trời mọc cũng trở nên thi vị hơn bao giờ hết. Có thể thấy, hình ảnh so sánh đặc sắc đã góp phần làm nổi bật cảnh bình minh trên đảo Cô Tô. Đồng thời, giúp lời văn thêm thú vị và bay bổng. Từ đây, ta càng thêm khâm phục, ngưỡng mộ ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Trong đoạn trích "Cô Tô" của Nguyễn Tuân, em ấn tượng nhất với hình ảnh "Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn". Thông qua biện pháp so sánh này, hình ảnh mặt trời hiện lên sinh động, hấp dẫn hơn bao giờ hết. Người đọc có thể dễ dàng hình dung ra khuôn hình tròn đầy cùng sắc màu đo đỏ của mặt trời. Từ đó, cảm nhận được cảnh bình minh tuyệt sắc ở biển đảo Cô Tô. Có thể nói, những hình ảnh trên đã cho thấy tài năng nghệ thuật đỉnh cao của nhà văn Nguyễn Tuân.
Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trong đoạn trích "Cô Tô" của nhà văn Nguyễn Tuân đã đem đến cho em nhiều rung động sâu sắc. Để có thể khắc họa rõ nét khung cảnh ấy, nhà văn đã sáng tạo nên một hình ảnh hết sức thi vị "Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn". Hình ảnh so sánh đã giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về hình dạng và màu sắc của mặt trời. Đồng thời, thông qua đó, làm nổi bật khung cảnh thiên nhiên kì vĩ, tráng lệ ở Cô Tô. Thật thiếu sót khi nói về cảnh mặt trời mọc mà chúng ta lại không nhắc tới câu thơ "Mặt trời đội biển nhô màu mới" trong bài "Đoàn thuyền đánh cá". Câu thơ của Huy Cận đã mang tới hình dung cụ thể về trạng thái của mặt trời lúc bình minh "đội biển" và "nhô màu mới". Trong khi đó, nhà văn Nguyễn Tuân lại tập trung miêu tả đường nét, sắc màu ở mặt trời. Qua đây, ta thấy được ngòi bút, trí tưởng tượng tinh tế, độc đáo của mỗi tác giả.
Trong đoạn trích "Cô Tô", để tả cảnh mặt trời mọc, nhà văn Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên một hình ảnh hết sức thú vị "Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn". Mượn hình ảnh lòng đỏ trứng tròn đầy, nhà văn phác họa rõ nét khung cảnh mặt trời thức giấc ở phía Đông. Mặt trời xuất hiện với hình dạng tròn trịa như lòng đỏ trứng gà. Quả là một phép liên tưởng thú vị, độc đáo! Qua đây, ta thấy được ngòi bút tài hoa cùng trí tưởng tượng phong phú của nhà văn trong việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên. Viết về cảnh mặt trời mọc, nhà thơ Huy Cận cũng có sự sáng tạo tài tình "Mặt trời đội biển nhô màu mới". Có thể thấy, cả hai tác giả đều gợi lên khung cảnh rực rỡ, lộng lẫy lúc ban mai. Nếu như Huy Cận tập trung diễn tả trạng thái của mặt trời "đội biển" và "nhô màu mới" thì Nguyễn Tuân lại thiên về phác họa hình dáng và màu sắc. Như vậy, mỗi tác giả lại có cho mình một phong cách riêng biệt. Chính những nét khác biệt ấy đã làm nên sự độc đáo trong cảm nhận và miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Tuân.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Đối với dạng bài này, em cần tập trung phân tích tác dụng của hình ảnh so sánh. Ngoài bài tham khảo trên, Taimienphi.vn còn rất nhiều bài văn mẫu lớp 6 chất lượng khác như:
- Viết một đoạn văn tả cảnh bầu trời Cô Tô sau trận bão
- Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của đảo Cô Tô
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hang Én