Soạn bài: Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Soạn bài Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện

 

Soạn bài Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện, Ngắn 1

Câu 1 (trang 132 sgk Tiếng Việt 4) : Đọc ba đề bài đã cho (SGK trang 132) Đề bài nào trong ba đề trên thuộc lại văn kể chuyện. Vì sao

Trả lời:
- Em chọn đề (2) "Em hãy kể chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể"
- Vì đề yêu cầu kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể. Chuyện có nhân vật có cốt truyện có diễn biến các sự việc và ý nghĩa về tấm gương rèn luyện thân thể.

Câu 2 (trang 132 sgk Tiếng Việt 4) : Kể một câu chuyện về một trong các đề tài đã cho (SGK trang 132)

Trả lời:
Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện giữa tôi và Hoàng. Hoàng là một cậu bé tật nguyền ở cạnh nhà tôi. Nhà Hoàng nghèo lắm. Bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Giờ đây cậy đã chín tuổi bị liệt hai chân sau một cơn sốt bại liệt. Trông cậu rất đáng thương. Hồi cậu mới năm tuổi tôi thường hay sang nhà cậu chơi. Hoàng mến tôi lắm. Tôi nói với Hoàng sang năm đi học với tớ. Nghe tôi nói vậy Hoàng cúi xuống nhìn đôi chân mình rồi ngước lên nhìn tôi nói: Nam đi học về, sang đây dạy mình với nhé" Nói xong nước mắt Hoàng chảy ra . Thấy Hoàng buồn tôi thương lắm. Tối đó, bố tôi từ cơ quan về, tôi nói với bố: "Con thấy Hoàng tội nghiệp quá bố ạ! Hoàng rất muốn đi học nhưng không có điều kiện. Có cách gì giúp Hoàng không bố?" Bố tôi bảo: Bố sẽ viết đơn xin cho Hoàng đi học. Con việc đi lại bố sẽ tính sau. Sáng hôm sau tôi vội chạy sang báo tin cho Hoàng. Cậu phấn khởi lắm, ôm chầm lấy tôi. Một tháng sau bố tôi mua về một chiếc xe lăn mới tinh. Chiếc xe do hội từ thiện của tỉnh tặng cho Hoàng. Thế là Hoàng có được phương tiện đi lại. Ngày nào tôi cũng phụ giúp Hoàng đến trường. Giờ đây tôi với Hoàng đã lên lớp bốn. Chúng tôi đều là học sinh giỏi cả. Mẹ Hoàng rất quý tôi, có gì ngon cô thường đem qua cho tôi ăn. Tôi kể chuyện này cho các bạn nghe không phải là kể ơn với Hoàng mà là muốn nói đến sự cảm thông chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của hai chúng tôi. Chỉ có tình bạn chân chính mới hiểu nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

 

Soạn bài Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện, Ngắn 2

1. Cho 3 đề bài như sau :
- Đề 1 : Lớp em vừa có một bạn theo gia đình chuyển đi xa. Em hãy viết thư thăm bạn và kể tình hình học tập của lớp cho bạn em biết.
- Đề 2 : Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.
- Đề 3 : Em hãy tả chiếc áo hoặc chiếc váy em mặc đến trường hôm nay.
Đề nào trong 3 đề trên thuộc loại văn kể chuyện ? Vì sao ?

Trả lời:
- Đề 2 thuộc loại văn kế chuyện:
-Đề 2- Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.
(Đề 1 thuộc loại văn viết thư, Đề 3 thuộc loại văn miêu tả)
Khi làm đề 2, học sinh kể một câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa... ở đề này nhân vật là một tấm gương rèn luyện thân thể.

2. Kể một câu chuyện về một trong các đề tài sau :
a) Đoàn kết, thương yêu bạn bè.
b) Giúp đỡ người tàn tật.
c) Thật thà, trung thực trong đời sống.
d) Chiến thắng bệnh tật.

Trả lời:

Tham khảo câu chuyện sau:

Câu chuyện về đề tài: đoàn kết, thương yêu bạn bè.

Phần thưởng

Na là một cô bé tốt bụng, ở lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt... Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi.

Cuối năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào.
Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì có về bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo.
Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.

Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ các em cũng hồi hộp. Bất ngờ cô giáo nói:
- Bây giờ cô sẽ trao một phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tấm lòng thật đáng quý.

Na không biết mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.

Phỏng theo BLAI-TƠN (Lương Hùng dịch)

3. Trao đổi với các bạn cùng tổ, cùng lớp về câu chuyện em vừa kể:
a) Câu chuyện có những nhân vật nào ?
b) Tính cách của các nhân vật được thể hiện ờ những chi tiết nào ?
c) Câu chuyện nói với em điều gì ?
d) Câu chuyện được mở đầu và kết thúc theo những cách nào ?

Trả lời:

Trao đổi về câu chuyện (học sinh tự làm).

-------------------------HẾT---------------------------

Ngoài Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện, để học tốt Tiếng Việt 4 hơn các em cần tìm hiểu thêm các bài viết khác như Soạn bài Chú đất nung, tập đọc cũng như Soạn bài Chiếc áo búp bê, nghe viết nằm trong phần soạn bài SGK Tiếng Viết lớp 4.

Tham khảo Soạn văn Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện trang 132 SGK Tiếng Việt 4, tập 1 dưới đây sẽ giúp các em biết nhận diện thể loại văn kể chuyện và được rèn luyện kĩ năng kể chuyện qua việc thực hành với một đề bài cụ thể.

ĐỌC NHIỀU