* Gợi ý trả lời các câu hỏi:
- Tác dụng: thể hiện cảm xúc bâng khuâng, tiếc nuối của nhân vật trữ tình khi hoàng hôn sắp buông.
- Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu như: "chăn trâu", "thả diều", "gió đông", "con diều", "củ khoai nướng"...
- Tác dụng: thông qua những hình ảnh tiêu biểu, tác giả gợi lên hình ảnh đồng quê thanh bình.
- Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện gián tiếp, thông qua những hình ảnh: chăn trâu, thả diều, nướng khoai.
- Em học được những điều khi làm thơ lục bát là:
+ Xác định được đề tài gần gũi, phù hợp với bản thân.
+ Từ đề tài ấy, tìm các hình ảnh, chi tiết độc đáo.
+ Nên tuân thủ các quy tắc về số chữ, vần, nhịp và thanh điệu.
+ Nên sử dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa,...
- Xác định đề tài dựa vào những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về những thứ nhìn thấy, cảm nhận hoặc tưởng tượng.
- Ý tưởng đó có thể là:
+ Những sự việc, con người,... để lại ấn tượng trong em.
+ Cảm xúc mà em muốn chia sẻ với mọi người.
+ Bất cứ hình ảnh, sự việc mà em nghĩ đến khi đang chuẩn bị viết bài.
- Từ những ý tưởng đã tìm được -> thể hiện chúng thành các dòng thơ.
- Chú ý đến thanh điệu và cách hiệp vần.
- Nếu câu thơ chưa theo đúng luật thơ lục bát, hãy tìm các từ đồng nghĩa để thay thế cho phù hợp.
- Nên sử dụng các biện pháp tu từ như: nhân hóa, so sánh, điệp từ,...
- Có thể đọc diễn cảm câu thơ để xem xét nó đã phù hợp với cảm xúc mà em muốn bày tỏ hay không.
- Viết các câu tiếp theo dựa vào quy trình trên.
- Đọc lại toàn bộ bài thơ và chỉnh sửa (nếu cần).
- Chia sẻ với mọi người xung quanh: gia đình, thầy cô, bạn bè.
- HS lựa chọn đề tài và thực hành viết theo quy trình hướng dẫn.
* Gợi ý
Tràng An
Non xanh nước biếc hữu tình
Tràng An, Bái Đính, Ninh Bình gọi mời
Núi non trùng điệp vời vợi
Ôm ngang dòng chảy đầy vơi trong xanh
Xa xa nào động nào hang
Thuyền người tấp nập sang ngang bến đò.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Hi vong, qua nội dung trên đây, em sẽ nắm chắc quy định về luật, vần, nhịp và thanh điệu của thể thơ lục bát, đồng thời bước đầu biết cách làm một bài thơ hoàn chỉnh. Để chuẩn bị cho những bài tiếp theo, em có thể tham khảo bài soạn, văn mẫu lớp 6 khác:
- Bài thơ Hoa bìm: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
- Soạn bài Ôn tập bài 3