Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - KNTT

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 ngắn nhất Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 47 48 ngắn nhất

1. Trong bài thơ "Mây và sóng", "mây" và sóng" là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể gợi cho em liên tưởng tới những đối tượng nào?

Trả lời:
Trong bài "Mây và sóng", hai hình ảnh "mây" và "sóng" là những hình ảnh ẩn dụ, gợi cho em liên tưởng tới những đối tượng:
- "Mây" và "sóng" tượng trưng cho thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng.
- "Mây" và "sóng" đại diện cho những điều kì bí, huyền ảo mà con người chưa thể khám phá.
- "Mây" và "sóng" còn ẩn dụ cho những cám dỗ của cuộc đời.

2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh "bình minh vàng", "vầng trăng bạc" và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Trả lời:
- Hình ảnh "bình minh vàng":
+ Biện pháp tu từ được sử dụng: ẩn dụ.
+ Tác dụng: gợi cho người đọc những liên tưởng về một không gian tráng lệ, vạn vật được bao phủ trong màu vàng của ánh mặt trời.
- Hình ảnh "vầng trăng bạc":
+ Biện pháp tu từ được sử dụng: ẩn dụ.
+ Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp của vầng trăng và gợi mở ra thế giới kì diệu.

Thực hành tiếng Việt trang 47 lớp 6 tập 1 ngắn gọn

3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
Trả lời:
- Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ: "lăn, lăn, lăn mãi".
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh vào khát vọng được chơi đùa, niềm hạnh phúc khi ở bên mẹ.
+ Qua đó, thể hiện tình cảm sâu sắc em bé dành cho mẹ.

4. Trong bài thơ "Mây và sóng" có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Hãy cho biết dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó.
Trả lời:
Dấu câu được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp trong bài thơ "Mây và sóng" là dấu ngoặc kép.

5. "Bọn tớ" trong những lời nói trực tiếp ở bài "Mây và sóng" dùng để chỉ những ai?
Trả lời:
"Bọn tớ" trong những lời nói trực tiếp ở bài "Mây và sóng" dùng để chỉ những người "trên mây" và "trên sóng".

6. Trong tiếng Việt, ngoài "bọn tớ" còn có một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như "chúng ta", "chúng tôi", "bọn mình", "chúng tớ",... Có thể dùng một từ nào trong số đó để thay cho bọn tớ trong bản dịch không? Vì sao?
Trả lời:
Có thể dùng từ như "bọn mình" để thay cho "bọn tớ" trong bản dịch vì những từ đó vẫn mang ý nghĩa chỉ người "trên mây" và "trên sóng" muốn mời em bé đi chơi cùng.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Biện pháp tu từ ẩn dụ là nội dung kiến thức tương đối khó với các em học sinh. Đừng lo vì Taimienphi.vn luôn đồng hành và hỗ trợ các em trong quá trình học. Bên cạnh bài soạn trên, các em có thể tham khảo thêm bài soạn văn mẫu lớp 6 khác như:
- Soạn bài Bức tranh của em gái tôi ngắn nhất, Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả ngắn nhất Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Đến với bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 47 sách Ngữ văn 6, Kết nối tri thức, học kì I, các em sẽ được làm quen với biện pháp tu từ ẩn dụ và tiếp tục luyện tập dấu câu, đại từ. Dưới đây là bài soạn ngắn gọn do Taimienphi.vn cung cấp.
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU