Soạn bài Thực hành đọc: Những khuôn cửa yêu dấu, Ngữ văn lớp 7 KNTT

 

Soạn bài Thực hành đọc: Những khuôn cửa yêu dấu (Trương Anh Ngọc), Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn bài Những khuôn cửa dấu yêu
 

1. Những đặc điểm cho thấy văn bản thuộc thể loại tản văn.

Những đặc điểm cho thấy văn bản thuộc thể loại tản văn là:
- Người viết dựa trên những quan sát về các ô cửa sổ, từ đó thể hiện, bộc lộ cảm xúc, tình cảm với nước Ý xinh đẹp.
- Bài viết có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự, trữ tình, miêu tả:
+ Tự sự: "Tôi đã đi qua đó bao lần [...] mỗi khi mùa sang",...
+ Miêu tả: "Mùa xuân và hè, lá xanh mơn mởn lấp kín bức tường rêu phong",...
+ Trữ tình: "Tôi yêu bức tường có khuôn của xanh ở Bô-rờ-gô Pi-ô",...
- Ngôn ngữ: mộc mạc, giản dị nhưng những lời trò chuyện tâm tình "Có một ô cửa sổ tôi nhớ mãi", "Đấy là góc phố ưa thích của tôi",...

Soạn bài Những khuôn cửa dấu yêu của Trương Anh Ngọc
 

2. Vẻ đẹp của đất nước và con người I-ta-li-a (Italia).

* Vẻ đẹp đất nước I-ta-li-a:
- Vẻ đẹp thiên nhiên:
+ "Mùa xuân và hè, lá xanh mơn mởn lấp kín bức tường rêu phong".
+ "Mùa thu, lá cây chuyển màu. Bức tường trở thành một bức tranh màu vàng úa dưới nắng thu".
+ "Đầu đông, lá cây chuyển sang đỏ và héo dần".
+ "Tiếng róc rách chảy từ đó càng làm cho khung cảnh trở nên lắng đọng và êm ả theo bốn mùa...".
+ "dọc con đường A-man-phi huyền thoại, hoa luôn nở đỏ hoặc tím trên những bức tường, những khuôn cửa, ban công, chìa ra cả phía biển".
- Vẻ đẹp của các con phố ở Ý:
+ "...một thành phố pha trộn cả nét mới và cổ kính, không tráng lệ mà thâm trầm, lãng mạn, chầm chậm trôi cùng với thời gian".
+ "Trong cái thế giới bảng lảng ấy, những cửa sổ giống như đôi mắt của các căn nhà nhìn ra cuộc sống".
+ "Dưới nắng, chăn và quần áo phấp phới bay".
+ "Những cửa sổ đầy hoa mở ra phía biển để đón gió, đón nắng và gửi lại cho thế giới bên ngoài lòng yêu cuộc sống thiết tha từ những đôi mắt nhìn ra từ khuôn cửa ấy".
=> Vẻ đẹp đất nước I-ta-li-a được hiện lên sinh động, lãng mạn và nên thơ.
* Vẻ đẹp con người I-ta-li-a:
- "Người Ý rất yêu cửa sổ, và thường chăm chút, trang trí chúng theo sở thích riêng".
- "Biết bao nhiêu người Ro-ma đã đi qua đây, bao nhiêu Giáo hoàng, Hồng y và những thế hệ người khác đã đặt chân lên nơi đây, dừng chân, khum tay uống nước và uống ở cái vòi chảy suốt ngày đêm..."
- "Những bà xơ đi qua, bóng áo xám của dòng tu in trên nền gạch".
- "Một đôi uyên ương hôn nhau ở góc phố".
- "Ông bồi bàn già quen thuộc mà tôi yêu mến của quán An Pa-xê-tô gần đó đang đứng tựa cửa và hát một điều gì đó".
- "Những và già vẫn thỉnh thoảng nhoài người phơi quần áo trên đó, hoặc đôi khi họ im lặng tựa cửa nhìn đời trôi dưới đường".
=> Con người I-ta-li-a thân thiện, gần gũi có những nét lãng mạn đặc trưng.

3. Những cảm xúc của tác giả về đất nước và con người I-ta-li-a.

Tác giả bộc lộ tình cảm yêu thương mãnh liệt với đất nước và con người I-ta-li-a: "Tôi yêu bức tường có khuôn cửa xanh ở Bô-rờ-gô Pi-ô [...]. Yêu khu Tơ-ra-xtê-vê-rê...", "Chỉ cần nhìn những khuôn cửa của những người không quen biết ấy, ta cũng có thể đoán được phần nào đấy họ là ai và tự nhiên thấy họ gần gũi với mình.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Để có thể đọc hiểu một văn bản, em cần nắm chắc các đặc trưng thể loại. Từ đó, vận dụng vào việc tìm hiểu, phân tích nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Taimienphi.vn còn rất nhiều bài soạn, văn mẫu lớp 7 khác trong chương trình Ngữ văn 7 như:
- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5
- Soạn bài Ôn tập học kì I

Mời em tham khảo nội dung Soạn bài Thực hành đọc: Những khuôn cửa yêu dấu ngắn nhất, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức với cuộc sống, học kì I để nắm chắc các kiến thức về đặc điểm của thể loại tản văn, đồng thời rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản.
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU