Từ | Bổ sung ý nghĩa | Vị trí | Ý nghĩa |
Hai | Chàng | trước danh từ | bổ nghĩa số lượng |
Một trăm | Ván cơm nếp | trước danh từ | bổ nghĩa số lượng |
Một trăm | Nệp bánh chưng | trước danh từ | bổ nghĩa số lượng |
Chín | Ngà | trước danh từ | bổ nghĩa số lượng |
Chín | Cựa | trước danh từ | bổ nghĩa số lượng |
Chín | Hồng mao | trước danh từ | bổ nghĩa số lượng |
Một | Đôi | trước danh từ | bổ nghĩa số lượng |
Sáu | Đời Hùng Vương | sau danh từ | bổ nghĩa thứ tự |
Giống | Đứng trước là danh từ |
Khác | Chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật đối lập chỉ số lượng và thứ tự của sự vật |
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau | |||
t1 | t2 | T1 | T2 | s1 | s2 |
cả | Các Những mấy vạn | kẻ | Hoàng Tử Tướng lĩnh | thua trận |
I- Số từ:
Trả lời câu hỏi tìm hiểu (trang 128 SGK)
1. Từ hai bổ sung ý nghĩa cho từ chàng, ý nghĩa số lượng (không phải ba mà là chỉ hai).
Hai từ một trăm bổ sung ý nghĩa cho 2 cụm từ ván cơm nếp và nệp bánh chưng, bổ sung ý nghĩa về số lượng. (không phải hai trăm mà chỉ là một trăm).
Các từ chín bổ sung ý nghĩa cho từ ngà, cựa, hồng mao bổ sung ý nghĩa về số lượng (không phải mười mà chỉ là chín).
Từ một bổ sung ý nghĩa cho từ đôi (chỉ một đôi chứ không phải hai đôi).
Các từ bổ sung ý nghĩa cho các từ sau nó như đã phân tích ở trên đều đứng trước danh từ (từ được bổ nghĩa).
Riêng từ sáu thì bổ nghĩa cho từ Hùng Vương nhưng lại đứng sau danh từ và chỉ thứ tự (chứ không phải số lượng) (thứ sáu chứ không phải thứ 2, 3)
2. Từ đôi không phải là số từ vì nó không đứng trước danh từ, khi đứng sau lại sau một số từ chứ không phải danh từ. Ý nghĩa của nó không phải là số lượng đơn thuần mà là một số lượng đã được tập hợp và khái quát có giá trị như một danh từ chỉ đơn vị.
3. Thí dụ về một số từ như từ đôi: tá, cặp, chục (khác mười), trăm.
Chú ý: trăm công nghìn việc (trăm không chỉ số lượng chính xác mà có nghĩa là nhiều).
II- Lượng từ:
Trả lời câu hỏi tìm hiểu (trang 129 SGK)
1. Nghĩa của các từ các, những, cả mấy trong câu trích truyện Thạch Sanh giống với số từ ở chỗ đều nói đến một số sự vật (nhiều hơn một) nhưng khác với số từ ở chỗ: nó chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
Một số từ có ý nghĩa và công dụng tương tự:
Từng đống hoa quả, cả bọn học sinh, hai đám tranh cãi, nhóm vận động viên, cả lũ trẻ con...
III- Luyện tập (trang 129 SGK).
1. Số từ: một, hai, ba... (câu 1): ý nghĩa: diễn tả thời gian diễn ra lần lượt của đêm theo độ dài 1/5 đêm (đêm năm canh). Trong câu: với các dấu chấm lửng, các từ đó làm ta nghĩ đến là Bác không ngủ được và đang đếm thời gian đang trôi trong đêm.
Bốn, năm (câu 3): từ chỉ thứ tự. Ý nghĩa: từ chỉ các canh diễn ra trước và sau.
Trong câu thơ, hai từ chỉ ra thời điểm cuối cùng trong đêm, Bác chợp mắt được một chút, chứng tỏ cả 3 canh trước, Bác đều thức.
2.
3. Từng và mỗi đều chỉ ý phân phối, tách riêng từng cá thể sự vật, nhưng từng hàm ý “lần lượt, cái trước, cái sau, nhiều cái”, còn mỗi không có ý đó, chỉ có ý tách ra và phân phối (mỗi người một việc).
Từng dãy núi: nhiều dãy núi, lần lượt dãy trước, dãy sau.
Mỗi người mỗi ngả: nhiều người, nhiều ngả, tản ra các ngả (cùng một lúc, không theo lần lượt trước sau).
4. Chính tả: Chú ý cách viết và giải thích các từ chỉ số và lượng trong bài viết.
--------------------------HẾT---------------------------
Bài đang học Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự trang 38 SGK Ngữ Văn 6 tập 1, hãy tìm hiểu thêm để nâng cao kiến thức Ngữ Van 6.