Soạn bài Ôn tập học kì II ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

Soạn bài Ôn tập học kì II ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

Soạn bài Ôn tập học kì II ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT
 

I. Hệ thống hóa kiến thức đã học

* Gợi ý trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 124 SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

- Loại văn bản:

+ Văn bản văn học: Nguyễn Trãi - "Dành còn để trả nợ dân này", "Quyền năng của người kể chuyện".

+ Văn bản thông tin: "Thế giới đa dạng của thông tin".

+ Văn bản nghị luận: "Hành trang cuộc sống".

- Thể loại văn bản:

+ Thơ: "Bình Ngô đại cáo", "Bảo kính cảnh giới", "Dục Thúy sơn" (Nguyễn Trãi), "Con đường không chọn" (Rô-bớt Phờ-rớt).

+ Tiểu thuyết: "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" (Vích-to Huy-gô).

+ Truyện ngắn: "Dưới bóng hoàng lan" (Thạch Lam), "Một chuyện đùa nho nhỏ" (An-tôn Sê-khốp), "Con khướu sổ lồng" ( Nguyễn Quang Sáng).

+ Văn bản thông tin: "Sự sống và cái chết" (Trịnh Xuân Thuận), "Nghệ thuật truyền thống của người Việt" (Nguyễn Văn Huyên), "Phục hồi tầng ozone" (Lê My).

+ Bài luận về bản thân: "Về chính chúng ta" (Carlo Rovelli), "Một đời như kẻ tìm đường" (Phan Văn Trường).

Câu 2 trang 124 SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

- Điểm đặc biệt ở bài 6 (Nguyễn Trãi - "Dành còn để trợ dân này") so với các bài học khác:

+ Các văn bản ở bài 6 đều là các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi. Còn các bài học khác sẽ học về các văn bản, tác phẩm theo chủ đề hoặc theo thể loại.

Câu 3 trang 124 SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

- Những kiến thức về thể loại truyện được chú ý bổ sung, nhấn mạnh ở bài 7, so với những bài trước đó:

+ Ngôi kể: người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3. Tác dụng của từng ngôi kể.

+ Điểm nhìn và lời kể chuyện.

+ Quyền năng của người kể chuyện.

Câu 4 trang 124 SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

Thống kê các nội dung thực hành tiếng Việt:

- Những hiểu biết về phương tiện phi ngôn ngữ giúp:

+ Dễ dàng nắm bắt được những thông tin khi đọc văn bản.

+ Viết bản nội quy, bản hướng dẫn công cộng trở nên cụ thể, sinh động hơn.

Câu 5 trang 124 SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

Câu 6 trang 124 SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

- Những nội dung nói và nghe đã học:

+ Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau.

+ Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau.

+ Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

+ Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.

- Nội dung nói và nghe em hứng thú nhất đó là: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ. Bởi vì:

+ Giúp em tiếp cận với nhiều mặt, vấn đề của đời sống, có cái nhìn toàn diện về xã hội hiện nay.

+ Khi trình bày bài thuyết trình, việc sử dụng kết hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ giúp em và các bạn có thêm hứng thú. Đồng thời, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo ở người học.

Soạn bài Ôn tập học kì II ngắn gọn, Ngữ văn 10 - KNTT
 

II. Luyện tập và vận dụng

* Gợi ý trả lời các câu hỏi:

1. Đọc

Câu hỏi 1 trang 126, SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

- Văn bản "Vật liệu thông minh" nhắc ta nhớ đến văn bản: "Sự sống và cái chết", "Nghệ thuật truyền thống của người Việt", "Phục hồi tầng ozone".

=> Đều là văn bản thông tin, cung cấp cho người đọc những tri thức về cuộc sống.

- Văn bản "80 năm nhìn lại" nhắc ta nhớ đến văn bản: " Về chính chúng ta", "Con đường không chọn", "Một đời như kẻ tìm đường".

=> Đều là những văn bản bàn luận về một vấn đề nào đó.

Câu hỏi 2 trang 126, SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

- Yếu tố tự sự, biểu cảm thể hiện đậm nét trong văn bản "80 năm nhìn lại".

- Lí do xuất hiện: bởi văn bản "80 năm nhìn lại" là bài luận chia sẻ về chính trải nghiệm của tác giả nên không thể thiếu yếu tố tự sự, miêu tả.

- Ý nghĩa:

+ Giúp tác giả dễ dàng bày tỏ chính những cảm nhận, đánh giá của mình.

+ Giúp người đọc cảm nhận được những suy ngẫm của người viết.

Câu hỏi 3 trang 126, SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

- Những câu có sử dụng biện pháp chêm xen:

+ "Đây là những chất rắn [...] áp lực hoặc độ ẩm".

+ "Nhìn chung, chức năng [...] tự khắc phục và thay đổi trạng thái (đóng băng và tan chảy)".

+ "Và vật liệu thông minh [...] bên trong".

Câu hỏi 4 trang 126, SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

- Chủ đề được tác giả gợi lên không chỉ là vật liệu thông minh mà còn muốn nhấn mạnh sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật tiên tiến.

Câu hỏi 5 trang 126, SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

- Cả hai văn bản, theo những cách khác nhau, đều chứa đựng những điều bổ ích về bước đường tương lai của chính chúng ta. Em đồng tình với ý kiến. Bởi vì:

+ Văn bản 1 giúp ta nhận thức được sự tiến bộ của thế giới. Vậy nên, mỗi người cần cố gắng học hỏi không ngừng để không bị bỏ lại phía sau.

+ Văn bản 2 giúp ta biết trân trọng cuộc sống, sống có ý nghĩa hơn mỗi ngày.

2. Viết

Đề 4: Theo quan sát và trải nghiệm của bạn, ở không gian sinh hoạt cộng đồng nào còn thiếu những quy định, hướng dẫn về hành vi ứng xử cần có cho mọi người? Trong vai người được một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ủy nhiệm, bạn hãy hoàn thành một bản nội quy hay hướng dẫn nơi công cộng góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, có văn hóa.

2.1. Dàn ý bản nội quy hay hướng dẫn nơi công cộng góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh:

a. Mở đầu:

- Tên của tổ chức ban hành nội quy/hướng dẫn.

- Tên nội quy/hướng dẫn.

- Lời dẫn.

b. Nội dung chính:

- Các yêu cầu, quy định của tổ chức.

- Các hành vi cần được thực hiện hoặc không được phép thực hiện.

c. Kết thúc: Đóng dấu của tổ chức ban hành nội quy/hướng dẫn.

2.2. Bài mẫu tham khảo:

QUY ĐỊNH DỌN VỆ SINH XÓM YÊN HOA

Để đảm bảo không gian sinh sống chung luôn sạch sẽ, lành mạnh, trưởng thôn Yên Hoa yêu cầu tất cả công dân tại xóm thực hiện nghiêm túc việc vệ sinh, dọn dẹp theo những quy định sau đây:

I. Phân công dọn vệ sinh:

- Số lượng: mỗi gia đình/ một người.

- Dọn dẹp vệ sinh thôn, xóm vào sáng chủ nhật hàng tuần.

- Tập trung ở nhà văn hóa thôn.

II. Yêu cầu về dụng cụ:

- Chổi cứng.

- Hót rác.

- Cuốc, xẻng.

III. Quy trình dọn vệ sinh:

- Từ 8h-9h30:

+ Quét dọn các con đường nhỏ.

+ Chăm sóc những bồn cây.

- 9h30-10h30:

+ Dọn sạch những cống, rãnh thoát nước.

+ Trồng thêm cây xanh.

IV. Yêu cầu về việc vệ sinh thôn xóm:

- Mỗi công dân cần đến nhà văn hóa thôn trước 10 phút.

- Khi đến mang đầy đủ dụng cụ theo phân công.

- Lao động với tinh thần tích cực, vui vẻ, hòa đồng với mọi người.

- Tất cả các công dân cần có ý thức chung tay bảo vệ môi trường bằng những việc làm nhỏ nhất.

Đại diện trưởng thôn,       

   Kí tên                                         

      

3. Nói và nghe

Nội dung 3: Tự hiểu mình có dễ không và làm thế nào để hiểu? Hãy thực hiện bài thuyết trình về vấn đề trên.

3.1. Dàn ý bài nói Tự hiểu mình có dễ không và làm thế nào để hiểu?

a. Mở đầu:

- Giới thiệu vấn đề: Tự hiểu mình có dễ không?

b. Nội dung chính:

- Giải thích:

+ Tự hiểu mình là biết mình đang cần gì, muốn gì và nên làm gì.

- Chứng minh: Tự hiểu mình không phải là dễ:

+ Chúng ta khó đưa ra quyết định, khó thiết lập và đạt được mục tiêu, không biết mình muốn làm gì.

+ Cuộc sống phức tạp, đa chiều. Vậy nên, đôi khi ta đi tìm kiếm câu trả lời bên ngoài chính mình.

- Những cách để có thể hiểu mình:

+ Thay đổi tư duy, không nên tự dối lòng mình mà nên đối diện với sự thật.

+ Không ngại khó, ngại khổ để tìm ra được khả năng của mình.

c. Kết thúc: Khẳng định lại vấn đề và nêu lên bài học.

3.2. Bài nói tham khảo Tự hiểu mình có dễ không và làm thế nào để hiểu?

Xin chào cô và các bạn. Em tên là Phương Thảo. Trong tiết Nói và nghe hôm nay, em xin thay mặt cho nhóm 3 trình bày suy nghĩ về vấn đề "Tự hiểu mình có dễ không và làm thế nào để hiểu?".

Đã bao giờ giữa dòng đời, bạn chợt dừng lại và tự hỏi "Mình có đang hiểu chính bản thân?", "Tại sao cuộc sống lại vô nghĩa như vậy". Những câu hỏi ấy chính là minh chứng cho việc chúng ta chưa thực sự hiểu bản thân.

Nếu bạn biết mình đang làm gì, cần gì, sống vì thứ gì thì đó là tự thấu hiểu mình. Thế nhưng, thấu hiểu bản thân đến nay vẫn là vấn đề khó khăn nhất của đời người. Rất ít người trong chúng ta tự hiểu được chính mình. Phải chăng, cuộc sống đa chiều, phức tạp nên ta sợ hãi, lo lắng không dám đi theo tiếng nói của lòng mình?

Vậy, theo các bạn làm như thế nào để có thể tự hiểu mình? Đầu tiên, mỗi người cần tự hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, tính cách của bản thân. Chỉ có bạn mới hiểu chính con người mình, vì vậy đừng đi tìm câu trả lời từ người khác. Tiếp đến, trước khi làm bất cứ một công việc, hãy bình tĩnh lắng nghe trái tim muốn gì. Đừng bao giờ hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ.

Hiểu được bản thân là một hành trình dài cả đời, yêu cầu chúng ta cần cố gắng từng ngày. Vậy nên, đừng bao giờ sợ hãi và nản lòng.

Bài thuyết trình của nhóm 3 đến đây là kết thúc. Em xin cảm ơn cô, các bạn đã lắng nghe. Mong rằng, bài thuyết trình trên sẽ mang đến cho các bạn nhiều bài học.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Bài Ôn tập học kì II đã giúp em tổng hợp lại kiến thức trong cả học kì. Em có thể tham khảo một số nội dung bài văn mẫu lớp 10 khác trên Taimienphi.vn để có những định hướng làm bài như: Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 9 đầy đủ nhất, Soạn bài Mãi mãi tuổi hai mươi ngắn gọn theo chương trình.

 

 

Kết thúc năm học, em cần hệ thống hóa lại kiến thức để ôn tập. Hãy cùng tổng hợp và củng cố toàn bộ tri thức qua phần Soạn bài Ôn tập học kì II ngắn nhất trang 124, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU