Soạn bài Ôn tập bài 2, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập bài 2, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo

1. Dựa vào đâu có thể khẳng định rằng "Ếch ngồi đáy giếng", "Thầy bói xem voi", "Hai người bạn đồng hành và con gấu", "Chó sói và chiên con" là truyện ngụ ngôn?
Trả lời:
"Ếch ngồi đáy giếng", "Thầy bói xem voi", "Hai người bạn đồng hành và con gấu", "Chó sói và chiên con" là truyện ngụ ngôn:
- Những văn bản trên đều là những truyện kể ngắn gọn nhưng hàm súc, có truyện viết bằng văn xuôi ("Ếch ngồi đáy giếng", "Thầy bói xem voi", "Hai người bạn đồng hành và con gấu") , có truyện viết bằng văn vần ("Chó sói và chiên con").
- Đề tài của 4 văn bản trên: những cách ứng xử trong cuộc sống.
- Nhân vật trong 4 văn bản: con vật ("Ếch ngồi đáy giếng, "Chó sói và chiên con"), con người ("Thầy bói xem voi", "Hai người bạn đồng hành và con gấu"). Các nhân vật này không có tên gọi cụ thể và thông qua suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật mà chúng ta rút ra được bài học.
- Sự kiện: mỗi câu chuyện xoay quanh 1 sự kiện chính:
+ Ếch ngồi đáy giếng: chú ếch sống ở giếng nên coi trời bằng vung; khi ra khỏi giếng, nó vẫn nghênh ngang kiêu ngạo nên bị trâu giẫm chết.
+ Thầy bói xem voi: 5 ông thầy bói xem voi nhưng mỗi người xem một bộ phần, cuối cùng không ai chịu ai nên xô xát, đánh nhau toác đầu.
+ Hai người bạn đồng hành và con gấu: hai người bạn bất ngờ gặp con gấu và cách ứng xử của họ khi đối mặt với hiểm nguy bất ngờ này.
+ Chó sói và chiên con: cuộc đối thoại giữa chó sói có lời lẽ vô lý và chiên con nhỏ bé.
- Không gian trong các truyện: khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật.
- Thời gian: không được xác định cụ thể.
2. Cái nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã gây ra hậu quả thế nào? Bài học chung có thể rút ra từ hai truyện "Ếch ngồi đáy giếng" và "Thầy bói xem voi" là gì?
Trả lời:
- Cái nhìn nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã gây ra hậu quả:
+ Bị trâu giẫm chết ("Ếch ngồi đáy giếng").
+ Thương vong cơ thể do mâu thuẫn xô xát, đánh nhau ("Thầy bói xem voi").
- Bài học chung có thể rút ra: cần có nhận thức sáng suốt về thế giới và sự vật, con người, phải biết ứng xử theo lẽ phải trong các tình huống của đời sống và cần khiêm tốn, biết chia sẻ thay vì hống hách, ích kỷ "coi mình là nhất".

Soạn bài Ôn tập bài 2, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

3. Trong hai văn bản "Hai người bạn đồng hành và con gấu", "Chó sói và chiên con", em thích văn bản nào hơn? Vì sao?
Trả lời:
- Em thích văn bản "Hai người bạn đồng hành và con gấu".
- Vì thông qua văn bản này, em thấy được cách ứng xử thông minh, khéo léo và câu trả lời chứa đựng bài học sâu sắc của người bạn bị bỏ rơi khi bất ngờ gặp gấu. Và từ câu chuyện này, em còn được hiểu sâu hơn về tình bạn.
4. a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần lưu ý đến những điều gì?
b. Tìm trong bài văn em mới viết một vài đoạn văn, câu văn mà theo em là nên dùng dấu chấm lửng, chỉnh sửa và đặt dấu chấm lửng sao cho phù hợp.
Trả lời:
a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần lưu ý đến những điều sau:
- Sự kiện được kể lại trong bài viết là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
- Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng "tôi") và thuật lại các sự việc theo một trình tự hợp lý.
- Sử dụng các chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện.
- Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả trong bài viết một cách tự nhiên và hợp lý.
- Bố cục bài viết phải đảm bảo đầy đủ 3 phần.
b.
- Một câu văn trích trong bài văn em mới viết mà theo em là nên dùng dấu chấm lửng: "Đến nay, trải dài từ Bắc vào Nam có thể bắt gặp rất nhiều các tượng đài của ông ở Hà Nội, Thanh Hóa hay Hồ Chí Minh."
- Chính sửa: "Đến nay, trải dài từ Bắc vào Nam có thể bắt gặp rất nhiều các tượng đài của ông ở Hà Nội, Thanh Hóa, Hồ Chí Minh,...".
5. Cho biết:
a. Nên chuẩn bị và trình bày bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn thế nào cho hấp dẫn?
b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe bằng cách nào?
Trả lời:
a. Nên chuẩn bị và trình bày bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn để trở nên hấp dẫn:
- Chuẩn bị:
+ Cần chọn một truyện mà bản thân thích hoặc am hiểu sâu sắc.
+ Từ truyện đó, tìm ý cho bài kể của mình.
+ Từ các ý đã tìm được, lên ý tưởng cho mỗi phần (mở đầu, phần chính, kết thúc) sẽ trình bày.
- Trình bày: kể chuyện ngắn gọn và hài hước, có thể lưu ý một vài điều sau:
+ Nên tạo ấn tượng cho phần mở đầu và kết thúc bài kể chuyện.
+ Biết cách lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói.
+ Nói to, rõ ràng, giọng điệu hào hứng, tự nhiên.
b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe bằng cách vận dụng một số kĩ thuật và thường xuyên luyện tập qua một vài cách sau:
- Nhấn mạnh tính hài hước trong câu chuyện qua việc sử dụng cách nói hài hước khi kể.
- Sử dụng các hình thức như "chế" hoặc "nhại".
- Sử dụng các biện pháp tu từ như chơi chữ, so sánh hoặc nói quá.
6. Nêu một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng.
Trả lời:
Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng:
- Sử dụng dấu chấm lửng đúng trường hợp và đúng với công dụng của nó trong mỗi câu văn, đoạn văn.
- Không nên đặt dấu chấm lửng sai vị trí, tránh làm sai lệch nội dung của câu văn.
7. Nêu bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ một hay một số truyện ngụ ngôn.
Trả lời:
Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" là:
- Trước khi hành xử hay phát ngôn, cần xem xét và đánh giá sự vật một cách toàn diện và từ nhiều phía, không nên có cái nhìn thiển cận, phiến diện.
- Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến với người khác thay vì coi bản thân là đúng nhất.
- Biết ứng xử khiêm tốn và học hỏi những người xung quanh.

Qua nội dung tham khảo trên đây, em cần nắm chắc các kiến thức của bài 2 như: bài học được rút ra từ một số truyện ngụ ngôn, công dụng của dấu chấm lửng,... Hi vọng em sẽ luôn yêu thích và say mê môn Ngữ văn.

Các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác:
- Soạn bài Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều), Ngữ Văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17, Ngữ Văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài soạn Ôn tập bài 2, Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo do taimienphi.vn biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp em hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức của chủ điểm Bài học cuộc sống. Hãy tham khảo để bổ sung vào bài làm của mình nhé.
Soạn bài Ôn tập bài 2, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 1, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 10 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập cuối học kì II ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 1, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo

ĐỌC NHIỀU