Soạn bài Nói và nghe: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6, CTST

Soạn bài Nói và nghe: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát, Ngữ văn lớp 6, CTST

Soạn bài Nói và nghe: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, CTST

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
- Học sinh cần tự xác định đề tài mà mình sẽ trình bày.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Học sinh có thể sử dụng các ý đã có trong phần viết.
- Liệt kê các nội dung chính sẽ trình bày bằng cách gạch đầu dòng hoặc dùng từ khóa.
Bước 3: Luyện tập và trình bày
Trong phần thuyết trình, em cần nêu được các nội dung:
- Giới thiệu tên tác phẩm và đọc diễn cảm tác phẩm ấy.
- Trình bày những cảm xúc mà bài thơ để lại trong em.
- Phân tích một vài từ ngữ, hình ảnh để làm rõ những cảm xúc ấy.
- Khi nói, cần có sự điều chỉnh câu từ sao cho phù hợp với văn nói.
- Có giọng điệu, cử chỉ phù hợp với người nghe.
- Nên sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như video, hình ảnh,... để bài thuyết trình thêm sinh động và hấp dẫn.
- Cần có sự tương tác với người nghe.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
- Trong vai trò là người nghe:
+ Nêu những ưu điểm trong bài trình bày và cách thuyết trình của bạn.
+ Nhận xét và đặt ra câu hỏi nếu em chưa hiểu rõ các vấn đề.
- Trong vai trò là người nói: có thể dùng bảng kiểm kỹ năng để tự nhận xét phần trình bày của mình.

Soạn bài Nói và nghe: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, CTST

 

Đề: Nói và nghe: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn nhất, Ngữ văn 6, Chân trời sáng tạo

- HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân
* Gợi ý:
Bài nói tham khảo: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn nhất, Ngữ văn 6, Chân trời sáng tạo
Xin chào cô và các bạn. Em là Ngọc Trâm. Hôm nay, trong tiết Nói và nghe, em xin trình bày cảm xúc của mình về bài thơ "Việt Nam quê hương ta" - Nguyễn Đình Thi.
Các bạn ơi, khi đọc bài thơ "Việt Nam quê hương ta", các bạn cảm thấy thế nào? Đối với mình, khi đọc xong tác phẩm này, mình cảm thấy vô cùng tự hào và yêu mến mảnh đất hình chữ S thân thương này. Có thể nói, bài thơ đã để lại trong mình sự rung động sâu sắc về khung cảnh thiên nhiên, non nước và con người Việt Nam.
Trước hết, bài thơ mở đầu bằng hình ảnh "mênh mông biển lúa". Những cánh đồng lúa rộng lớn vô tận đã khẳng định sự trù phú, giàu có khắp các miền quê. Tiếp đến, hình ảnh "mây mù che đỉnh Trường Sơn" được nhà thơ phác họa thật chân thực. Dãy Trường Sơn lịch sử hiện lên với sự kì vĩ nhưng cũng rất thơ mộng.
Từ cảnh sắc tươi đẹp ấy, Nguyễn Đình Thi tiếp tục "vẽ" lên hình ảnh con người Việt Nam với bao đức tính, phẩm chất tốt đẹp. Đó là những người nông dân chịu thương, chịu khó, cần cù, siêng năng trong lao động; đoàn kết, kiên cường anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Không chỉ vậy, đó còn là tấm lòng thủy chung, son sắt "yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung".
Như vậy, bằng các hình ảnh quen thuộc, gần gũi, từ ngữ giản dị kết hợp cùng nhiều biện pháp tu từ như so sánh "Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn", nhân hóa "Việt Nam đất nước ta ơi", nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khắc họa thành công vẻ đẹp của đất nước thân yêu. Từ đây, mình cảm thấy vô cùng tự hào, yêu mến quê hương Việt Nam.
Bài trình bày của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi, lắng nghe.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Trong các bài thơ lục bát đã học, em thấy ấn tượng hay yêu thích tác phẩm nào nhất? Em có thể dựa vào bài tham khảo trên đây để có những định hướng phù hợp cho phần trình bày của mình nhé! Taimienphi.vn còn rất nhiều các bài soạn, văn mẫu lớp 6 chất lượng khác mà chắc hẳn em sẽ cần như:
Tập làm thơ lục bát
- Soạn bài Ôn tập bài 3
- Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên

Bài soạn Nói và nghe: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn nhất, trang 78, Ngữ văn 6, Chân trời sáng tạo, học kì I dưới đây sẽ giúp em có những ý tưởng mới lạ cho phần trình bày của mình, đồng thời rèn luyện kĩ năng nói và nghe cũng như viết bài văn hay, ấn tượng.

ĐỌC NHIỀU