* Gợi ý trả lời câu hỏi trước văn bản đọc:
1. Khi nghe cụm từ "con rối", điều đầu tiên bạn nghĩ tới là gì? Vì sao như vậy?
- Khi nghe cụm từ "con rối", điều đầu tiên em nghĩ tới là những con búp bê bằng gỗ, chuyển động bằng dây.
- Em nghĩ như vậy vì em đã từng được xem nghệ sĩ biểu diễn múa rối.
2. Bạn đã có những hiểu biết gì về rối nước? Hãy nêu những điều bạn còn thắc mắc và muốn tìm hiểu sâu thêm về loại hình nghệ thuật này.
- Hiểu biết của em về múa rối nước là:
+ Đây là loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
+ Sân khấu biểu diễn ở mặt nước.
- Những điều em còn thắc mắc và muốn tìm hiểu sâu về loại hình nghệ thuật này:
+ Thời gian ra đời múa rối nước.
+ Không gian biểu diễn.
+ Cách thức chế tạo và biểu diễn rối nước.
* Gợi ý trả lời câu hỏi trong văn bản đọc:
1. Đoạn chữ in đậm này là sa-pô của văn bản. Hãy nhớ lại các chức năng thông thường của một sa-pô.
Trả lời:
- Các chức năng thông thường của một sa-pô:
+ Xác định chủ đề được đặt ra trong văn bản.
+ Tóm lược nội dung.
+ Thu hút người đọc xem văn bản.
2. Trò rối nước ở Việt Nam ra đời từ bao giờ?
Trò rối nước ở Việt Nam không có thời gian ra đời chính xác. Tương truyền, múa rối nước được hình thành từ thế kỉ XI-XII.
3. Không gian biểu diễn đặc trưng của múa rồi nước.
Không gian đặc trưng của múa rối nước là thủy đình.
4. Trong trò rối nước, con rối đã được chế tác và điều khiển như thế nào?
Trong trò rối nước, con rối được:
- Chế tác bằng gỗ sung (thứ gỗ nhẹ và nổi được trên nước).
- Tạo hình ngộ nghĩnh với màu sắc rực rỡ, bắt mắt.
5. Việc bảo tồn, phát triển rối nước có điểm gì chung với việc bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc?
Điểm chung giữa việc bảo tồn, phát triển rối nước với việc bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc là:
- Gặp nhiều khó khăn trong công tác nhân rộng địa điểm biểu diễn, tăng số lượng buổi biểu diễn và thu hút khán giả mua vé.
- Đòi hỏi các nghệ nhân phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo để đào sâu, phát huy giá trị vốn có.
*Gợi ý trả lời câu hỏi sau văn bản đọc:
Câu hỏi số 1 (trang 139 SGK Ngữ văn 10 KNTT - tập 1):
- Những thông tin chính của văn bản:
+ Thời gian hình thành và phát triển của nghệ thuật múa rối nước.
+ Không gian biểu diễn của múa rối nước.
+ Cách điều khiển và chế tác rối nước.
+ Vấn đề bảo tồn và phát triển môn nghệ thuật truyền thống.
Câu hỏi số 2 (trang 139 SGK Ngữ văn 10 KNTT - tập 1):
Những thông tin cho phép khẳng định múa rối nước là "môn nghệ thuật truyền thống thấm đẫm tinh thần Việt":
- "Hiếm người biết chính xác múa rối nước ra đời từ bao giờ, bởi nó bắt đầu nảy mầm, len lỏi trong lòng các xóm làng chiêm trũng rồi lớn lên giữa những sinh hoạt nhỏ bé đời thường.".
- "Theo thời gian, múa rối nước ngày càng trở nên phổ biến và hoàn thiện thông qua những đúc kết của nhiều thế hệ.".
- "Múa rối nước vốn thường được biểu diễn trong các buổi hội làng hay các dịp lễ tết, khi bà con đã thu xếp xong việc đồng áng để cùng ra đình góp vui.".
- "Để diễn được trò rối nước, người ta phải dựng lên nhà rối (còn gọi là thủy đình) trên mặt ao làng với lối kiến trúc mái chùa cong cùng mành tre, cờ phướn, võng lọng, cổng hàng mã,... tạo nên một sân khấu sinh động.".
- "Những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung (thứ gỗ nhẹ và nổi được trên mặt nước), được tạo hình ngộ nghĩnh với màu sắc rực rỡ, tươi vui và dân dã.".
- "Rối nước cần tiếng đàn, tiếng hát, tiếng gõ mõ, tiếng kèn sáo và cả những tiếng pháo phụ trợ để thật tròn vai,".
Câu hỏi số 3 (trang 139 SGK Ngữ văn 10 KNTT - tập 1):
- Đặc điểm của cách triển khai thông tin trong văn bản là trình bày lần lượt từng vấn đề hoặc nhóm vấn đề.
- Phân tích mức độ thuyết phục của cách triển khai:
+ Vấn đề thứ nhất: thời gian ra đời của múa rối nước.
+ Vấn đề thứ hai: không gian biểu diễn của múa rối nước.
+ Vấn đề thứ ba: yếu tố cấu thành nên nghệ thuật múa rối nước.
+ Vấn đề cuối cùng: bài toán về việc bảo tồn và phát triển múa rối nước.
=> Đây là cách triển khai vô cùng phù hợp, giúp người đọc có thể hình dung một cách bao quát và cụ thể về nghệ thuật múa rối nước. Trong đó, tác giả luôn cố gắng làm rõ vấn đề trong mối tương quan giữa truyền thống và hiện đại.
Câu hỏi số 4 (trang 139 SGK Ngữ văn 10 KNTT - tập 1):
- Nhận xét về phần sa-pô của văn bản:
+ Ngắn gọn nhưng gây được ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.
+ Đi thẳng vào vấn đề cần bàn luận là nghệ thuật múa rối nước.
- Cách viết sa-pô cho một văn bản thông tin nói chung:
+ Dung lượng ngắn gọn từ 40 -55 chữ.
+ Nội dung của sa-pô cần chứa được từ khóa, đi thẳng vào vấn đề cần bàn luận.
+ Người viết cần có cách dẫn dắt khéo léo để tạo được sự thu hút, tò mò đối với người tiếp nhận.
+ Câu cuối cùng trong phần sa-pô cần có sự kết nối với nội dung bên dưới.
Câu hỏi số 5 (trang 139 SGK Ngữ văn 10 KNTT - tập 1):
Nếu được phép bổ sung thì em sẽ nói về nội dung của các tiết mục múa rối nước.
Câu hỏi số 6 (trang 139 SGK Ngữ văn 10 KNTT - tập 1):
Từ văn bản được học, em vô cùng thích thú với nghệ thuật múa rối nước nói riêng và hào hứng với việc tìm hiểu về nghệ thuật cổ truyền của dân tộc nói chung. Em nghĩ rằng, múa rối nước là môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc cần được giữ gìn và phát triển hơn nữa. Chúng ta có thể thúc đẩy và lan tỏa giá trị tốt đẹp này thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Có như vậy, múa rối nước mới thu hút được sự chú ý của mọi người.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề: Múa rối nước - món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam.
Trả lời:
Từ thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định múa rối nước chính là món quà tuyệt diệu từ đồng ruộng Việt Nam. Không ai biết rõ được múa rối nước ra đời vào thời gian nào, chỉ biết rằng nó đã gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân vùng châu thổ sông Hồng suốt mấy thế kỉ. Vào những lúc rảnh rỗi hay những buổi lễ tết, hội làng, bà con thường tổ chức múa rối nước trước sân đình. Trên mặt ao làng, người ta dựng lên thủy đình. Thủy đình được coi là không gian biểu diễn đặc trưng của rối nước bởi nó đã tái hiện đầy đủ khung cảnh làng xã của người dân vùng đồng bằng Bắc bộ. Ngoài ra, các con rối qua tay nghệ nhân cũng trở nên đẹp đẽ, sống động hơn bao giờ hết. Tất cả đã tạo nên màn trình diễn đặc sắc, mang đậm dấu ấn của nền lúa nước Việt Nam.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Thông qua văn bản Múa rối nước - hiện đại soi bóng tiền nhân, các em đã có thêm hiểu biết về loại hình biểu diễn truyền thống độc đáo của dân tộc. Đồng thời, biết cách để viết một sa-pô hoàn chỉnh. Ngoài bài soạn mẫu trên, em có thể xem thêm nhiều bài soạn, văn mẫu lớp 10 khác:
- Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời
- Đoạn văn về chủ đề: Múa rối nước - món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam
- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam
Chúc các em học tập tốt môn Ngữ văn 10.