1. Mở đầu:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.
2. Nội dung chính:
- Nêu ra ý kiến, bày tỏ quan điểm của bản thân: nên thành lập câu lạc bộ sách trong nhà trường.
- Đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho ý kiến của mình và thuyết phục người khác: Thành lập câu lạc bộ sách trong nhà trường là một việc làm thiết thực bởi:
+ Nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.
+ Tăng cường tuyên truyền vai trò, lợi ích của sách.
+ Câu lạc bộ là sân chơi, nơi giao lưu, trao đổi giữa những cá nhân yêu và thích sách.
+ Giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau mỗi giờ học.
- Cách để xây dựng câu lạc bộ đọc sách một cách hiệu quả:
+ Kêu gọi mọi người tham gia câu lạc bộ.
+ Kết hợp sinh hoạt câu lạc bộ dưới dạng trực tiếp và trực tuyến nhằm tạo ra khoảng thời gian để mọi người có thể tự do trao đổi về sách.
+ Tích cực giới thiệu những đầu sách hay, tác giả tiêu biểu để khuyến khích mọi người tìm hiểu và đón đọc.
3. Kết luận:
- Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận.
Xin chào cô và các bạn, em là Hoàng Minh Trọng. Trong tiết thực hành nghe và nói ngày hôm nay, em xin được gửi đến cô và các bạn bài thuyết trình về việc nên hay không nên thành lập câu lạc bộ sách trong nhà trường. Kính mong cô và các bạn cùng lắng nghe.
Các bạn thân mến, mọi người có thể trả lời cho mình biết, bao nhiêu bạn ngồi đây thích và đam mê đọc sách được không ạ? Và các bạn nghĩ sao về việc thành lập một câu lạc bộ sách trong nhà trường? Đối với mình, mình thấy đây là một ý kiến, đề xuất rất hay để phát triển văn hóa đọc cho học sinh chúng ta.
Trong một lần xem TV, mình nhớ mãi câu nói của Tổng thống Mỹ Barack Obama: "Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn". Thành lập câu lạc bộ sách là một việc làm thiết thực bởi nó không chỉ nâng cao văn hóa đọc trong môi trường học đường mà còn góp phần tuyên truyền vai trò, lợi ích của sách. Sách chính là kho tri thức hữu dụng mà ai cũng có thể tiếp cận, khám phá. Nếu chúng ta biết cách sử dụng sách một cách hiệu quả thì mình tin chắc rằng, chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều. Và càng tuyệt vời hơn nữa khi chúng ta có thể chia sẻ niềm vui, kiến thức và sự say mê đối với sách đến tất cả mọi người trong câu lạc bộ đúng không nào? Mình tin rằng, câu lạc bộ sách sẽ là sân chơi bổ ích, là nơi giao lưu, trao đổi hữu hiệu giữa những cá nhân yêu và thích sách. Không những thế, khi tham gia vào câu lạc bộ, bạn còn học hỏi, trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm từ người đi trước. Đồng thời, giải tỏa được căng thẳng, bức bối sau giờ học.
Mình nghĩ rằng, việc thành lập một câu lạc bộ sách trong nhà trường là cần thiết. Và để làm được điều đó, mỗi người chúng ta cần kêu gọi học sinh trong trường bằng nhiều hình thức như dán thông báo trước mỗi lớp học, đăng tin trên fanpage,... Ngoài ra, có thể kết hợp sinh hoạt câu lạc bộ dưới dạng trực tiếp và trực tuyến nhằm tạo ra khoảng thời gian để mọi người có thể tự do trao đổi về sách. Đồng thời, tích cực giới thiệu những đầu sách hay, tác giả tiêu biểu để khuyến khích mọi người tìm hiểu và đón đọc.
Trên đây là một số ý kiến của em. Em mong nhận được sự góp ý và trao đổi của mọi người để bài thuyết trình ngày một hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn!
1. Mở đầu:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.
2. Nội dung chính:
* Nêu ra ý kiến, bày tỏ quan điểm của bản thân: Bảo tàng không nhàm chán như suy nghĩ của một số người.
* Đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho ý kiến của mình và thuyết phục người khác:
- Nguyên nhân khiến mọi người không hứng thú với bảo tàng:
+ Do cuộc sống bận rộn, gánh nặng mưu sinh nên không có đủ điều kiện, thời gian để nghiễn ngẫm, tìm hiểu về lịch sử.
+ Ý thức tìm hiểu về các vấn đề xã hội, văn hóa, lịch sử ở một bộ phận người Việt Nam vẫn còn thấp.
+ Các môn thuộc khối ngành xã hội - nhân văn nói chung và lịch sử nói riêng trong trường học chưa được chú trọng, quan tâm, cách dẫn dắt, truyền tải chưa đủ hấp dẫn để kích thích khả năng học hỏi, hứng thú ở người học.
+ Phần lớn các bảo tàng chưa đủ sức lôi cuốn. Cách bài trí, trưng bày thiếu hợp lí khiến người xem bị xao nhãng, không đủ tập trung.
- Lí do nên tham quan bảo tàng:
+ Bảo tàng là nơi lưu giữ những hiện vật có giá trị, góp phần bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa, truyền thống của dân tộc.
+ Cung cấp những kiến thức không có trong sách vở, giúp học sinh, mọi người có thể tiếp cận, tìm hiểu lịch sử, đời sống một cách trực quan, sinh động hơn.
+ Một số bảo tàng đã biết cách áp dụng công nghệ vào trong việc quản lí và hướng dẫn khách tham quan.
3. Kết luận:
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
Em xin tự giới thiệu em là... Sau đây, em xin được trình bày ý kiến về vấn đề: Bảo tàng liệu có nhàm chán như suy nghĩ của một số người. Kính mong cô và các bạn cùng lắng nghe, trao đổi.
Các bạn thân mến, hầu như ai trong chính chúng ta ngồi đây cũng đã từng đi đến các khu di tích lịch sử hoặc bảo tàng rồi đúng không nào? Vậy, các bạn thấy trải nghiệm đó như thế nào? Có hấp dẫn, thú vị hay không? Đối với mình, mỗi lần được đến các bảo tàng lớn, mình đều cảm thấy vô cùng háo hức. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những cảm nhận giống mình. Họ cho rằng bảo tàng là nơi vô cùng nhàm chán, không đáng để bỏ thời gian đi xem.
Mình nghĩ nguyên nhân khiến mọi người không hứng thú với bảo tàng trước hết là do cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không có đủ điều kiện, thời gian để nghiền ngẫm, tìm hiểu về lịch sử. Thứ hai là ý thức tìm hiểu về các vấn đề xã hội, văn hóa, lịch sử ở một bộ phận người Việt Nam vẫn còn thấp. Hầu hết, các môn thuộc khối ngành xã hội - nhân văn nói chung và lịch sử nói riêng trong trường học chưa được chú trọng, quan tâm đúng mực. Việc giảng dạy lịch sử vẫn còn khô khan, cách dẫn dắt, truyền tải chưa đủ hấp dẫn để kích thích khả năng học hỏi, hứng thú ở người học. Cuối cùng, phần lớn các bảo tàng chưa đủ sức lôi cuốn, chưa biết cách tuyên truyền và quảng bá. Cách bài trí, trưng bày thiếu hợp lí khiến người xem bị xao nhãng, không đủ tập trung.
Dẫu vậy, mình thấy bảo tàng vẫn là địa điểm đáng để chúng ta ghé thăm một cách thường xuyên. Bởi đây là nơi lưu giữ những hiện vật có giá trị, góp phần bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa, truyền thống của dân tộc. Bảo tàng cung cấp những kiến thức không có trong sách vở, giúp học sinh, mọi người có thể tiếp cận, tìm hiểu lịch sử, đời sống một cách trực quan, sinh động hơn. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ như hiện nay, một số bảo tàng đã biết cách áp dụng công nghệ vào trong việc quản lí và hướng dẫn khách tham quan, có thể kể đến như bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Mĩ Thuật Việt Nam,... Mình hi vọng, chúng ta sẽ có một cái nhìn khác về địa điểm văn hóa, lịch sử này.
Bài thuyết trình của em đến đây là hết. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong quá trình nói, các em cần lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói để phần trình bày mạch lạc, rõ ràng hơn. Ngoài ra, các em có thể kết hợp với trình chiếu, sơ đồ, bảng biểu... nhằm tăng sức thuyết phục cho bài nói của mình. Hãy thường xuyên ghé thăm Taimienphi.vn để không bỏ lỡ những bài văn mẫu lớp 6 hay và hấp dẫn, các em nhé!
- Đoạn văn về chủ đề môi trường sử dụng thành ngữ "nhiều như nước"
- Nghị luận về Trò chơi điện tử: lợi hay hại
- Nghị luận về Bảo tàng liệu có nhàm chán như suy nghĩ của một số người