Nghị luận về vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước)

Đề bài:Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước)

Tuyển chọn những bài văn mẫu hay nhất Nghị luận về vấn đề đời sống

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.

 

A. Dàn ý chung viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống ngắn gọn

- Mở bài: Nêu vấn đề đời sống về ý kiến về vấn đề đó.
- Thân bài:
+ Tại sao lại có ý kiến như vậy?
+ Ý kiến đó đúng đắn như thế nào?
+ Nêu bài học nhận thức và hành động.
+ Liên hệ, mở rộng vấn đề.
- Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của bản thân.

 

B. Bài văn mẫu tham khảo nghị luận về một vấn đề đời sống hay nhất của học sinh giỏi

 

I. Bài văn mẫu tham khảo nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) mới nhất 2023 - mẫu số 1:

1. Dàn ý chi tiết nghị luận về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

a) Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

b) Thân bài:

- Vai trò của tiếng Việt:

+ Chìa khóa giải phóng dân tộc ta khỏi ách đô hộ của bọn thực dân.

+ Phương tiện để chứng minh nước ta có lãnh thổ riêng, nền tự chủ riêng mà không ai có quyền xâm phạm.

- Thực tế việc sử dụng tiếng Việt hiện nay:

+ Biến hóa ngôn ngữ theo nhiều kiểu khác nhau như: xen kẽ những từ ngữ nước ngoài khi nói tiếng Việt, cố tình viết Tiếng Việt không dấu, viết tắt, sử dụng kí hiệu riêng,... + Một số người tự biến tấu tiếng Việt một cách tùy tiện mà không cần biết những từ ngữ có nghĩa gì và cách dùng chúng như thế nào.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Tiếng Việt là niềm tự hào của cả dân tộc.

+ Mỗi người cần giữ gìn và phát huy nét đẹp của ngôn ngữ đó.

c) Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề.

2. Bài mẫu tham khảo:

Ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của một đất nước. Tiếng Việt cũng vậy. Nó góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam muôn đời, là niềm tự hào của cả dân tộc. Vậy nên giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là điều vô cùng quan trọng.

Khi nói về vai trò của tiếng Việt, nhà văn Đặng Thai Mai đã viết: "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay". Đây chính là chìa khóa giải phóng dân tộc ta khỏi ách đô hộ của bọn thực dân. Không chỉ vậy, đó còn là phương tiện để chứng minh nước ta có lãnh thổ riêng, nền tự chủ riêng mà không ai có quyền xâm phạm. Lịch sử chiến đấu của dân tộc đã chứng minh rõ ràng điều đó. Tiếng Việt trở thành vũ khí để ta thoát khỏi xiềng xích của kẻ thù. Không những thế, nó còn làm nên một bản sắc rất riêng của nước ta. Ngoài ra, tiếng Việt còn được lưu giữ qua những trang sách, trong những bài thơ. Từ đó, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Tóm lại, tiếng Việt là thứ ngôn ngữ quan trọng và ý nghĩa đối với dân tộc.

Thế nhưng, thực tế tiếng Việt lại đang bị biến dạng. Họ biến hóa ngôn ngữ nước mình theo nhiều kiểu khác nhau như: xen kẽ những từ ngữ nước ngoài khi nói tiếng Việt, cố tình viết tiếng Việt không dấu, viết tắt, sử dụng kí hiệu riêng,... Nhiều trường hợp sử dụng từ ngữ một cách bừa bãi mà không hiểu rõ ý nghĩa, gây ra những hiểu lầm tai hại, thậm chí còn để lại hậu quả khôn lường.

Tiếng Việt là là niềm tự hào của cả dân tộc. Vậy nên, nó cần được giữ gìn và bảo vệ. Chúng ta cần phải loại bỏ thứ ngôn ngữ biến hóa từ tiếng Việt trên mạng với những lỗi sai hiện nay. Chúng ta có thể phát triển tiếng Việt nhưng quan trọng là phải giữ được sự trong sáng của nó. Hãy để tiếng Việt phát triển một cách tích cực không bị đồng hóa.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và phát triển nét đẹp đó của đất nước.

Bai văn mẫu hay về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm

 

II. Bài văn mẫu tham khảo nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) - mẫu số 2:

1. Dàn ý chi tiết nghị luận về việc học sinh với vấn đề xây dựng trường học thân thiện:

a) Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về việc học sinh với vấn đề xây dựng trường học thân thiện.

b) Thân bài:

- Giải thích:Trường học thân thiện đó là nơi có môi trường lành mạnh, sạch sẽ, an toàn.

- Trách nhiệm của học sinh:

+ Chủ động trong học tập, không ngừng học hỏi để tiếp thu kiến thức.

+ Tham gia các hoạt động ngoại khóa.

+ Giữ gìn vệ sinh trường, lớp.

+ Có ý thức đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập.

- Phản đề:

+ Hiện tượng bạo lực học đường hay ăn mặc chưa phù hợp với lứa tuổi, hút thuốc,...

+ Hay một số bạn lười học, nghiện mạng xã hội như facebook, tiktok,...

- Bài học nhận thức:

+ Xây dựng trường học thân thiện thì ý thức của mỗi học sinh là điều vô cùng quan trọng.

+ Mỗi người học là một nhân tố góp phần hình thành trường học tích cực.

c) Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

2. Bài mẫu tham khảo:

Xây dựng trường học thân thiện sẽ giúp mỗi người có môi trường học tập năng động, tích cực. Từ đó, đạt được những kết quả học tập cao hơn. Vậy nên, vấn đề đó là vô cùng quan trọng đối với mỗi học sinh.

Trường học thân thiện đó là nơi có môi trường lành mạnh, sạch sẽ, an toàn. Ở đó, học sinh được tạo điều kiện để tích cực học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Được học ở nơi như vậy là điều mà ai cũng mong muốn.

Muốn có môi trường học tập tốt thì cần sự chung tay của chính những học sinh đang theo học tại trường. Bên cạnh học tập, tiếp thu tri thức, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng rất cần thiết. Điều đó giúp cho môi trường học tập trở nên năng động, tích cực hơn. Giúp cho mỗi người học có thể trau dồi cả về kiến thức và kĩ năng. Hơn nữa, xây dựng môi trường học tập thân thiện đó là khi học sinh cần biết giữ gìn vệ sinh trường, lớp. Ngoài ra, người học cần có ý thức đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập. Để xây dựng một môi trường học tập tích cực, không có bạo lực học đó là trách nhiệm của tất cả học sinh, không phải riêng cá nhân nào. Vậy nên, là một người học chúng ta cần nâng cao ý thức của bản thân vì lợi ích chung của tập thể.

Thực tế, có một số học sinh ý thức còn chưa tốt. Đó là hiện tượng bạo lực học đường, ăn mặc chưa phù hợp với lứa tuổi, hút thuốc,... Hay một số bạn lười học, nghiện mạng xã hội như facebook, tiktok,... Những điều đó không chỉ khiến cho kết quả học tập của họ đi xuống mà còn làm cho môi trường học tập dần trở nên "kém thân thiện" trong mắt mọi người.

Do đó, để xây dựng trường học thân thiện thì ý thức của mỗi học sinh là điều vô cùng quan trọng. Mỗi người học là một nhân tố góp phần hình thành môi trường học tập tích cực, lành mạnh. Trường học sẽ thực sự là ngôi nhà thứ hai của tất cả chúng ta khi mà ta biết xây dựng môi trường đó trở nên thân thiện. Chúng ta hãy cùng chung tay góp sức để có thể học ở nơi lành mạnh, tích cực nhất.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, các em chú ý đưa ra được những lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh. Mời em tham khảo thêm các bài mẫu khác trên Taimienphi.vn như: Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề môi trường; Viết đoạn văn song song và phối hợp theo chủ đề tự chọn, Viết đoạn văn trả lời câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?

Mỗi cá nhân luôn có mối quan hệ mật thiết với xã hội, cộng đồng, đất nước. Để hiểu hơn về điều này, các em có thể tham khảo bài Nghị luận về vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước), Ngữ văn 8, Kết nối tri thức, học kì I trên Taimienphi.vn nhé!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU