Hiền tài là nguyên khí quốc gia: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật

Hiền tài là nguyên khí quốc gia: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật

Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia

 

I. Tác giả

- Thân Nhân Trung sống vào thời vua Lê Thánh Tông.
- Ông đỗ tiến sĩ, làm quan nhà Hậu Lê.
 

II. Tìm hiểu văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:

 

1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Năm 1484, được lệnh vua Lê Thánh Tông, Thân Nhân Trung đã soạn thảo "Bài kí danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba (Đại bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh kí)" để khắc lên bia trong Văn Miếu.
 

2. Bố cục văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:

Bố cục 2 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến "ham tiếng hão mà thôi đâu"): Vai trò của người tài với đất nước và những việc làm của bậc thánh minh để trọng dụng người tài.
- Phần 2 (tiếp theo đến "ai xem bia nên hiểu ý sâu này"): Lợi ích của việc dựng bia.
 

3. Ý nghĩa nhan đề văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:

- "Hiền tài": người có phẩm chất, nhân cách, đạo đức, trí tuệ sáng ngời.
- "Nguyên khí": chất làm nên cơ sở tồn tại và phát triển của một hiện tượng sống cụ thể hoặc của đất nước, xã hội.
=> Nhan đề gợi lên tầm quan trọng của việc trọng dụng hiền tài đối với sự phát triển của đất nước.

Hiền tài là nguyên khí quốc gia: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật

 

4. Nội dung chính văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:

- Tác giả bàn luận về tầm quan trọng của người tài đối với vận mệnh đất nước và việc làm của bậc thánh minh để chiêu mộ, trọng dụng người tài.
 

5. Phương thức biểu đạt:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
 

6. Thể loại:

- Thể loại: văn bản nghị luận.
 

7. Giá trị nội dung văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:

- Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của người tài đối với vận mệnh đất nước.
- Khích lệ người tài ra sức xây dựng đất nước.
- Khẳng định ý nghĩa lâu dài của việc khắc bia ghi danh những người có công, có tài.
 

8. Giá trị nghệ thuật Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:

- Luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp một cách chặt chẽ, thuyết phục, rõ ràng.
- Lời văn đanh thép, hùng hồn.
 

II. Dàn ý văn bản:
 

1. Vấn đề chính cần bàn luận:

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
a. Luận điểm 1: Vai trò của người tài với đất nước và những việc làm của bậc thánh minh để trọng dụng người tài.
* Tác giả khẳng định vai trò của người tài với đất nước:
- Lí lẽ: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp".
=> Người tài có vai trò vô cùng quan trọng và đặc biệt đối với vận mệnh của đất nước.
* Tác giả nêu ra những việc làm của bậc thánh minh để trọng dụng người tài:
- Lí lẽ: "Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên".
- Dẫn chứng: "Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế [...] ham tiếng hão mà thôi đâu.".
b. Luận điểm 2: Lợi ích của việc dựng văn bia.
- Lí lẽ: "Ôi, kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp?".
- Dẫn chứng:
+ "Hãy đem họ tên những người đỗ khoa này [...] nảy sinh như vậy được".
- Lí lẽ: "Thế thì việc dựng tấm bia đá [...] nên hiểu ý sâu này.".

--------------------------HẾT-------------------------

Có thể nói, dù trong bất kì giai đoạn nào của lịch sử thì người tài giỏi luôn có một vị trí quan trọng với tương lai, vận mệnh của đất nước. Cùng bài học trên, em hãy xem thêm bài văn mẫu lớp 10 sau:
- Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài

Trong bài 3, các em sẽ được học Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trang 74, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức. Mời các em theo dõi bài viết Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: tác giả, nhan đề, nội dung, bố cục, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, dàn ý do Taimienphi.vn cung cấp.
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU