1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần trình bày: Múa rối nước - món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam.
2. Thân đoạn:
- Múa rối nước: là loại hình nghệ thuật biểu diễn độc đáo, gắn liền với nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
- Múa rối nước là món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam:
+ Nguồn gốc: từ các xóm làng chiêm trũng, giữa những sinh hoạt đời thường của người dân.
+ Múa rối nước thường được tổ chức tại các buổi hội làng, lễ Tết khi đã thu hoạch xong mùa màng.
+ Không gian biểu diễn: nhà rối trên mặt ao làng với kiến trúc mái chùa, mành tre, cờ phướn,...
+ Cách thức biểu diễn:
Nghệ nhân điều khiển rối làm từ gỗ sung, được gọt đẽo cẩn thận.
Sử dụng phối hợp các nhạc cụ dân gian: đàn, sáo, trống mõ, pháo,...
+ Thưởng thức: Khán giả làng xem múa rối giữa hây hây gió trời.
- Nêu thái độ của bản thân đối với nghệ thuật múa rối nước: trân trọng, giữ gìn.
3. Kết đoạn: Khẳng định giá trị của múa rối nước.
Múa rối nước là một món quà tuyệt diệu đến từ những cánh đồng lúa nước Việt Nam. Múa rối nước gắn liền với nền văn minh lúa nước của vùng châu thổ Đồng bằng sông Hồng. Không ai biết nó ra đời chính xác vào thời điểm nào, bởi nó đã len lỏi, xâm nhập vào từng thôn xóm rồi nở rộ giữa cảnh sinh hoạt đời thường. Múa rối nước phản ánh rõ nét cuộc sống của người dân chốn thôn quê. Chính vì vậy, múa rối nước thường được tổ chức vào các buổi hội làng, các dịp lễ Tết để mọi người đều có thể góp vui. Thủy đình là không gian biểu diễn đặc trưng của nghệ thuật múa rối nước với ao làng, mái chùa cong, mành tre, cờ phướn, võng lọng,... Không gian biểu diễn đã tái hiện khung cảnh làng xã của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Con rối được chế tạo, gọt đẽo với nhiều hình thù, màu sắc rực rỡ từ loại gỗ sung. Các loại đàn cụ truyền thống như trống mỗ, kèn sáo,... cũng góp phần vào thành công của buổi diễn. Tất cả đã tạo nên màn trình diễn điêu luyện, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.
Có thể khẳng định múa rối nước là món quà tuyệt diệu từ đồng ruộng Việt Nam. Vào những lúc rảnh rỗi hoặc trong những buổi hội làng, lễ Tết, cha ông ta thường tổ chức những buổi diễn múa rối nước ở đình làng. Để mô phỏng lại khung cảnh đồng ruộng, làng mạc, người ta phải dựng thủy đình trên mặt ao với lối kiến trúc mái chùa cong cong cùng cờ phướn, võng lọng. Tất cả đã tạo nên một không gian biểu diễn sinh động, hấp dẫn. Khác với những loại hình biểu diễn nghệ thuật khác, diễn viên của múa rối nước xuất thân từ những miếng gỗ. Chúng được làm từ một loại gỗ nhẹ có thể nổi trên mặt nước. Đó là gỗ sung. Qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, những chú rối được đẽo gọt với hình thù độc đáo. Ngoài ra, một số nhạc cụ dân tộc cũng góp phần tạo nên thành công cho các tiết mục. Có thể nói, múa rối nước là sự kết tinh vẻ đẹp của văn hóa dân gian. Do vậy, chúng ta cần phải lưu giữ, bảo tồn và phát triển để múa rối nước luôn sống mãi theo thời gian.
Bắt nguồn từ nền nông nghiệp lúa nước, múa rối nước trở thành món quà kì diệu đối với người dân Việt Nam. Không ai nhớ rõ rối nước ra đời vào khoảng thời gian nào, chỉ biết rằng nó đã nảy nở, lớn dần giữa cảnh thường nhật sau lũy tre xanh. Múa rối nước thường được biểu diễn trong các buổi hội làng, lễ Tết để mọi người quây quần, góp vui. Trên mặt ao làng, những nghệ nhân biểu diễn dựng lên thủy đình. Trước mặt buồng có cờ quạt, võng lọng, cổng hàng mã,... Như vậy, không gian biểu diễn rối nước đã tái hiện lại khung cảnh đồng quê dân dã. Đây quả là môn nghệ thuật thấm đẫm tinh thần dân tộc.
Múa rối nước hình thành và phát triển trên nền văn minh lúa nước của vùng châu thổ Bắc Bộ. Không gian biểu diễn rối nước đã tái hiện một cách chân thực, đầy đủ và sinh động những đặc trưng của chốn thôn quê. Đúng như tên gọi, múa rối nước được biểu diễn trên các mặt ao, hồ. Thủy đình là nét đặc trưng của múa rối nước. Nét hấp dẫn của trò diễn dân gian này còn nằm ở diễn viên. Những con rối được đẽo gọt một cách cẩn thận từ gỗ sung. Bởi đây là một loại gỗ có trọng lượng vô cùng nhẹ, có thể nổi trên mặt nước. Qua bàn tay điệu nghệ, khéo léo của các nghệ nhân, rối nước trở nên sinh động, đầy màu sắc. Như vậy, tất cả yếu tố làm nên thành công cho tiết mục rối nước đều bắt nguồn từ đời sống dân gian, mang đậm hơi thở của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong thời đại mới, chúng ta cần có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp mà thế hệ trước đã gây dựng. Có thể nói, múa rối nước là món quà tuyệt diệu từ đồng ruộng Việt Nam.
Múa rối nước là một món quà tuyệt diệu từ đồng ruộng Việt Nam. Vào những ngày, lễ Tết, hội họp, người dân thường rủ nhau ra đình mở trò diễn rối nước. Trên mặt ao, người ta dựng lên thủy đình nhằm mô phỏng lại lối kiến trúc đặc trưng của đình làng Việt Nam. Những chú rối biểu diễn được các nghệ nhân đẽo gọt và tạo hình cẩn thận từ gỗ sung. Đây là một loại gỗ nhẹ, có thể nổi trên mặt nước. Để buổi biểu diễn thêm phần thú vị, mọi người còn chú trọng vào việc sử dụng âm thanh, ánh sáng. Tiếng đàn, tiếng hát, tiếng trống mõ,... càng làm cho bầu không khí rộn ràng, tươi vui. Múa rối nước từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc đối với người dân Việt Nam. Do vậy, chúng ta cần phải trân trọng, không ngừng tìm tòi, sáng tạo để phát huy những giá trị nghệ thuật vốn có.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Ngày nay, việc lưu giữ, bảo tồn, phát triển múa rối nước là rất quan trọng, cần thiết. Các em hãy tích cực đón nhận, hưởng ứng loại hình nghệ thuật độc đáo này để thêm yêu và tự hào về văn hóa dân tộc nhé! Bên cạnh bài viết trên, các em có thể xem thêm bài văn mẫu lớp 10 khác như:
- Soạn bài Múa rối nước - hiện đại soi bóng tiền nhân
- Đoạn văn trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm thể hiện qua đoạn trích Huyện đường
- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam