Hình ảnh tưởng tượng khiến em hình dung được khung cảnh, con người mà tác giả muốn nhắc đến. Từ đó hiểu được ý nghĩa, nội dung, thông điệp, cảm xúc mà tác giả muốn truyền tải.
Khung cảnh hiện lên ở bài thơ "Nhớ đồng" của Tố Hữu chính là một làng quê trong buổi trưa êm ả. Tiếng hò cất lên phá tan không gian yên vắng, khiến cho cảnh vật bừng tỉnh sức sống. Gió mát thổi khe khẽ qua rặng tre xanh rì. Những gốc mạ non mới cấy mơn mởn xanh đang đưa tay. Ngay gần đó, những "mái nhà tranh" thấp lúp xúp nằm sát nhau. Bức tranh làng quê thanh bình ấy đã khiến lòng người dâng trào cảm giác nhớ nhung, muốn quay trở về với quê hương xứ sở thân yêu, ruột thịt.
Con người hiện lên trong bài thơ "Nhớ đồng" là những người nông dân "dãi gió dầm mưa", "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" để làm ra hạt gạo quý giá. Bàn tay của họ đã "vãi giống tung trời", tạo nên những "ô mạ xanh mơn mởn", chăm sóc, tiêu tưới chúng thành cây "lúa mềm". Với tấm lòng"chất phác hiền như đất", "thiệt thà", hồn hậu, chính họ đã chăm chỉ, cần cù lao động để góp sức nuôi dưỡng, phát triển đất nước. Từ đó, ta cảm thấy biết ơn, ngợi ca những người nông dân - con người bình thường, giản dị nhưng đã cống hiến hết tất cả những gì mình có cho Tổ quốc.
-------------------
Mời em tham khảo thêm những bài văn mẫu lớp 8 khác trên Taimienphi.vn như: Đoạn văn kể về kỉ niệm đáng nhớ trong mùa hè vừa qua; Bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ về một sự vật, hiện tượng; Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do....
"Nhớ đồng" của Tố Hữu vẽ nên cho người đọc một bức tranh hài hòa giữa hình ảnh thiên nhiên và con người. Thiên nhiên êm đềm với mùi đất thơm, ruộng lúa xanh rì rì. Dưới nền trời xanh, nắng và gió thay nhau nô đùa. Trong khung cảnh đó, con người đang cần mẫn, chăm chỉ lao động trên cánh đồng. Họ là những người nông dân hiền hậu, thật thà, chất phác đang cống hiến cho Tổ quốc. Toàn cảnh bức tranh cho ta cảm giác yên bình, đầm ấm, hạnh phúc.
Ngoài khung cảnh làng quê yên bình, "Nhớ đồng" cũng miêu tả cảnh chiều buồn xao xác. Sương xuống phủ đầy cánh đồng ven sông khiến cảnh vật trở nên trầm lặng hơn ban ngày rất nhiều. Tiếng xe lùa nước vang lên giữa không gian rộng lớn nghe chầm chậm, đều đều. Con người hiện lên qua tiếng "hò đưa hố não nùng". Tiếng hò khiến cho thiên nhiên càng trở nên não nề, ảm đạm hơn. Nỗi buồn thấm lên cảnh vật có phải do buổi hoàng hôn hay do người chiến sĩ đang bị giam cầm trong nhà lao tối tăm? Có lẽ chính tác giả Tố Hữu cũng không xác định được điều đó, chỉ có một cảm giác man mác trải dài khắp đoạn thơ.
Con người trong "Nhớ đồng" của Tố Hữu hiện lên vô cùng rõ nét qua chi tiết tiếng hò. Tiếng hò xuất hiện xuyên suốt đã thành công thể hiện tâm trạng tác giả. Ở đoạn đầu tiên, nhà thơ nhớ về làng quê thanh bình với ruộng lúa, bờ tre xanh rì qua tiếng hò trong buổi trưa hiu quanh. Đoạn tiếp theo, tiếng hò não nùng gợi lên buổi chiều sương phủ xao xác trên cánh đồng. Đoạn cuối, tác giả đã tự họa lại bức chân dung vui vẻ, hạnh phúc với hoài bão của bản thân. Tiếng hò lại được lặp lại thêm một lần nữa với đồng quê thương nhớ như để thể hiện nỗi niềm khát khao quê hương, đất nước mãi thanh bình.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Hi vọng rằng thông qua bài mẫu Đoạn văn tưởng tượng về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng, em có thể hiểu hơn về nội dung và khung cảnh trong bài thơ.