Dàn ý suy nghĩ về câu nói: Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học
1. Mở bài
Giới thiệu câu nói "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học"
- Tri thức của nhân loại là vô tận mà sự tiếp nhận của con người chỉ có giới hạn và khác nhau; có người biết về lĩnh vực này, người lại biết về lĩnh vực khác, khó có thể so bì
- Chúng ta không ngại việc không biết cái người ta đã biết, chỉ ngại ta không chịu học để biết được cái đó, người xưa đã có câu "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học"
2. Thân bài
- Giải thích khái niệm
+ Xấu hổ là gì?: Là một trạng thái của cảm xúc tự thấy khó chịu, thẹn thùng, các cảm xúc này thường liên quan đến những đánh giá, nhận xét tiêu cực về bản thân
+ Không biết: Được hiểu là kém hiểu biết, chưa có kiến thức về một vấn đề, lĩnh vực nào đó
+ Không học: Là trạng thái không muốn tìm hiểu, học hỏi và tiếp thu tri thức, kiến thức
- Ý nghĩa câu nói: Chỉ ra rõ sự khác nhau giữa không biết và không học, không nên xấu hổ nếu không biết, nhưng đã không học thì nên xấu hổ, đồng thời nhắc nhở con người về ý nghĩa của việc học
- Tại sao đừng xấu hổ khi không biết?: Con người cũng không tự nhiên nắm được tri thức nếu không học, tri thức không tự đi vào đầu nếu con người không tiếp thu, ghi nhớ và học hỏi; nếu chưa học thì điều dĩ nhiên là chưa biết, và đó là một điều phù hợp với lẽ tự nhiên, không có gì khiến ta phải xấu hổ
- Tại sao phải xấu hổ khi không học?: Toàn bộ những tri thức của nhân loại đều có thể tiếp thu được nếu con người chịu học hỏi, chỉ khi không học mới nằm ngoài luồng tri thức đó, khi người ta đã học và biết đến còn ta vì không học mà "mù thông tin"
3. Kết bài
Rút ra bài học nhận thức: Người học sinh chúng ta đang được đặt trên vai nghĩa vụ học tập cao cả, nếu như không chịu học tức là chối bỏ nghĩa vụ đó, khi ấy chính chúng ta khiến mình phải xấu hổ với bạn bè, thầy cô, có lỗi với chính mình, gia đình và xã hội.
Con người ta có thể phân hơn thua nhau ở học vấn, trình độ một cách rạch ròi, nhưng khó thể chắc rằng hiểu biết hơn nhau, bởi tri thức của nhân loại là vô tận, có vô vàn thứ trên đời mà có người biết về lĩnh vực này, người lại biết về lĩnh vực khác, khó có thể so bì. Chính vì vậy, chúng ta không ngại việc không biết cái người ta đã biết, chỉ ngại ta không chịu học để biết được cái đó, người xưa đã có câu "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Tri thức vô biên của nhân loại đang chờ đợi chúng ta tìm đến, ai cũng phải học mới biết đến chúng, chúng ta không thể trách mình không biết, chỉ trách bản thân chúng ta không chịu học.
"Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học", trong câu nói này, "xấu hổ" được nhắc đến trong hai hoàn cảnh khác nhau nhưng lại cùng mang một ý nghĩa, đó là một trạng thái của cảm xúc tự thấy khó chịu, thẹn thùng trước một điều gì đó, các cảm xúc này thường liên quan đến những đánh giá, nhận xét tiêu cực về bản thân hoặc tự bản thân nhận thấy kém cỏi hơn so với những người khác. Sự xấu hổ thường bắt nguồn từ việc so sánh hành động của bản thân với tiêu chuẩn của bản thân hay tiêu chuẩn của bối cảnh xã hội đương thời. Trong câu nói, "không biết" được hiểu là kém hiểu biết, chưa có kiến thức về một vấn đề, lĩnh vực nào đó,...(Còn tiếp)
>> Bài văn mẫu đầy đủ Suy nghĩ về câu nói: Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học