Đề bài: Qua việc Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, các em hãy Chứng minh nhận định: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là khát vọng chiến thắng của công lí và chính nghĩa.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là khát vọng chiến thắng của công lí và chính nghĩa
Nguyễn Dữ ông là người huyện Trường Tân (nay thuộc tỉnh Hải Dương) ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống văn học, cha ông là Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu, ông là một người rất am hiểu văn học thơ ca của nước nhà. "Truyền kì mạn lục" của ông được viết vào thế kỉ XVI gồm hai mươi bài. Các câu chuyện của "Truyền kì mạn lục" tuy có hoang đường, phần hư ảo nhưng nó đã phơi bày tình hình xã hội trong thời kỳ được coi là đen tối trong lịch sử Việt Nam. Câu chuyện "Chức phán sự đền Tản Viên" là câu chuyện rất hay đề cao khát vọng của con người đó là chính nghĩa luôn chiến thắng cái ác, đề cao tính dân tộc và tình yêu nước của tác giả.
"Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" được dựa trên một truyền thuyết của Trung Quốc, câu chuyện thịnh hành vào thời nhà Đường thời. Câu chuyện được tác giả Nguyễn Dữ đưa vào nhiều yếu tố kì ảo hoang đường nhưng đằng sau yếu tố kì là giá trị hiện thực sâu sắc, nó phản ánh được đời sống xã hội dưới chế độ phong kiến đen tối, nhiều xảo trá, bất công. Ngô Tử Văn bằng sự ngay thẳng, chính nghĩa của mình đã diệt trừ vong hồn của tên tướng giặc Minh, trả lại bình yên cho dân chúng.
Bất bình trước cái ác hoành hành, Ngô Tử Văn đã dũng cảm đứng lên chống lại tên giặc họ Thôi, vạch trần bộ mặt xảo trá, bất nhân của hắn trước mặt Diêm Vương, đòi lại chính nghĩa, buộc kẻ có tội phải chấp nhận hình phạt thích đáng. Chi tiết chuyện rất lôi cuốn kết hợp với yếu tố kì ảo không chỉ mang đến sức hấp dẫn cho câu chuyện mà còn giúp người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước của kẻ sĩ đất Việt.
Ngay từ đầu Ngô Tử Văn được giới thiệu là một người chính trực, kiên cường, thẳng thắn khảng khái và đặc biệt là ghét cái ác. Hành động đốt đền đã khẳng định rõ được những tính cách trên. Khi tên tướng giặc họ Thôi kia đánh bại Thổ công của ngôi đền và chiếm dữ ngôi đền, hắn đã đút lót những thần miếu bên cạnh để bịt miệng họ để hắn có thể tác oai, tác quái ở ngôi làng của Ngô Tử Văn, mọi người trong làng không dám chống cự họ đành để cho tên giặc kia hoành hành phá phách.
Chỉ có Tử Văn một mình đứng dậy chống lại tên giăc đó anh kiên quyết đốt đền để cho tên giặc kia không còn chỗ dung thân nữa. Trước khi đốt đền anh đã tắm rửa sạch sẽ làm nghi thức để báo cáo trời đất châm lửa đốt đền. Hành động đốt đền của Tử Văn không phải là báng bổ thần kinh mà thể hiện sự bất bình của mình, và Tử Văn đã tuyên chiến với những thế lực đen tối, một con người nhỏ bé đã đứng lên kháng lại ác thần.
Hành động đốt đền đã bộc lộ rõ tính cách kiên cường, dũng cảm, chính trực làm điều tốt cho dân chúng thể hiện cho câu "Thấy sự gian tà không chịu được". Tử Văn tin việc đốt đền của mình là thuận theo ý trời nhưng nó lại đi ngược lại với ý nghĩ của Tử Văn. Sau khi đốt đền về Tử Văn thấy người khó chịu lên cơn sốt sốt nóng, sốt rét.
Trong cơn miên man Tử Văn thấy một người "khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ, nói năng, quần áo giống người phương Bắc" đến trách mắng Tử Văn. Hắn dùng những lời lẽ của nho giáo để trách mắng Tử Văn hắn nói Tử Văn "không biết cái đức của quỷ thần" đã không kính trọng thần linh lại còn "dám khinh nhờn hủy tượng, đốt đền" và bắt Tử Văn dựng trả ngôi đền như cũ nếu không sẽ "khó tránh khỏi tai vạ" trước lời đe dọa của tên ác thần đó Tử Văn vẫn không nao núng vẫn cứ tiếp tục giữ ý chí kiên định của mình.
Từ những chi tiết trên cho ta thấy Tử Văn là một con người mạnh mẽ, cứng rắn, dũng cảm bỏ ngoài tai những lời hăm dọa của tên ác thần kia anh vẫn giữ vững thái độ kiên quyết ấy dù có chết cũng không từ bỏ. Tử Văn sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn gian khổ.
Và rồi anh đã bị bọn quỷ sứ bắt và dẫn tới một nơi đáng sợ đi qua một con sông lớn con sông với song tanh và song xám một nơi như là địa ngục của thế gian nơi có quỷ dạ xoa mắt xanh tóc đỏ vô cùng hung ác nhưng Tử Văn vẫn hiên ngang đi không hề nao núng sợ hãi một tí nào anh hùng hồn nói "Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian".
Trước điện của Diêm Vương không khí âm phủ rùng rợn tên họ thôi vu cáo cho Tử Văn. Tử Văn vẫn không hề nao núng anh đã tâu với Diêm Vương "Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi, không đúng như thể tôi xin chịu thêm cái tội nói càn". Thấy Tử Văn cứng cỏi, tên bách hộ họ Thôi đã lập lờ nhận tội.
Chứng cứ của Tử Văn vô cùng đanh thép và đã khiến cho tên họ Thôi kia phải chịu tội bị giam vào ngục tù phải chịu trách nhiệm cho những gì mà hắn đã gây ra. Với bản lĩnh cứng cỏi với sự thông minh nhanh trí của mình Tử Văn đã giúp Thô thần đòi lại đền của mình.
Mượn sự tích cổ nó mang sự kì ảo, hoang đường nhưng câu truyện đề cao tình yêu quê hương lòng dũng cảm, chính luôn thắng tà, kết của câu truyện Tử Văn được sống lại trở lại làm người và Tử Văn trở thành phán sử của đền Tản Viên. Truyện có kết cấu chặt chẽ xây dựng tình huống chuyện hấp dẫn kể và tả sinh động hấp dẫn lôi cuốn người đọc.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần cương trực, dám đứng lên chống lại cái ác trừ hại bảo vệ nhân dân ta cũng nêu cao tính đoàn kết và chính nghĩa tuyệt đối luôn thắng cái ác. Sự dũng cảm cứng cỏi thông minh của Tử Văn rất cần cho giới trẻ chúng hiện nay cần có chứng kiến luôn sẵn sàng đứng lên bảo tổ quốc bảo vệ nhân dân.
------------HẾT-------------
Để khám phá hết những nội dung đặc sắc của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, bên cạnh bài văn mẫu Chứng minh nhận định: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là khát vọng chiến thắng của công lí và chính nghĩa trên đây, các em không nên bỏ qua: Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Phân tích ý nghĩa của đoạn kết trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và lời bình cuối truyện