Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

"Tây Tiến" của Quang Dũng là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về con người trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về tác phẩm này qua bài viết phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến , Ngữ văn 12, học kì I trên Taimienphi.vn nhé!

Đề bài: Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

y nghia nhan de bai tho tay tien

Bài văn mẫu Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến

HOT Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Ngữ văn lớp 12

 

I. Gợi ý giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến ngắn gọn:

- Nhan đề cũ: "Nhớ Tây Tiến":
+ Diễn tả được nỗi nhớ của nhà thơ dành cho binh đoàn Tây Tiến.
+ Mang hướng quá cụ thể, chưa bao quát được toàn bộ cảm xúc của tác phẩm.

- Nhan đề mới: "Tây Tiến": 
+ Chính là tên gọi của đơn vị quân đội mà nhà thơ từng tham gia.
+ Cô đọng, mang âm hưởng mạnh mẽ, khỏe khoắn.
+ Khái quát được tất cả các yếu tố: binh đoàn Tây Tiến, con người và thiên nhiên Tây Bắc, chân dung người lính,...
+ Bày tỏ được nỗi nhớ kín đáo của tác giả mà không làm mất đi cái hào hùng của bài thơ.
=> Nhan đề mới như một khúc ca, gợi lên được bức tranh đẹp đẽ về thiên nhiên, con người Tây Bắc cũng như vẻ đẹp của người lính Cụ Hồ. 


II. Đoạn văn mẫu Ý nghĩa nhan đề Tây Tiến của Quang Dũng:

1. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến Quang Dũng - mẫu số 1: 

"Tây Tiến" là một tác phẩm với nhan đề vô cùng ý nghĩa. Được sáng tác năm 1948 với tên gọi "Nhớ Tây Tiến", song sau này, bài thơ lại được rút gọn lại thành "Tây Tiến". Đây vốn là tên gọi của đơn vị quân đội cũ của tác giả Quang Dũng. Khi đọc nhan đề cũ, độc giả có thể thấy ngay được mạch cảm xúc chủ đạo mà nhà thơ muốn thể hiện. Đó chính là nỗi nhớ nhung dành cho binh đoàn cùng những người đồng đội, đồng chí đã từng cùng mình kề vai sát cánh. Tuy nhiên, nhan đề mới được rút gọn đi - "Tây Tiến", lại có phần cô đọng và bao quát hơn. Nó thể hiện tình yêu của tác giả với thiên nhiên và con người Tây Bắc, tình quân dân gắn bó, thân thiết cũng như sự oai hùng, dũng mãnh của người bộ đội Cụ Hồ. Tên gọi này không những bày tỏ được nỗi nhớ của nhà thơ một cách thầm kín mà còn giữ nguyên được khí thế hào hùng, bi tráng mà tác phẩm đem lại. Vậy nên có thể nói, nhan đề "Tây Tiến" chính là một khúc ca mang âm hưởng khỏe khoắn, dứt khoát. Từ đó, góp phần tái hiện bức tranh thiên nhiên và con người một cách chân thực nhưng cũng đầy lãng mạn. 

2. Ý nghĩa nhan đề của bài thơ Tây Tiến ngắn nhất - mẫu số 2: 

Với bài thơ "Tây Tiến", nhan đề đã góp một phần không nhỏ thể hiện ý nghĩa và mạch cảm xúc chủ đạo của tác phẩm. Vốn từng được đặt là "Nhớ Tây Tiến", nhưng tên gọi này không được đánh giá cao. Nó có thể hiện được trực tiếp cảm xúc của tác giả, mặt khác lại giới hạn đối tượng được hướng đến - binh đoàn Tây Tiến - nơi tác giả đã từng công tác. Vậy nên khi in lại, chính Quang Dũng đã đổi nhan đề cho bài thơ, bỏ chữ "nhớ" đi. Tên gọi mới này vừa cô đọng, súc tích, vừa mang âm hưởng mạnh mẽ, khỏe khoắn như chính những người lính trẻ khi ấy. Nó đã bao quát được toàn bộ tư tưởng, chủ đề mà tác phẩm đề cập tới: thiên nhiên và con người Tây Bắc; tình quân dân thắm thiết, keo sơn; hình tượng oai hùng của quân đoàn. Chỉ với hai chữ "Tây Tiến", nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện nỗi nhớ của mình về đơn vị cũ một cách thầm kín. Đồng thời, bỏ đi cái ủy mị của cảm xúc, bảo toàn được khí thế hào hùng, oai phong, lẫm liệt mà bài thơ gợi ra. Nhan đề "Tây Tiến" cô đọng, hàm súc chính là những "nốt nhạc" đầu tiên vang lên, dẫn dắt người đọc đến với bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về khung cảnh núi rừng Tây Bắc, về vẻ đẹp mang tính sử thi của những anh bộ đội Cụ Hồ quả cảm, gan trường. 


3. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến - Mẫu 3

- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền tây Bắc Bộ Việt Nam

- Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào). Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52.

- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Tây Tiến có nghĩa là tiến về miền Tây, nơi đoàn quân đang dốc hết sức mình bảo vệ tổ quốc và giúp sức cho đất nước bạn.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - -  HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Nhan đề "Tây Tiến" tuy ngắn gọn nhưng lại hết sức cô đọng, mang lại nhiều suy tư, chiêm nghiệm cho người đọc. Bên cạnh Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Phân tích Tây Tiến, nêu cảm nghĩ về người lính trong Tây Tiến, phân tích khổ 2 Tây Tiến,  bài Nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Tây Tiến hay phần Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám phá thể hiện riêng. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tây Tiến và Việt Bắc nhằm củng cố kiến thức của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/y-nghia-nhan-de-bai-tho-tay-tien-42288n.aspx

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuỷ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nhận về khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất chọn lọc
Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất tuyển chọn
Bình giảng bài thơ Tây Tiến
Kết bài bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Phân tích khổ 2 Tây Tiến của Quang Dũng hay, ngắn gọn tuyển chọn
Từ khoá liên quan:

y nghia nhan de bai tho tay tien

, nhan de tay tien co y nghia gi, phan tich y nghia nhan de bai tho tay tien cua quang dung,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Tây Tiến

    Bài văm mẫu phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay chọn lọc

    Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, “Tây Tiến” là một tác phẩm vô cùng quan trọng. Để tổng hợp kiến thức về bài thơ này, Taimienphi.vn gửi đến các em phần Phân tích bài thơ Tây Tiến với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu b ...

Tin Mới