Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trong Đời thừa

Nam Cao là một nhà văn với những suy nghĩ, trăn trở về cuộc đời, về nghề viết hết sức sâu sắc, rất nhiều quan điểm văn học của ông trở thành những tuyên ngôn nghệ thuật mang đậm tính triết lí, cùng tìm hiểu và lí giải các tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trong Đời thừa, một trong số những tác phẩm xuất sắc của nhà văn tài hoa này.

Đề bài: Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trong Đời thừa

tuyen ngon nghe thuat cua nam cao trong doi thua

 

Phần 1: Dàn ý tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trong Đời thừa

Xem chi tiết Dàn ý tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trong Đời thừa tại đây
 

Phần 2: Bài văn mẫu Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trong Đời thừa

Bài làm:

Nam Cao - một nhà văn đi theo chủ nghĩa hiện thực của văn học Việt Nam, ông là một nhà văn rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình, mặc dù chủ nghĩa hiện thực trong văn học có mặt từ đầu thế kỉ XX nhưng đến Nam Cao mới thực sự đầy đủ những nguyên tắc sáng tác. Có thể nói truyện ngắn "Đời thừa" là một trong hai bản tuyên ngôn của Nam Cao về nghệ thuật, trong bản tuyên ngôn ấy ông nêu rõ quan điểm của mình về nghệ thuật đối với cuộc đời cũng như bản chất của nghề văn, người viết văn và sự sáng tạo trong văn chương.

Đọc "Đời thừa" của Nam Cao, người đọc ấn tượng với nhân vật Hộ, một nhà văn đam mê với nghệ thuật chân chính, có lý tưởng nghệ thuật rõ ràng, hay chính nhân vật Hộ được tác giả gửi gắm để nói lên những tuyên ngôn của mình về nghệ thuật. Trước hết, đó là tuyên ngôn về nghệ thuật với cuộc đời, đối với Nam Cao, thứ nghệ thuật chân chính phải gắn liền với cuộc đời, không được xa rời cuộc sống. Nghệ thuật phải phản ánh một cách chân thật về cuộc đời, phải xuất phát từ những kiếp lầm than, những đau khổ tồn tại trong xã hội; nếu nghệ thuật là những thứ gì đó đẹp đẽ, văn hoa, mỹ miều thì không đáng gọi là nghệ thuật, nghệ thuật mà tách biệt và thoát ly khỏi cuộc đời, lảng tránh hiện thực xã hội thì không phải là nghệ thuật.

Trong tác phẩm, ông để nhân vật Hộ bày tỏ thái độ phê phán trước thứ văn chương hời hợt, đó chính là thứ văn chương phải chạy theo đồng tiền "Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng... viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc" để rồi Hộ phải cáu với chính mình, tự mắng mình là thằng khốn nạn, hắn nhận mình là một kẻ bất lương, đê tiện vì đã hành văn một cách cẩu thả, hời hợt "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". Làm sao để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật thật sự, một sáng tác văn chương có giá trị, đó là phải thể hiện được những rung động của cuộc đời, "phải vượt lên bên trên tất cả mọi bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người,... Nó làm cho người gần người hơn".

Văn chương là của loài người, dành cho con người, nó chỉ có giá trị thực sự khi hướng đến cuộc đời, phản ánh chiều sâu của cuộc đời. Nam Cao còn đề cập tới giá trị ý nghĩa của nghề văn, cái tâm của người hành văn và sự sáng tạo trong văn chương. Đối với ông, nghề văn là một nghề cao quý trong những nghề cao quý, nghề văn yêu cầu người lao động phải có trách nhiệm và có lương tâm, sự cẩu thả trong nghề văn là đê tiện và không thể chấp nhận được. Phải có trách nhiệm với những gì mình viết và phải đặt lương tâm mình vào những thứ muốn viết. Bên cạnh đó, sự sáng tạo trong văn chương là điều rất quan trọng và không thể thiếu: "văn chương không cần đến những người thợ khéo tay" mà chỉ "dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo ra những gì chưa có". Nếu không có sáng tạo trong văn chương thì thứ văn ấy chỉ đơn thuần rập theo khuôn mẫu có sẵn, mờ nhạt và thiếu hiện thực, người hành văn phải biết đào sâu, tìm tòi và khám phá ra những cái mới mẻ trong đời sống. Văn chương không thể quan trọng về số lượng mà phải quan tâm đến chất lượng, bởi vậy Hộ mới có suy nghĩ "Cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nobel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên hoàn cầu!".

https://thuthuat.taimienphi.vn/tuyen-ngon-nghe-thuat-cua-nam-cao-trong-doi-thua-47544n.aspx
Có thể khẳng định rằng, truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao không chỉ đơn thuần là những dòng văn xuôi, là câu chuyện về bi kịch cuộc đời của nhân vật Hộ mà sâu sắc và thấm thía hơn cả đó chính là tuyên ngôn về nghệ thuật. Chỉ có con người dành cả đời cho văn chương, xem văn chương nghệ thuật là tất cả và biết trân trọng nghệ thuật như Nam Cao mới có thể đưa ra những tuyên ngôn nghệ thuật đúng đắn, sâu sắc đến vậy.

Tác giả: Ngọc Trinh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện Đôi mắt của Nam Cao
Dàn ý phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Tuyên ngôn độc lập
Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Tuyên ngôn độc lập
Soạn bài Đọc thêm: Đời thừa
Phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập
Từ khoá liên quan:

tuyen ngon nghe thuat cua nam cao trong doi thua

, Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trong Đời thừa,

SOFT LIÊN QUAN
  • Văn khấn giao thừa

    Văn khấn, cúng tết đêm giao thừa

    Bài văn khấn giao thừa bao gồm văn khấn giao thừa trong nhà và văn khấn giao thừa ngoài trời hỗ trợ bà con sử dụng trong đêm giao thừa. Ngoài ra, để chuẩn bị cho ngày lễ tết đoan ngọ trong năm, mọi người hãy chuẩn bị trước văn khấn tết đoan ngọ để đọc vào giờ làm lẽ ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.

Tin Mới