Tây Tiến

Trong tài liệu về chuyên đề Tây Tiến (Quang Dũng) dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các em toàn bộ kiến thức xoay quanh tác phẩm với các nội dung: Những hiểu biết chung tác giả, tác phẩm, kĩ năng phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ, bên cạnh đó cung cấp thêm một số hiểu biết ngoài chương trình học nhằm hỗ trợ các em học sinh trong quá trình tìm hiểu văn bản. Bên cạnh đó, các thầy cô giáo cũng có thể tham khảo tài liệu của chúng tôi để bổ sung vào bài giảng của mình cho phong phú, thú vị hơn.
Mục Lục bài viết:
1. I. Những hiểu biết cơ bản nhất về tác giả và tác phẩm Tây Tiến
II. Những điều cần lưu ý khi phân tích bài thơ
III. Những điều thú vị về tác phẩm
IV. Những bài văn mẫu về bài thơ Tây Tiến
V. Sơ đồ tư duy học bài Tây Tiến

tay tien

Bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng

I. Những hiểu biết cơ bản nhất về tác giả và tác phẩm Tây Tiến

1. Mấy điều cần lưu ý về con người và phong cách thơ Quang Dũng

a) Con người cá nhân

- Quang Dũng cùng với các tác giả khác như Hoàng Cầm, Hữu Loan, Hoàng Trung Thông.... được coi là những nhà thơ chiến trường trưởng thành trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước.

- Bản thân Quang Dũng vừa là một nhà thơ, đồng thời cũng là một người lính. Ông xuất thân là một thanh niên trí thức Hà thành, cũng như bao thế hệ thanh niên lúc bấy giờ nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông cùng các bạn tạm gác bút nghiên tình nguyện xung phong ra chiến trường đánh giặc bảo vệ đất nước.

- Ông là người nghệ sĩ tài năng, có vốn hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật: Báo chí, văn học, âm nhạc, hội họa,...

- Tình yêu quê hương, đất nước luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong những sáng tác của Quang Dũng.

b) Phong cách thơ

- Ở thơ Quang Dũng, có sự hòa quyện giữa chất lãng mạn, phóng khoáng của một chàng trai Hà thành hào hoa, trẻ trung, tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ với chất hiện thực dưới con mắt của người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu với kẻ thù trong những năm tháng ngoài chiến trận.

2. Những hiểu biết chung về bài thơ

- Hoàn cảnh sáng tác : Trong giai đoạn 1947 - 1948, đoàn quân Tây Tiến được lệnh hành quân chiến đấu trên địa bàn Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Điện Biên...), phối hợp với bộ đội chủ lực của Lào để đánh Pháp. Người lính trong đơn vị này chủ yếu là những học sinh, sinh viên thủ đô tình nguyện lên đường đánh trận, dù phải chịu nhiều gian khổ, thiếu thốn, khó khăn của cuộc chiến, bị bệnh tật đói rét hoành hành nhưng họ luôn lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào tương lai phía trước. Nhà thơ Quang Dũng khi đó cũng là một trong số những người lính trong đơn vị, đến năm 1948 khi ông được lệnh chuyển sang đơn vị khác, những cảm xúc nhớ thương về đơn vị cũ đã thôi thúc ông viết bài thơ này.

- Nhan đề tác phẩm : Ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau được chuyển thành Tây Tiến.

+ Đây là tên một đơn vị quân đội được thành lập vào năm 1947 với nhiệm vụ liên kết với quân đội Lào chiến đấu bảo vệ biên giới Việt - Lào.

+ Đồng thời là nguồn cảm hứng đặc biệt, tiêu biểu cho hồn thơ lãng mạn của Quang Dũng; đoàn quân Tây Tiến chính hình tượng trung tâm của tác phẩm, là nỗi nhớ khôn nguôi, không thể xóa nhòa trong lòng nhà thơ.

- Bố cục : Có hai cách phân chia bố cục bài thơ

+ Cách 1: Chia bài thơ thành 4 phần

· Phần 1: Từ đầu đến "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi": Đoàn binh hành quân giữa cảnh núi rừng hùng vĩ, thơ mộng nhưng cũng đầy khó khăn, nguy hiểm.

· Phần 2: Tiếp đến "Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa": Những hồi tưởng của tác giả về đêm liên hoan thắm đượm tình quân dân cá nước.

· Phần 3: Tiếp đến " Sông Mã gầm lên khúc độc hành": Hình tượng người lính Tây Tiến với chất kiêu hùng, lãng mạn và bi tráng.

· Phần 4: Còn lại: Nỗi nhớ khôn nguôi của nhà thơ.

+ Cách 2: Chia bài thơ thành 3 phần

· Phần 1: Hai đoạn thơ đầu: Núi rừng Tây Bắc vừa hoang sơ, hùng vĩ vừa thơ mộng, trữ tình hiện lên qua nét phác họa của Quang Dũng.

· Phần 2: Tiếp đến "khúc độc hành": Tình quân dân gắn bó thân thiết và hình ảnh người lính trong đoàn binh hào hoa, lãng mạn.

· Phần 3: Còn lại: Lời ước hẹn và nỗi nhớ của tác giả.

II. Những điều cần lưu ý khi phân tích bài thơ

1. Về nội dung

Khi phân tích nội dung tác phẩm, ngoài việc phân tích nỗi nhớ của tác giả, các em cần làm nổi bật lên hai bức tranh đặc sắc:

a) Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc

- Vẻ đẹp hoang sơ, hiểm trở, hùng vĩ

- Vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, đậm chất trữ tình

b) Bức tranh về người lính Tây Tiến

- Người lính với vẻ đẹp kiêu hùng

- Người lính với vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn

- Người lính với vẻ đẹp bi tráng.

2. Về nghệ thuật

- Cần chú trọng phân tích nét đặc sắc trong việc sử dụng bút pháp lãng mạn kết hợp với hiện thực.

- Các hình tượng thơ, các câu thơ giàu hình ảnh.

- Hệ thống ngôn từ giàu biểu cảm.

- Sử dụng giọng điệu linh hoạt, đa dạng.

III. Những điều thú vị về tác phẩm

1. Nhan đề được đổi lại sau nhiều lần trăn trở

Ban đầu bài thơ có tên là "Nhớ Tây Tiến" nhưng sau nhiều lần băn khoăn, suy ngẫm, Quang Dũng đã quyết định bỏ chữ "nhớ" đi bởi theo ông, nỗi nhớ đơn vị luôn thường trực trong tâm trí, nhắc đến nó là thấy nhớ rồi, nên không nhất thiết phải thêm chữ "nhớ".

2. Bài thơ từng bị cấm lưu hành

Cùng với một số tác phẩm ra đời vào thời điểm này, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng cũng từng bị cấm lưu hành do có câu "Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm" - có yếu tố "ủy mị tiểu tư sản", mãi đến sau này khi có phong trào "cởi trói cho văn học", bài thơ đã trở thành một tác phẩm "gối đầu giường của biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam.

3. Tác phẩm duy nhất của người lính miền Bắc được lính ngụy miền Nam học thuộc, ghi chép lại trong cuốn sổ tay và được in thành nhiều bản tại các nhà in thời Việt Nam Cộng hòa.

IV. Những bài văn mẫu về bài thơ Tây Tiến

Bao gồm các bài viết về soạn bài, cảm nhận, phân tích bài thơ Tây Tiến, Phân tích đoạn thơ, khổ thơ về bài Tây Tiến của tác giả Quang Dũng.

- Soạn bài Tây Tiến
- Cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến
- Phân tích bài thơ Tây Tiến
- Dàn ý phân tích bài thơ Tây tiến
- Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến
- Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến
- Cảm nhận bài Tây Tiến của Quang Dũng
- Phân tích tính chất bi tráng ở bài thơ Tây Tiến
- Phân tích bút pháp và cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến
- Phân tích cảm hứng lãng mạn ở bài thơ Tây Tiến
- So sánh Đồng Chí và Tây Tiến
- Cảm nhận về hai đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc và Tây Tiến

V. Sơ đồ tư duy học bài Tây Tiến

Sơ đồ tư duy học bài Tây Tiến số 1
tay tien
Sơ đồ tư duy học bài Tây Tiến số 2
phan tich bai tay tien
Sơ đồ tư duy học bài Tây Tiến số 3
cam nhan bai tay tien
Sơ đồ tư duy học bài Tây Tiến số 4
phan tich doan tho tay tien
Sơ đồ tư duy học bài Tây Tiến số 5
so do tu duy bai tay tien

https://thuthuat.taimienphi.vn/tay-tien-39851n.aspx

Tác giả: Ngọc Thảo     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến: "Nhớ ôi Tây Tiến... Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
Cảm nhận về vẻ đẹp thơ mộng của cảnh và người miền Tây trong bài Tây Tiến
Soạn bài Tây Tiến của Quang Dũng
Sơ đồ tư duy Tây Tiến
Bình giảng bài thơ Tây Tiến
Từ khoá liên quan:

tay tien quang dung

, Tây Tiến của Quang Dũng, Soạn bài Tây Tiến,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sơ đồ tư duy Tây Tiến

    Sơ đồ tư Ngữ văn lớp 12

    Trong Sơ đồ tư duy Tây Tiến dưới đây, người viết đã hệ thống lại toàn bộ những nội dung chính của tác phẩm này, các em cùng tham khảo để biết cách ôn luyện lại các kiến thức về bài thơ, chuẩn bị cho những bài kiểm tra sắp tới.

Tin Mới