Soạn bài Các thành phần biệt lập, Ngữ văn lớp 9

Trong chương trình soạn văn lớp 9 hôm nay, chúng tôi giới thiệu tài liệu soạn bài các thành phần biệt lập là tài liệu đầy đủ và chi tiết cho quý thầy cô tham khảo để hoàn thiện hơn bài giảng của mình, bên cạnh đó các em học sinh cũng có thể dựa vào bài soạn của chúng tôi để biết cách soạn bài ở nhà.

>> Soạn văn lớp 9 đầy đủ

Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài Các thành phần biệt lập, mẫu 1
2. Soạn bài Các thành phần biệt lập, mẫu 2

Bằng cách soạn bài Các thành phần biệt lập trong chương trình soạn văn lớp 9, các em sẽ nắm được các kiến thức cơ bản như khái niệm, các thành phần biệt lập thường gặp và tự chuẩn bị các câu hỏi trước khi đến lớp nghe thầy cô giảng. Bài soạn của Taimienphi bao gồm các câu trả lời của 4 câu hỏi trong SGK Ngữ văn 9 trang 19 giúp các em có thể dễ dàng hơn trong việc làm bài tập.

 

1. SOẠN BÀI: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP, NGẮN 1

soan bai cac thanh phan biet lap

soan van cac thanh phan biet lap

 

2. SOẠN BÀI: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP, NGẮN 2

I. Thành phần tính thái 
 
Câu 1:
Từ chắc (câu a) và có lẽ (câu b) thể hiện độ tin cậy của người nói đối với hành động được nhắc đến
 
Câu 2:
Nếu bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa của câu không đổi
Vì, câu nói chỉ thể hiện thái độ phỏng đoán của người kể chuyện chứ không ảnh hưởng đến nội dung phía trước hay phía sau câu nói. 
 
II. Thành phần cảm thán 
 
Câu 1:
Các từ ngữ in đậm: “ồ, trời ơi” không chỉ sự vật hay sự việc
 
Câu 2:
Nhờ các từ ngữ phía sau: “sao mà độ ấy vui thế, chỉ còn có năm phút” mà ta biết được lý do của những lời cảm thán trên 
 
Câu 3:
Các từ in đậm dùng để bày tỏ cảm xúc, tình cảm của người nói đến sự vật sự việc được nói đến (ồ : chỉ cảm xúc vui mừng; trời ơi: cảm xúc bất ngờ, ….)
 
III. Luyện tập
 
Câu 1:
a. Có lẽ (thành phần tình thái - mức độ tin cậy)
b. Chao ôi (thành phần cảm thán - vui mừng, bất ngờ)
c. Hình như (thành phần tình thái - mức độ tin cậy)
d. Chả nhẽ (thành phần tình thái  - mức độ tin cậy)
 
Câu 2:
Thứ tự tăng dần là: dường như – hình như/ có vẻ như - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn 
 
Câu 3:
“Chắc chắn” có mức độ tin tưởng cao nhất, “hình như” có mức độ tin tưởng thấp nhất.
⟹ Tác giả Nguyễn Quang Sáng chọn từ chắc vì tác giả không phải người chủ hành động mà chỉ là người đứng ngoài câu chuyện cha con bé Thu mà thôi. 

---------------HẾT------------------

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Cảm nhận của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tớ với phần Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn lớp 9 của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-9-cac-thanh-phan-biet-lap-30266n.aspx

Tác giả: Ngọc Trinh     (3.1★- 17 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Con cò của Chế Lan Viên, Ngữ văn lớp 9
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học, soạn văn lớp 9
Soạn bài Chương trình địa phương (phần văn), lớp 9
Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp, Ngữ văn lớp 9
Soạn bài Khởi ngữ, Ngữ văn lớp 9
Từ khoá liên quan:

soan bai cac thanh phan biet lap ngu van lop 9

, soan bai cac thanh phan biet lap, khai niem cac thanh phan biet lap bai tap ve cac thanh phan biet lap,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu lớp 9

    Tuyển tập văn mẫu lớp 9

    Bài văn mẫu lớp 9 dành cho những em học sinh đang chuẩn bị thi vào bậc Trung học Phổ thông. Năm cuối cấp nên chắc chắn khối lượng kiến thức của các em cũng sẽ nhiều hơn nữa việc ôn tập chắc chắn cũng sẽ vất vả hơn. Nếu n ...

Tin Mới