Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 lớp 6

Những hướng dẫn soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 là những gợi ý quan trọng và cần thiết giúp em biết cách làm các đề văn đã cho như: Kể một câu chuyện vui sinh hoạt, Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó,...), Kể về những đổi mới ở quê em (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng,...), Kể về một ngưởi thân của em (ông bà, bô" mẹ, anh chị,...).

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 lớp 6

Chọn một trong bảy đề nêu ở mục 1 phần Luyện tập: Xây dựng bài tự sự - kể chuyện đời thường.
a) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm,…).
b) Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan,…)
c) Kể về người bạn mới quen (do cùng hoạt động văn nghệ, thể thao mà quen, tính tình của bạn,…)
d) Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó,..)
đ) Kể về những đổi mới ở quê em (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng,...)
e) Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập)
g) Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị,…)

Trả lời:
1.  Dàn bài: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ:
a. Mở bài: Kỉ niệm tuổi thơ đó xảy ra khi nào (hoặc là ở quê nào, con vật nào…).
b. Thân bài:
- Kể lạ diễn biến chi tiết về kỉ niệm tuổi thơ đó:
+, Đó là một kỉ niệm đẹp (chẳng hạn bạn tặng em một cái vòng rất đẹp hoặc cũng có thể là chuyện buồn vì em đã đánh mất một người bạn tốt).
+, Sự việc xảy ra như thế nào và diễn biến.
- Kỉ niệm đó để lại ấn tượng gì trong lòng em.
c. Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ của em về kỉ niệm đó. Kỉ niệm đó giúp em nhận ra bài học hoặc điều gì?

2.  Dàn bài: Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan,…)
a. Mở bài.
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
b. Thân bài.
- Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Thời gian địa điểm xảy ra câu chuyện?
+ Tình huống đáng cười trong câu chuyện là gì?
+ Câu chuyện kết thúc ra sao?
- Em rút ra được điều gì từ câu chuyện đó?
c. Kết bài: Ấn tượng mà câu chuyện để lại trong em là gì?

3. Dàn bài: Kể về người bạn mới quen (do cùng hoạt động văn nghệ, thể thao mà quen, tính tình của bạn,…)
a. Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về người bạn.
- Hoàn cảnh gặp gỡ giữa hai người ở đâu? vào lúc nào?
b. Thân bài.
- Kể lại buổi gặp gỡ đó (do tình cờ hay do người khác giới thiệu).
- Đặc điểm hay tính cách của người bạn đó có gì đặc biệt?
- Em thích nét tính cách nào nhất ở người bạn đó?
- Sau khi quen nhau, hai người đã đã cùng thi đua (hay giúp đỡ nhau) như thế nào để cùng có thành tích tốt hơn trong học tập.
c. Kết bài.
- Tình bạn mới giúp em như thế nào trong học tập và trong cuộc sống?
- Em suy nghĩ thế nào về tình bạn?

4. Dàn bài: Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó,..)
a. Mở bài.
- Cuộc gặp gỡ diễn ra khi nào? ở đâu? với ai?
b. Thân bài.
- Kể các chi tiết trong buổi gặp gỡ ấy.
+ Mở đầu cuộc gặp gỡ như thế nào?
+ Diễn biến cuộc gặp gỡ ra sao? (các sự việc, không khí, quang cảnh,…).
+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong không khí như thế nào?
- Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ là gì?
c. Kết bài.
- Cuộc gặp gỡ để lại trong em những ấn tượng gì? Giúp em mở rộng hiểu biết và quan hệ ra sao?

5. Dàn bài: Kể về những đổi mới ở quê em (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng,...)
a. Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về quê em.
b. Thân bài.
- Quê em trong quá khứ như thế nào?
- Quê em ngày nay đã đổi mới ra sao?
+ Quang cảnh?
+ Nhịp sống?
+ Tinh thần hăng say lao động?
- Nhìn quê hương đổi mới, cảm giác của em thế nào?
c. Kết bài.
- Em mong ước như thế nào về quê hương trong tương lai?

6. Dàn bài: Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập)
a. Mở bài:
Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.
b. Thân bài:
Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?
c. Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

7. Dàn bài: Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị,…)

Dàn bài
a. Mở bài:
- Giới thiệu về mẹ
- Tình cảm chung về mẹ
b. Thân bài:
- Giới thiệu bao quát
a) Biểu cảm về ngoại hình
- Mái tóc mẹ đen mượt và dài ngang vai ôm lấy khuôn mặt
- Nước da mẹ ko trắng như bao người phụ nữ khác vì ngày xưa mẹ đã vất vả kiếm ra tiền để lo cho gia đình
b) Biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc
- Mẹ dạy chị em tôi học bài, cách nói năng, cư xử với mọi người
- Khi chị em tôi làm sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở
c) Kỉ niệm giữa mình và mẹ
d) Biểu cảm trực tiếp
c. Kết bài:
- Cảm nghĩ, tình cảm về mẹ
- Lời hứa hẹn

-------------------HẾT----------------------

Các bạn đang xem hướng dẫn Viết bài tập làm văn số 3 , để học tốt Ngữ Văn 6, các em cần xem lại nội dung Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng và chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong phần theo SGK.

Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự, kể chuyện đời thường là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Kể về những đổi mới ở quê em nhằm chuẩn bị cho bài học này.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-viet-bai-tap-lam-van-so-3-lop-6-38026n.aspx
 


Tác giả: Nguyễn Hải Sơn     (3.9★- 16 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết bài tập làm văn số 1 lớp 6 - Văn kể chuyện
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6, Văn lập luận giải thích, Ngữ văn lớp 7
Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học, Ngữ văn lớp 12
Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học, lớp 11
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học, soạn văn lớp 9
Từ khoá liên quan:

huong dan viet bai tap lam van so 3 lop 6

, huong dan soan bai viet bai tap lam van so 3 lop 6, soan van viet bai tap lam van so 3 lop 6,
SOFT LIÊN QUAN
  • Bài viết số 2 lớp 6

    Dàn ý bài viết số 2 tập làm văn lớp 6

    Bài viết số 2 lớp 6 bao gồm 5 đề bài tập làm văn khác nhau được xây dựng dưới dạng các dàn ý chi tiết sẽ hướng dẫn các em học sinh cách lập dàn ý và hoàn chỉnh các bài tập làm văn này đầy đủ và ấn tượng nhất. Các em học ...

Tin Mới