Soạn bài Từ đồng âm

Hướng dẫn Soạn bài Từ đồng âm dưới đây sẽ cung cấp những gợi ý để các em hoàn thành những bài tập trong SGK, qua đó làm chủ được kiến thức về từ đồng âm, có khả năng vận dụng lí thuyết vào quá trình giao tiếp và làm bài tập một cách thành thạo.

* Hướng dẫn giải:

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
Ví dụ: - Con ngựa lồng lên.
- Tôi nhốt chim vào lòng.
- Trăng lồng cổ thụ, bóng lớng hoa.
(Hồ Chí Minh).

2. Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
Vi dụ:
- Đem có về kho: có thể hiểu thành hai nghĩa: Đem cá về để kho (để chế biến thành thức ăn) hoặc Đem cá về để cho vào kho (chỗ để chứa cá).
- Vì vậy, khi nói và viết phải chú ý vào ngữ cảnh để cậu trở thành đơn nghĩa,
+ Đem cả về mà kho (kho chỉ có thể hiểu là hoạt động)
+ Đem cá về để nhập kho (kho chỉ có thể hiểu là chỗ chứa)

II. THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP

A. Hướng dẫn làm bài tập trong SGK
1. Tìm từ đồng âm với các từ mà đề bài đã cho (lấy từ 2 đoạn đầu bài thơ của Đỗ Phủ). Nghĩa 1 của các từ đó chính là nghĩa trong ngữ cảnh của các câu thơ. Nhiệm vụ của các em là tìm các nghĩa 2, 3... của từ đó theo mẫu từ thu mà SGK đã nêu.

2. Yêu cầu của bài tập 2 là phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm của cùng 1 từ: cổ (danh từ). Gợi ý:
a) Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và mối liên quan giữa các nghĩa đó:
- Cổ (nghĩa gốc): bộ phận nối liền thân và đầu của người hoặc động vật.
- Cổ: bộ phận nối liền cánh tay và bàn tay, ống chân và bàn chân: cổ tay, cổ chân.
- Cổ: bộ phận nối liền giữa thân và miệng của đồ vật: cổ chai.
(Hại nghĩa dưới là nghĩa chuyển, từ nghĩa gốc mà ra và có liên quan với nghĩa gốc).

b) Từ đồng âm với danh từ cổ
- Cổ 1: như nghĩa gốc ở trên,
- Cổ 2: xưa (cổ đại, đồ cổ, cổ thi, cổ thụ, cổ tích, ..). Cổ 2 là tính từ.

3. Yêu cầu của việc đặt câu ở đây là mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm. Ví dụ: Chúng em ngồi xung quanh bàn để bàn về việc kỷ niệm ngày 20-11, Các em làm tiếp phần còn lại.

4. Gợi ý:
- Anh chàng đã dùng từ đồng âm với nghĩa nước đối để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm (cái lạc và con bạc, bạc đồng (bạc bằng đồng) và con bạc đồng (con vạc ở ngoài đồng)).
- Nếu xử kiện, cần đặt từ "vạc" vào ngữ cảnh cụ thể để chỉ cái nghĩa bạc là một dụng cụ chứ không phải bạc là con vật ngoài đồng.

B. Bài tập bổ sung
1. Xác định nghĩa và từ loại của các từ đồng âm trong các vế đối sau đây:
a) - Tôi tôi vôi.
- Bác bác trứng.
b) - Ruồi đậu mâm xôi đậu.
- Kiến bò đĩa thịt bò.
2. Tìm từ đồng âm với: đường (đi); bát (dụng cụ để đựng thức ăn); cốc (dụng cụ để đựng nước uống).

--------------------------HẾT--------------------------

Phò giá về kinh là bài học nổi bật trong Bài 5 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 7, học sinh cần Soạn bài Phò giá về kinh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.


https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tu-dong-am-38268n.aspx

Tác giả: Phí Quỳnh Anh     (3.8★- 15 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 - KNTT
Soạn bài Cánh diều tuổi thơ, nghe viết
Soạn bài Từ đồng nghĩa
Soạn bài Luyện từ và câu - Từ đồng nghĩa
Dấu hay giấu? Dấu kín hay giấu kín? Từ nào đúng chính tả?
Từ khoá liên quan:

soan bai tu dong am lop 7

, soan bai tu dong am ngan nhat soan van 7, soan bai tu dong am trang 135 sgk ngu van 7 tap 1,
SOFT LIÊN QUAN
  • Bài tập về từ đồng nghĩa trong Tiếng Anh

    Ôn tập từ đồng nghĩa tiếng Anh

    Trong nhiều trường hợp, các câu trong tiếng Anh sẽ sử dụng từ đồng nghĩa nhằm giúp cho câu đó có ý nghĩa đúng với sắc thái biểu cảm mà người nói muốn truyền đạt, bài tập về từ đồng nghĩa trong Tiếng Anh là một tài liệu h ...

Tin Mới