Soạn bài Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Trong lòng mẹ là một trong những đoạn trích đặc sắc và giàu cảm xúc nhất trong hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng. Các em hãy cùng hoàn thành soạn bài Trong lòng mẹ để tìm hiểu chi tiết về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn trích này nhé.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3


Soạn bài Trong lòng mẹ, mẫu 1:

Câu 1.

- Bà cô tuy hiểu về hoàn cảnh bất hạnh của Hồng nhưng bà chẳng những không động lòng thương xót mà còn cố tìm cách gieo vào đầu chú bé Hồng những ý nghĩ không tốt về người mẹ của mình với mục đích chia rẽ tình cảm mẹ con.
- Khi trò chuyện cùng Hồng gương mặt và giọng điệu của bà luôn tỏ ra vui vẻ, thân mật nhưng thực chất bên trong thì rất “kịch”
🡺 Bà cô hiện lên là một con người độc ác, dối trá, luôn cố tạo ra một lớp vỏ hoàn hảo nhưng thực bên trong thì hà khắc, thối nát. Bà cô chính là hình ảnh hiện thân cho những hủ tục, lề thói xấu xa trong xã hội phong kiến.

Câu 2.
- Khi Hồng nghe được những lời dối trá, xấu xa của bà cô xúc phạm đến mẹ thì bé cúi đầu không đáp, nhận ra ngay những ý nghĩ tanh bẩn bên trong lời nói của bà cô.
- Khi gặp mẹ, được nằm trong vòng tay của mẹ kèm theo đó là tiếng gọi “mẹ ơi !” 🡪 khát khao yêu thương, khát khao tình mẹ của chú bé Hồng.
- Hình ảnh người mẹ xuất hiện khác hẳn với những gì mà bà cô từng miêu tả. Mẹ không xác xơ, gầy còm, gương mặt mẹ sáng với nước da mịn màng, khuôn miệng xinh xắn và hơi thở thơm tho lạ thường.
- Bé Hồng luôn dành tình cảm yêu thương, kính trọng đối với mẹ. Nằm trong vòng tay ấm êm của mẹ, em không còn nghĩ ngợi gì đến những lời nói trước kia của bà cô.

Câu 3.
- Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là một văn bản giàu chất trữ tình.
- Thứ nhất, chất trữ tình có trong tình huống trong truyện - đó là tình mẫu tử thiêng liêng được tác giả miêu tả sâu sắc thông qua dòng tâm trạng của chú bé Hồng với đầy đủ những cung bậc cảm xúc.
- Thứ hai, chất trữ tình tạo nên nhờ kết hợp các phương thức biểu đạt như: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Cùng với đó là việc vận dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật so sánh, liên tưởng độc đáo.

Câu 4. Hồi kí là một thể loại văn học nhằm ghi chép, kể lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Tác giả là người chứng kiến, tham gia trực tiếp vào câu chuyện

Câu 5.
- Phụ nữ và nhi đồng là 2 mảng đề tài xuyên suốt trong các sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng.
+ Khi viết về mảng đề tài này Nguyên Hồng không chỉ viết bằng ngòi bút đồng cảm, xót thương đối với số phận bất hạnh của họ mà trên hết ông luôn thể hiện sự trăn trở, nâng niu, trân trọng những con người với phẩm chất tốt đẹp.
+ Ông thấu hiểu và cảm thông, am hiểu sâu sắc về phụ nữ và nhi đồng, nhanh chóng nắm bắt những nét tâm lý tình cách của nhân vật trên nhiều phương diện với một giọng văn giàu trực cảm.

----------------------HẾT BÀI 1-------------------------

Bên cạnh Soạn bài Trong lòng mẹ các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong Ngữ Văn 8 như Soạn bài Trường từ vựng hay phần Soạn bài Bố cục của văn bản nhằm củng cố kiến thức Ngữ Văn 8 của mình.
 

Soạn bài Trong lòng mẹ, mẫu 2:

* Bố cục

Chia làm 2 phần:
+ Đoạn 1 (từ đầu…người ta hỏi đến chứ) : Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô cay nghiệt
+ Đoạn 2 ( phần còn lại): Cuộc gặp gỡ cảm động, hạnh phúc của hai mẹ con Hồng
Thể loại: Tự sự xen lẫn biểu cảm

* Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 ( trang 20 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Nhân vật người cô chú bé Hồng:
+ Nhân vật bà cô gây ấn tượng mạnh với người đọc bởi dã tâm, lời nói cay nghiệt, độc ác và bảo thủ trước những lề lối tàn nhẫn của xã hội cũ.
+ Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm " mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không"
+ Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch
+ Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con
+ Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng
+ Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu
= > Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Tình yêu thương của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh:
+ hơn 1 năm không có tin tức của mẹ nhưng Hồng vẫn không hề trách cứ, ghét bỏ mẹ.
+ tưởng tượng ra vẻ mặt rầu rầu, hiền từ của mẹ
+ Nhận ra dã tâm chia rẽ tình mẫu tử của bà cô độc ác, Hồng vẫn luôn yêu thương, kính trọng mẹ.
+ Muốn nghiến nát những cổ tục đã đày đọa mẹ, thấu hiểu hoàn cảnh, nỗi đau mẹ đã phải trải qua
+ Gặp lại mẹ Hồng sung sướng, hạnh phúc, quên hết những uất ức, khổ cực khi phải sống trong gia đình giả dối, nhẫn tâm.
+ Muốn bé lại để được mẹ yêu thương, chăm sóc, vỗ về.

Câu 3 ( trang 20 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Chất trữ tình thể hiện trong văn Nguyên Hồng:
- Tình huống truyện, nội dung đặc sắc:
+ Hồng phải sống trong sự cay nghiệt ghẻ lạnh của họ hàng
+ người mẹ âm thầm chôn tuổi thanh xuân, chịu nhiều cay đắng, thành kiến của xã hội cũ
+ sự yêu thương, kính mến mẹ không hề lung chuyển, thay đổi trước lời nói, rắp tâm tàn độc của người cô

- Dòng cảm xúc mãnh liệt của Hồng:
+ Xót xa, tủi nhục, căm hờn, uất nghẹn
+ Quyết liệt bảo vệ tình mẫu tử
+ Thấu hiểu, cảm thông và yêu thương mẹ
- Hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức biểu đạt, gợi cảm
- Lời văn say mê diễn đạt cảm xúc dạt dào, chân thật
- Kết hợp tài tình, nhuần nhuyễn kể, tả, biểu lộ cảm xúc.

Câu 4 ( trang 20 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Hồi kí thuộc thể kí, là truyện kể từ bằng chính ngôi kể tác giả kể về những sự kiện có thật trong quá khứ mà tác giả đã chứng kiến hoặc trải qua
- Hồi kí giống nhật kí ở việc được giãi bày theo trình tự thời gian. Hồi ký mang tính chủ quan nhưng sinh động chân thật bởi những dòng diễn đạt cảm tưởng trực tiếp của tác giả.

Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:
+ Nhân vật trong các sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em: hồi kí Những ngày thơ ấu, tiểu thuyết Bỉ vỏ, Khi đứa con ra đời, Hai nhà nghỉ…
+ thấu hiểu, đồng cảm với những thân phận nhỏ bé bị o ép trong xã hội cũ.
+ Nhìn thấy được phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ, sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ.
- Trong đoạn trích những ngày thơ ấu:
+ Nhân vật bà cô đại diện những hủ tục phong kiến còn tồn tại
+ Nhân vật mẹ Hồng: hiện sinh hình ảnh người phụ nữ tảo tần, chịu nhiều vất vả, điều tiếng tủi nhục
+ Nhân vật bé Hồng: sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm, mất mát trong gia đình.
 

Soạn bài Trong lòng mẹ, mẫu 3:

Câu 1:
Sự xuất hiện của nhân vật người cô: Tuy xuất hiện không nhiều, chủ yếu qua một đoạn đối thoại với chú bé, nhưng đây cũn là một nhân vật gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đây rõ ràng là một nhân vật thâm độc, xảo quyệt, bênh vực và bảo vệ những lề thói tàn nhẫn trong xã hội đương thời. Qua một đoạn văn ngắn, bà cô đã hiện lên khá sống động nhờ nghệ thuật miêu tả hành động, ngôn ngữ và tâm lí nhân vật một cách chân thực của Nguyên Hồng.
- Đặc điểm nội bật của con người này là sự tàn nhẫn, độc ác.
Cô đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, chia sẻ, cảm thông, mà ngược lại, với một mục đích đen tối: Cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ.

Câu 2:
Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện qua:
- Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng “tình thương và lòng kính mẹ” của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.
- Bé Hồng không hề trách mẹn nếu quả là mẹ “đã chửa đẻ với người khác”. Tuy non nớt, nhưng bé hiểu “vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực”.
- Khi nghe những lời ngọt ngào, thâm độc của bà cô, bé Hồng chỉ thấy xiết thương mẹ, Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình.
- Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn có nhiều hình ảnh cụ thể, gợi cảm và có nhịp điệu dồn dập như sự uất ức của bé ngày một tăng tiến:
- Không những thương mẹ, Hồng còn hiểu nỗi lòng mẹ.

Câu 3:
Giọng văn của Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, bởi:
- Trước hết, tình huỗng đặt ra trong câu chuyện dễ làm cho người con oán trách mẹ mình, nhưng tình cảm của người con ở đây không hề một chút mảy may thay đổi; ngược lại, vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng và còn có mơ ước phá tan mọi cổ tục để cho mẹ không bị đau khổ.
- Dòng cảm xúc của nhân vật được thể hiện mãnh liệt qua những chi tiết miêu tả cảm động nghẹn ngào. Sự căm giận, sự xót thương, sự đau khổ và niềm hạnh phúc dường như đều ở đỉnh điểm của tâm trạng.
- Cách thể hiện thông qua kết cấu lớp lang, hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức gợi cảm. Lời văn dạt dào tình cảm.

Câu 4: Qua văn bản trích, em hiểu hồi kí là một thể loại ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc.

Câu 5:
Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc, ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ. Ông thường viết về những phụ nữ và trẻ em chịu nhiều đau khổ, bất hạnh (như trong các tác phẩm Những ngày ấu thơ, Bi vỏ, Cửa biển…)
“Trong lòng mẹ” là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật: hai người phụ nữ và một cậu bé trai. Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên Hồng. Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.
Nhà văn thấu hiểu, đồng cảm cho nỗi bất hạnh của phụ nữ, trẻ nhỏ; đồng thời ca ngợi tâm hồn, đức tính cao quý của họ. Ông luôn lên tiếng bênh vực, bảo vệ người phụ nữ; trân trọng những khao khát muôn đời của trẻ nhỏ được sống trong vòng tay yêu thương, che chở, bao bọc của mẹ.

-----------------------HẾT-----------------------

Cô bé bán diêm là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 8, học sinh cần Soạn bài Cô bé bán diêm, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Bài toán dân số nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Hơn nữa, Soạn bài Chương trình địa phương, phần Văn, bài 14 là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 8 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-trong-long-me-38433n.aspx

Tác giả: Nguyễn Thành Nam - NTN     (4.1★- 16 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
Dàn ý phân tích người mẹ trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
Dàn ý cảm nhận tình mẫu tử từ Trong lòng mẹ
Dàn ý giá trị nhân đạo trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
Từ khoá liên quan:

soan bai trong long me trich nhung ngay tho au

, soan bai trong long me soan van 8 hay nhat, huong dan soan van trong long me ngan gon,
SOFT LIÊN QUAN
  • Bài dự thi Mẹ trong tâm trí con

    Văn mẫu Mẹ trong tâm trí con

    Bài dự thi Mẹ trong tâm trí con là danh sách tổng hợp những bài viết, bài thơ để dự thi về mẹ trong tâm trí con dành cho các bạn nhỏ. Cùng tham khảo Bài dự thi Mẹ trong tâm trí con dưới đây để cảm nhận được suy nghĩ và tình cảm của các em nhỏ dành tặng tới mẹ mình và cảm xúc của mình dành cho mẹ ra sao nhé.

Tin Mới