Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo), bài 12

Nội dung soạn bài Tổng kết từ vựng (tiếp theo) dưới đây sẽ giúp các em ôn tập lại và rèn luyện kĩ năng làm bài về những kiến thức từ vựng đã học như: Từ tượng thanh, tượng hình và những biện pháp tu từ thường dùng qua việc thực hiện những bài tập vận dụng trong SGK.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo), siêu ngắn 1

I. Từ tượng thanh và từ tượng hình

Câu 1:
- Từ tượng thanh là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

Câu 2:
Những loài vật nào có tên gọi mô phỏng âm thanh tiếng kêu của nó: bò, tắc kè, mèo, (chim) cuốc, (chim) chích choè,…

Câu 3:
Các từ lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ là những từ tượng hình. Hình ảnh đám mây đã được gợi tả một cách sinh động

II. Các biện pháp tu từ từ vựng

Câu 1:
a.
- So sánh: đối chiếu giữa sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.
- Nhân hoá: gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
- Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.

b.
- Nói quá: phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
c. Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
d. Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Câu 2:
a.
- Phép ẩn dụ: Hoa, cánh dùng để chỉ Thúy Kiều (cái bé nhỏ, thoảng qua)
Lá, cây: dùng để chỉ gia đình Kiều (cái căn bản, lâu dài)
- Đây là câu Thúy Kiều khuyên cha toan tự vẫn, ý nói thà để con bán mình đi xa, còn cha phải sống để trông nom mẹ và các em.

b.
- Phép so sánh: so sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió, tiếng mưa.
- Tác dụng: thể hiện sự đa dạng về các cung bậc và âm thanh của tiếng đàn tuyệt diệu.

c.
- Phép nói quá: Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm đổ cả nước, làm nghiêng cả thành.
- Tác dụng: khẳng định sắc đẹp của Kiều là không gì sánh bằng, một vẻ đẹp hiếm có.

d.
- Phép nói quá: gác kinh nơi nàng Kiều bị giam lỏng, viện sách nơi Thúc Sinh đọc sách là hai nơi rất gần nhau thế mà giờ đây cách xa giống như hàng vạn dặm.
- Tác dụng: diễn tả sự ngăn cách và xa cách của Kiều và Thúc Sinh lúc bấy giờ.

e.
- Phép chơi chữ: tà và tai chữ gần âm nhưng khác nhau về nghĩa. Tài là tài hoa, tài năng; còn tai là tai họa, tai ương.
- Tác dụng: nói đến sự phũ phàng của số phận người tài hoa.

Câu 3:
a.
- Phép điệp: năm chữ còn trong câu thơ ngắn, từ đa nghĩ say sưa.
- Tác dụng: khẳng định sự say sưa của anh đối với rượu và đặc biệt say sưa với cô bán rượu, anh say vì rượu thì ít mà say vì cô bán rượu thì nhiều. Sự say sưa đó là một sự hiển nhiên tất yếu như trời đất non nước vậy.

b.
- Phép nói quá: đá núi to lớn sừng sững thế kia mà gươm có thể mài mòn, nước sông nhiều đến vậy mà voi cũng có thể uống cạn.
- Tác dụng: diễn tả sức mạnh to lớn của nghĩa quân Lam Sơn, tạo cảm giác mạnh cho người nghe.

c.
- Phép so sánh: so sánh tiếng người trong như tiếng hát.
- Tác dụng: diễn tả tiếng suối êm dịu, trong lành đưa đến cho con người nhiều cảm xúc thẩm mĩ.

d.
- Phép nhân hóa: vầng trăng cũng có tình cảm, hành động như con người, nhòm vào khe cửa để ngắm nhìn con người.
- Tác dụng: làm tăng sự sinh động của hình ảnh, nói lên sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa trăng và người.

e.
- Phép ẩn dụ: em bé trên lưng là mặt trời của mẹ.
- Tác dụng: em bé là nguồn sống, nguồn hi vọng của đời mẹ. Cách nói kín đáo giàu tính biểu tượng.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 9

- Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
- Soạn bài Làng

 

Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo), siêu ngắn 2

Câu 1: Điểm khác biệt đáng chú ý giữa hai dị bản là gật đầu trong dị bản thứ nhất và gật gù trong dị bản thứ hai.
- Gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
- Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.
Như vật, từ gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt: tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.

Câu 2: Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói “chỉ có một chân sút”. Cách nói này có nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thôi.

Câu 3: Các từ miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc. Từ vai (trong “Áo anh rách vai”), đầu (“Đầu súng trăng treo”) dùng theo nghĩa chuyển. Từ vai dùng theo phương thức hoán dụ (vai người -> vai áo), từ đầu dùng theo phương thức ẩn dụ (đầu người -> đầu súng, lấy nét nghĩa “phần phía trên”).

Câu 4: Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh) hồng; ánh (hồng), lửa, cháy, tro tạo thành hai trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tưởng với lửa. Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa trong con người anh làm anh say đắm, ngất ngây (đến mức có thể cháy thành tro) và làm lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc (Cây xanh như cũng ánh theo hồng).
Nhờ nghệ thuật dùng từ như đã phân tích, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.

Câu 5:
- Các sự vật, hiện tượng trong đoạn trích Đất rừng phương Nam được đặt tên theo cách: dùng các từ ngữ có sẵn để gọi tên sự vật mới (dựa trên đặc điểm, tính chất của nó): rạch có nhiều cây mái giầm -> rạch Mái Giầm, kênh có nhiều bọ mắt -> kênh Bọ Mắt,…
- Một số sự vật được gọi tên theo đặc điểm: cá đuôi cờ, chuồn chuồn ớt (đỏ như quả ớt chín), cá kếm, cá chuồn, chè móc câu, ong ruồi, dưa bở, mướp hương, áo đuôi tôm,…

Câu 6: Một số người sính chữ gọi bác sĩ là đốc tờ (doctor), nhưng anh chàng này còn dùng bố đốc tờ thì thật là “siêu sính chữ”.

-------------------------HẾT--------------------------

Cảnh ngày xuân là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 9, học sinh cần Soạn bài Cảnh ngày xuân, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tong-ket-ve-tu-vung-tiep-theo-bai-12-38295n.aspx

Tác giả: Lê Thị Thuỷ     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ (tiếp theo) trang 129 SGK Tiếng Việt 5
Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ, soạn văn lớp 12
Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, soạn văn lớp 12
Soạn bài Luyện từ và câu: Tính từ (tiếp theo)
Soạn bài Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ trang 159
Từ khoá liên quan:

soan bai tong ket ve tu vung tiep theo bai 12

, soan bai tong ket ve tu vung tiep theo ngan nhat soan van 9, soan bai tong ket ve tu vung tiep theo trang 146,
SOFT LIÊN QUAN
  • 11 bài tập từ vựng Tiếng Anh lớp 12

    Bài luyện từ vựng tiếng Anh

    11 bài tập từ vựng Tiếng Anh lớp 12 sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn luyện lại toàn bộ kiến thức liên quan đến từ vựng để chuẩn bị tốt nhất cho những kỳ thi quan trọng sắp tới của mình.

Tin Mới