Soạn bài Kể chuyện Người thầy cũ, Tiếng Việt lớp 2

Soạn bài Kể chuyện Người thầy cũ trang 57 SGK Tiếng Việt 2, tập 1 được biên soạn nhằm giúp các em vận dụng kiến thức bài tập đọc vào viết bài kể chuyện, bên cạnh đó chúng tôi sẽ hướng dẫn các em cách kể chuyện theo vai sao cho đúng, cho hay, hấp dẫn được sự chú ý của người đọc, người nghe.

*Hướng dẫn giải:

Câu 1. Câu chuyện Người thầy cũ có những nhân vật nào?
(Chú Khánh là bố bạn Dũng, thầy giáo và Dũng.)

Câu 2. Kể lại câu chuyện Người thầy cũ theo lời của em.
* Tham khảo cách kể dưới đây:
Giờ ra chơi, sân trường thật nhộn nhịp, đông vui. Tốp này đá cầu, tốp kia nhảy dây, kéo co, đuổi bắt... Tiếng nói, tiếng cười vang rộn. Giữa lúc ấy, một chú bộ đội mặc quân phục màu xanh lá cây, đầu đội mũ mềm có gắn ngôi sao vàng năm cánh hỏi thăm em lớp 2A học ở chỗ nào. Thì ra chú là bố của bạn Dũng. Chú tìm đến đây để gặp thầy giáo cũ, hiện đang dạy con trai mình.
Em vừa dẫn chú ấy đến cửa lớp thì thầy giáo bước ra. Chú vội bỏ mũ xuống, lễ phép chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt tỏ vẻ ngạc nhiên, chưa nhận ra người đứng trước mặt là ai. Chú bộ đội liền nói:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào leo cửa sổ bị thầy phạt đấy ạ!
Thầy bật cười vui vẻ:
- A, Khánh Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!.
- Vâng, thầy không phạt nhưng thầy buồn. Thầy bảo: “Trước khi làm việc gì, cần phải suy nghĩ chứ! Thôi, em về đi. Thầy không phạt em đâu!”.
Hai thầy trò nói chuyện cho đến lúc hết giờ ra chơi. Dũng đứng nhìn theo bố đang đi ra cổng. Cậu quay lại nhìn cửa sổ lớp học rồi xúc động nghĩ: “Ngày trước, bố cũng có lần mắc lỗi, tuy thầy giáo không phạt nhưng bố vẫn nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa”.

Câu 3. Dựng lại phần chính của câu chuyện (đoạn 2) theo vai: người dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo.
- Người dẫn chuyện: Em dẫn chú bộ đội tới gặp thầy giáo. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ lễ phép chào thầy.
- Chú bộ đội: Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa số lớp bị thầy phạt đấy ạ!
- Người dẫn chuyện: Thầy giáo im lặng ngẫm nghĩ một lát rồi mỉm cười và vui vẻ nói.
- Thầy giáo: A, Khánh đấy ư? Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hồi ấy thầy có phạt em đâu!
- Chú bộ đội: Vâng, thầy không phạt em nhưng thầy buồn. Thầy bảo: Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ kĩ chứ. Thôi, em về đi! Thấy không phạt em đâu!
- Người dẫn chuyện: Tuy thầy không phạt, nhưng lời nhắc nhở của thầy là bài học quý đối với cậu học trò tên Khánh và sau này là chú bộ đội.
Thầy giáo độ lượng, thương yêu học sinh. Học sinh quý trọng nhớ ơn thầy. Tình nghĩa thầy trò trong câu chuyện thật sâu sắc.

---------------------HẾT---------------------

Trên đây là phần Soạn bài Người thầy cũ, phần Kể chuyện bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Người thầy cũ, phần Chính tả, tập chép và cùng với phần Soạn bài Thời khoá biểu, phần Tập đọc để học tốt môn Tiếng Việt lớp 2 hơn

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-nguoi-thay-cu-phan-ke-chuyen-38897n.aspx

Tác giả: Chipu     (3.9★- 15 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 148 SGK Tiếng Việt 5
Soạn bài Kể chuyện: Lớp trưởng lớp tôi trang 112 SGK Tiếng Việt 5
Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 120 SGK Tiếng Việt 5
Soạn bài Kể chuyện Người mẹ hiền, Tiếng Việt lớp 2
Soạn bài Kể chuyện Khát vọng sống trang 136 SGK Tiếng Việt 4
Từ khoá liên quan:

soan bai ke chuyen nguoi thay cu trang 57 sgk tieng viet 2 tap 1

, tieng viet lop 2 ke chuyen nguoi thay cu hay nhat, nguoi thay cu trang 56 sgk tieng viet 2 tap 1,
SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới