Soạn bài Muốn làm thằng Cuội

Khi soạn bài Muốn làm thằng Cuội trang 156 SGK Ngữ văn 8, tập , chúng ta sẽ hiểu hơn những tâm sự thầm kín của thi sĩ Tản Đà trước cuộc sống thực tại nơi trần thế nhàm chán, buồn tủi, ước mơ thoát tục được gửi gắm qua mộng tưởng được lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng, đó cũng là nỗi lòng của những người ý thức được tài năng của bản thân nhưng lạc lõng, cô đơn trước thời cuộc.
Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài Muốn làm thằng Cuội, Ngắn 1
2. Soạn bài Muốn làm thằng Cuội, Ngắn 2
3. Soạn bài Muốn làm thằng Cuội, Ngắn 3
4. Soạn bài Muốn làm thằng Cuội, Ngắn 4

soan bai muon lam thang cuoi

Soạn bài Muốn làm thằng Cuội

 

1. Soạn bài Muốn làm thằng Cuội, Ngắn 1

Câu 1
- Hai câu đề đã trực tiếp bộc lộ nỗi buồn bã, chán trường dường như được bật thốt lên thành lời nói “buồn lắm, chán nửa rồi”.
- Nỗi buồn chán ấy có nguyên nhân trực tiếp từ xã hội đương thời. Đất nước đang ở trong những ngày tháng mất độc lập, tự do, bị thực dân Pháp đô hộ. Xã hội giao thời nảy sinh nhiều ngang trái bất công, thời thế hỗn loạn, nhân tình điên đảo. Bản chất con người Tản Đà không chấp nhận một môi trường sống như thế.
🡺 Ông là một người nghệ sĩ tài hoa có cá tính độc đáo, luôn ý thức vươn tới những giá trị tinh thần đích thực trong cuộc sống.

Câu 2.
- “Ngông là thái độ bất cần đời, dám làm những điều trái với thông thường, vượt thoát lên trên những khuôn khổ ràng buộc của trật tự xã hội.
- Trong xã hội phong kiến, “ngông” thường xuất hiện ở những con người có bản lĩnh, cá tính mạnh mẽ, tài hoa, tài tử, thấy bất hòa với xã hội tầm thường, có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân, muốn đặt mình lên trên tất cả thế gian
- Nét “ngông” của Tản Đà cũng là sự tiếp bước nhiều bậc danh sĩ tài tử nổi tiếng thời trước như: Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,…. Ở Tản Đà nét ngông này còn được kết hợp với chất lãng mạn bay bổng.

Câu 3.
“Tựa nhau trông xuống thế gian cười”
Cái cười ở đây là cái cười thực của chính thi nhân đang gật gì khi tưởng tượng ra cảnh trí ấy. Nhưng thực chất cái ngông đó vừa thể hiện ý thức mạnh mẽ về cõi tự do nội tại của nhà thơ tài tử, vừa thể hiện cái mặc cảm thua lép trong cuộc đời thực tế. Ngang hàng thân thiết với người tiên, thách thức khinh thị cõi đời thường
🡺 Bài thơ khép lại bằng chân dung Tản Đà: Tài hoa, tài tử và rất ngông.

Câu 4.
- Giọng điệu bài thơ tự do, thoải mái, biến đổi linh hoạt theo cảm xúc
- Lời thơ như lời trò chuyện tâm sự tự nhiên mang tính chất đối thoại
- Vận dụng thành công thể thơ Đường
- Sử dụng thi liệu quen thuộc như: chị Hằng, chú Cuội
🡺 Tất cả đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ

-------------------HẾT BÀI 1------------------

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Muốn làm thằng Cuội bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, và cùng với phần để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Muốn làm thằng Cuội bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, tham khảo phần Soạn bài Nhớ rừng và phần Soạn bài ông Đồ để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn

 

2. Soạn bài Muốn làm thằng Cuội, Ngắn 2:

Bố cục:
- Câu 1, 2 : Tâm trạng trước cuộc sống thực tại.
- Câu 3, 4 và 5, 6 : Ước muốn nhà thơ.
- Hai câu cuối : Cảm xúc khi xuống thế gian.

Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tản Đà chán trần thế vì bế tắc, bất hòa sâu sắc với xã hội. Xã hội ta thời đó tù hãm, uất ức, đất nước mất chủ quyền những kẻ hãnh tiến thi nhau ganh đua. Ông buồn vì phận tài hoa mà lận đận, không đủ sức thay đổi hiện thực bi kịch.

Câu 2 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- "Ngông" là thái độ bất cần đời, là dám làm điều trái lẽ thường, không sợ lời đàm tiếu, đó là thái độ phóng túng coi thường khuôn phép trói buộc cá tính.
- Cái ngông của Tản Đà chính là ước muốn làm thằng Cuội, muốn lên Cung Trăng, những ước muốn người thường không dám mơ tới. Cảnh tượng vẽ ra chị Hằng cùng nhà thơ bầu bạn, trò chuyện gió mây, mọi thứ đều như hư ảo.

Câu 3 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Hình ảnh cuối bài thơ là cái cười. Cái cười ở đây là cái cười mãn nguyện khi thoát li được trần thế, khi thỏa mãn ước vọng làm thằng Cuội. Cười ở đây cũng là cười chế giễu cuộc đời trần tục đầy xấu xa, chật hẹp với tâm hồn thi sĩ.

Câu 4 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Những yếu tố nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ :
- Sự bay bổng của một tâm hồn thi sĩ lãng mạn.
- Thể thơ thất ngôn bát cú mà lời thơ tự nhiên, giản dị, phóng khoáng.
- Giọng điệu khi than thở, khi cầu xin, khi đắc ý làm bài thơ vui tươi, linh hoạt.

Luyện tập

Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Phép đối cặp câu 3 - 4 và 5 - 6 :
- Câu 3 - 4 : đối về hình ảnh và về lời : cung quế - cành đa ; đã ai ngồi đó chửa - xin chị nhắc lên chơi.
- Câu 5 - 6 : đối về ý là chính.

Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): So sánh với bài thơ Qua Đèo Ngang :
+ Ngôn ngữ trong Qua Đèo Ngang trang trọng, cổ điển còn trong Muốn làm thằng Cuội lại tự nhiên, giản dị hơn.
+ Giọng điệu : Qua Đèo Ngang mang giọng buồn thương man mác, Muốn làm thằng Cuội lại thể hiện một giọng ngông nghênh, hóm hỉnh.
 

3. Soạn bài Muốn làm thằng Cuội, Ngắn 3

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1:

+ Đất nước không có chủ quyền, những kẻ hãnh tiến thi nhau ganh đua, bon chen mà quên đi nỗi nhục mất nước.
+ Mặt khác, ông buồn vì mình là người tài hoa nhưng số phận nhiều rủi ro, lận đận trong đường đời.
+ Vì không đủ sức để thay đổi hiện thực bi kịch ấy nên ông muốn thoát ra khỏi nó, muốn làm thằng Cuội lên chơi trăng.

Câu 2:

Ngông thực chất là một thái độ ứng xử đối với cuộc đời, một biểu hiện khác của sự chán ngán, bất mãn với thời cuộc. Phải là người yêu đời lắm, tha thiết với cuộc sống lắm thì mới tỏ ra buồn chán đến bất hòa trước cuộc đời đang rối ren, đen tối như thế.

Câu 3: Cái "ngông" của Tản Đà trong bài thơ này tập trung chủ yếu ở hai câu cuối

Câu 4:
- Bài thơ Muốn làm thằng cuội là bài thơ độc đáo, thú vị, giọng thơ nhẹ nhàng, thanh thoát, chơi vơi.
- Trí tưởng tượng lại phong phú, kì diệu. Chất mộng ảo, chất ngông thấm đẫm bài thơ.
- Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ chính là sự tưởng tượng bay bổng của một tâm hồn thi sĩ lãng mạn.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1:
Trong thơ Đường, các cặp câu 3 - 4 và 5 - 6 bắt buộc phải đối nhau.
Câu 3 - 4 : đối về hình ảnh, hoạt động, ý tứ.
Câu 5 - 6: đối về ý là chính.

Câu 2:

- Ở bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy giàu nhạc điệu, tạo nên vẻ đài các, trang nhà rất chuẩn của thơ Đường. Nghệ thuật dùng từ và diễn tả tài tình, đọc lên lòng ta có một cảm giác bâng khuâng, một nỗi buồn man mác. Nhà thơ đã sử dụng thành thạo các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh và cách chơi chữ đồng âm trong thơ.
- Ơ bài thơ Muốn làm thằng Cuội ta thấy giai điệu thật nhẹ nhàng, thanh thoát, pha chú tình tứ hóm hỉnh, có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn. Lời thơ giản dị, trong sáng, gần với những lời nói thường ngày. Vần luật vẫn chặt chẽ nhưng không còn là thứ trói buộc hồn thi sĩ, tâm sự cứ tự nhiên tuôn chảy như không hề câu nệ một khuôn sáo nào. Sức hấp dẫn bài thơ chính là ở đó.
Vẫn số câu, số chữ ấy, ý tứ vẫn hàm súc, chất chứa tâm trạng, nhưng nó không mực thước, trang trọng, đăng đối như bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

 

4. Soạn bài Muốn làm thằng Cuội, Ngắn 4

Câu 1: (Trang 156 SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trả lời:
Hai câu đầu là tâm trạng, là tiếng lòng của nhà thơ, ngẩng đầu ngắm trăng soi mà than thở với chị Hằng “Trần thế em nay chán nửa rồi”, thể hiện sự bất hòa của ông với xã hội đương thời. Tản Đà chán trần thế bởi vì ông nhận ra bản chất xấu xa, tầm thường, giả dối của xã hội thời bấy giờ, ông đã chẳng còn thiết tha với việc bon chen, xô đẩy tranh giành, ông muốn thoát li khỏi cái thế giới vàng thau lẫn lộn này, để tiêu dao trên cung trăng, bầu bạn cùng với chị Hằng.

Câu 2: (Trang 156 SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trả lời:
- Tản Đà là hồn thơ “ngông”, cái “ngông” của ông thể hiện thông qua việc ông tự nhận mình là một vị tiên trên trời, vì phạm tội “ngông”  nên bị đày xuống hạ giới chịu tội sống kiếp khổ cực của người phàm.
- Nghĩa của từ “ngông” có thể được hiểu như sau:
+ Dám suy nghĩ và làm những việc khác thường, những việc mà người khác cho là không phải phép, e sợ không dám làm.
+ Dám đương đầu với sự chỉ trích, bàn tán, sẵn sàng vượt qua khỏi cái khuôn phép lễ nghi phiền phức, nhàm chán.
+ Thể hiện cái tôi, cái bản lĩnh mạnh mẽ, tâm hồn phóng khoáng, không để tâm đến những lề thói cứng nhắc của xã hội đương thời.
- Cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng cuội được thể hiện rất đặc sắc.
+ Tác giả dám nhòm ngó đến nơi ở của chị Hằng “Cung quế đã ai ngồi đó chửa?”, câu hỏi mang tính chất thăm dò, thực ra là khát vọng, ước muốn của tác giả muốn được lên cung trăng, để thoát khỏi cái trần gian đã “chán nửa rồi”, cái nơi ông cho là không phù hợp với một vị tiên như mình.
+ Muốn được chị Hằng dùng cành đa “nhấc lên chơi”, một lời cầu xin thật tình tứ, lại cũng thật thơ mộng. Hơn thế nữa, Tản Đà còn còn tự tin muốn sánh vai bầu bạn với nàng, để chia sẻ nỗi cô đơn, nỗi “tủi” cùng với chị Hằng, quả là một ý nghĩ khác người. Nhà thơ thật “ngông” khi có một giấc mộng chẳng giống ai – giấc mộng lên cung trăng chơi với Hằng Nga tiên tử.
+ Tác giả cảm thấy rằng cuộc sống phải “Cùng gió, cùng mây thế mới vui”,lại có chị Hằng xinh đẹp bầu bạn thì mới thỏa chí. Cuộc sống nơi trần thế nhem nhuốc ông vốn chán ghét từ lâu, một người vốn có tâm hồn khoáng đạt, đa tình như ông chỉ có nơi cung trăng mới làm ông thoả mãn.

Câu 3: (Trang 156 SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trả lời:
- Kết lại bài thơ tác giả buông một câu “Tựa nhau trông xuống thế gian cười”, ta có thể tưởng tượng ra được một hình ảnh lãng mạng làm sao, đôi người tựa lưng, dưới ánh trăng nhàn nhạt, tĩnh mịch, cùng nhau nhìn phàm thế mà nở nụ cười vui vẻ. Cái ngông của Tản Đà ở câu thơ này vẫn mang cốt cách của một nhà Nho truyền thống, nhưng cũng vẫn thể hiện được cái bản chất đa tình, phóng túng của ông.
- Tác giả “cười”, cái cười ở đây một phần là thể hiện niềm hạnh phúc, thích chí khi được lên cung trăng, tránh xa chốn nhân gian chán chường, vừa nói lên sự mỉa mai, khinh ghét nơi trần gian xấu xa, giả tạo, mà giờ đây nó đã trở nên nhỏ bé tầm thường so với tầm vóc của nhà thơ.

Câu 4: (Trang 156 SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trả lời:
Sức hấp dẫn của bài thơ được tạo nên nhờ sự tổng hòa các yếu tố nghệ thuật.
- Sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, tuy tuân thủ đúng các quy tắc về vần, luật, nhưng vẫn tạo được cảm giác phóng khoáng nhờ giọng điệu ngông nghênh và tư tưởng khác người của Tản Đà.
- Lời lẽ giản dị, mộc mạc, không cầu kỳ, hoa mỹ nhưng vẫn hàm súc, thể hiện một cách tinh tế, ý nhị tâm sự và nỗi niềm của tác giả (vui, buồn, cầu xin, dò hỏi,…).
- Phong cách ngông nghênh, lời thơ phóng khoáng, tư tưởng có chút hoang đường, cái tôi cá nhân mạnh mẽ, làm cho bài thơ trở nên khác lạ, nổi bật lên hẳn so với các tác phẩm khác.
- Tản Đà có một óc sáng tạo phong phú, tâm hồn mơ mộng tạo ra những câu thơ vừa táo bạo vừa lãng mạn, cùng những chi tiết lý thú, bất ngờ cho người đọc, người nghe.

-------------------HẾT-------------------

Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 8 phần bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là một nội dung quan trọng các em cần chú ý Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đầy đủ.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-muon-lam-thang-cuoi-39679n.aspx

Tác giả: Ngọc Link     (3.5★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích cái ngông, cái sầu, cái mộng trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà
Cảm nhận về bài thơ Muốn làm thằng Cuội
Dàn ý cái ngông của Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng cuội
Lời bài hát Thằng Cuội
Phân tích bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà
Từ khoá liên quan:

soan bai muon lam thang cuoi cua tan da

, soan van 8 bai muon lam thang cuoi giao an, huong dan soan bai muon lam thang cuoi ngan,
SOFT LIÊN QUAN
  • Soạn bài chương trình địa phương lớp 7

    Phần Văn và Tập làm văn

    Soạn bài chương trình địa phương lớp 7 với cách soạn bài ngắn gọn và dễ hiểu, nội dung bài soạn văn lớp 7 này bám sát chương trình học của các em trong sách giáo khoa ngữ văn 7, cùng tải bản chi tiết soạn bài chương trình địa phương lớp 7 dưới đây nhé

Tin Mới