Soạn bài Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa, Tiếng Việt lớp 5

Soạn bài Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa dưới đây sẽ hệ thống một cách ngắn gọn, dễ nhớ kiến thức bài học và cung cấp những hướng dẫn dễ hiểu để các em làm bài tập vận dụng về từ trái nghĩa.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Soạn bài Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa, mẫu 1:

I. Nhận xét

1. So sánh nghĩa của các từ in đậm:
Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong quân đội Pháp xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Một lần, rơi vào ổ phục kích, ông bị địch bắt. Địch dụ dỗ, tra tấn thế nào cũng không khuất phục được ông, bèn đưa ông về giam ở Pháp. Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa.

Trả lời:
- Phi nghĩa: Trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người có lương tri ủng hộ.
- Chính nghĩa: Đúng với đạo lí. Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công…
Chính nghĩa phi nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa.

2. Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau:
Chết vinh còn hơn sống nhục.

Trả lời:
Các từ trái nghĩa với nhau có trong câu tục ngữ trên là:
Sống/chết
Vinh/nhục

3. Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta?

Trả lời:
Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra hai vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam - thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.

II. Luyện tập

1. Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a. Gạn đục khơi trong.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
c. Anh em như thể chân tay.
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Trả lời:
a. Các cặp từ trái nghĩa trong câu là: Gạn – khơi, đục – trong.
b. Các cặp từ trái nghĩa trong câu là: đen – sáng.
c. Các cặp từ trái nghĩa trong câu là: rách – lành, dở - hay.

2. Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau:
a. Hẹp nhà …. bụng.
b. Xấu người … nết.
c. Trên kính … nhường.

Trả lời:
Các từ được điền vào chỗ trống như sau:
a. Hẹp nhà rộng bụng.
b. Xấu người đẹp nết.
c. Trên kính dưới nhường.

3. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau
a. Hòa bình.
b. Thương yêu.
c. Đoàn kết.
d. Giữ gìn.

Trả lời:
a. Hòa bình - chiến tranh, xung đột.
b. Thương yêu - căm ghét, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn, hận thù, thù địch, thù nghịch...
c. Đoàn kết - chia rẽ, bè phái, xung khắc.
d. Giữ gìn - phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại...

4. Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài tập 3

Trả lời:
Có thể đặt hai câu mỗi câu chứa một từ. Cũng có thể đặt một câu chứa nhiều từ:
Nhân dân ta yêu hòa bình. Nhưng kẻ thù lại thích chiến tranh.
Cha mẹ thương yêu đồng đều các con của mình. Cha mẹ không ghét bỏ đứa con nào.
Nhân dân ta ai cũng yêu hòa bình và ghét chiến tranh.
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
 

Soạn bài Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa, mẫu 2

Câu 1 (trang 38 sgk Tiếng Việt 5): So sánh nghĩa của các từ in đậm:

Phrăng Đơ Bô – en là một người lính Bỉ trong quân đội Pháp xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu về chính nghĩa.
Trả lời:
- Phi nghĩa: trái với đạo nghĩa
Ví dụ: của phi nghĩa, cuộc chiến tranh phi nghĩa…
+ Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục địch xấu xa, đi ngược với đạo lí làm người, không được những người có lương tâm ủng hộ.
- Chính nghĩa: điều chính đáng, cao cả, hợp đạo lí
Ví dụ: chính nghĩa thắng phi nghĩa, bảo vệ chính nghĩa
+ Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công.
* Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau.
Đó là những từ trái nghĩa.

Câu 2 (trang 38 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau:
Chết vinh còn hơn sống nhục
Trả lời:
Chết / vinh, sống / nhục
+ Vinh: được kính trọng, đánh giá cao
+ nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ

Câu 3 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5): Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta?
Trả lời:
Cách dùng từ trái nghĩa như trên tạo ra hai vế tương phản nhau, có tác dụng lớn trong việc làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam ta: thà chết đi mà được kính trọng, đề cao, để lại tiếng thơm cho muôn đời còn hơn sống mà bị người đời cười chê, khinh bỉ.

Câu 1 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a. Gạn đục khơi trong.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
c. Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Trả lời:
a. đục / trong
b. đen / sáng
c. rách / lành

Câu 2 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5): Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ im đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau:
a. Hẹp nhà …bụng
b. Xấu người … nết
c. Trên kính …nhường
Trả lời:
a. rộng
b. đẹp.
c. dưới

Câu 3 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
a. Hòa bình
b. Thương yêu
c. Đoàn kết
d. Giữ gìn
Trả lời:
a. chiến tranh, xung đột…
b. căm ghét, thù hận…
c. chia rẽ, xung khắc…
d. phá hoại, tàn phá, phá hủy…

Câu 4 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5): Đặt hai câu để phân biệt mỗi cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài tập 3.
Trả lời:
- Chúng em ai cũng yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
- Hãy sống yêu thương lẫn nhau, đừng nên phân biệt đối xử và ghét bỏ bạn bè.
- Trái đất là ngôi nhà trung của nhân loại, hãy cùng nhau giữ gìn, đừng nên phá hủy môi trường.

---------------------HẾT-----------------------

Bài học nổi bật tuần 3 chủ đề Việt Nam - Tổ quốc em, cùng học và soạn bài lòng dân trang 24 SGK tiếng Việt 5 tập 1 nhé

Bên cạnh nội dung đã học, các em có thể chuẩn bị và tìm hiểu nội dung phần Luyện tập làm đơn để nắm vững những kiến thức Tiếng Việt 5 của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-luyen-tu-va-cau-tu-trai-nghia-lop-5-37951n.aspx

Tác giả: Lê Thị Thuỷ     (4.3★- 15 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

soan bai luyen tu va cau tu trai nghia tieng viet lop 5

, luyen tu va cau lop 5 tu trai nghia, luyen tu va cau tu trai nghia tuan 4 trang 38 39 tieng viet 5 tap 1,

Tin Mới

  • Phát biểu cảm nghĩ về người thân

    Những bài văn mẫu phát biểu cảm nghĩ về người thân hay của học sinh giỏi văn đều dưới đây. Những bài văn này đều thể hiện được tình cảm chân thành của người viết dành cho người họ yêu thương... Chúng ta cùng đón đọc một trong số các bài viết xúc động như vậy để hiểu hơn về cách bày tỏ cảm nghĩ, tình cảm của bản thân đến người khác

  • Bài văn tả con vật lớp 5

    Những loài động vật luôn xuất hiện xung quanh cuộc sống của chúng ta. Với Bài văn tả con vật lớp 5, đội ngũ Taimienphi.vn sẽ giới thiệu đến các em cách thức lập dàn ý cũng như làm hoàn chỉnh một bài văn miêu tả thật

  • Bài văn tả ngôi trường của em lớp 5 chọn lọc

    Mái trường em đang theo học có hình dáng như thế nào? Em hãy miêu tả lại nó thông qua bài văn tả ngôi trường lớp 5 nhé. Mời em tham khảo dàn ý và một vài bài mẫu sau của Taimienphi.vn để có thêm nhiều ý tưởng cho bài

  • Những câu hỏi về đoàn thanh niên 26/3 có đáp án

    Những câu hỏi về đoàn thanh niên 26/3 có đáp án dưới đây không chỉ giúp cho mọi người hiểu hơn về ngày thành lập Đoàn mà còn mang đến không khí chào