Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Trong nội dung soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em tìm ý, xây dựng dàn bài và hoàn thiện nội dung cho đề bài Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

Hướng dẫn giải:

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

• Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
Trước hết, em cần chọn bài thơ mà mình thích, có nhiều hứng thú thì bài phát biểu cảm nghĩ mới dễ làm và có sắc thái biểu cảm. Ví dụ em chọn bài Cảnh khuya thì công việc chuẩn bị sẽ gồm 3 bước sau đây:

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
- Không phải phân tích bài thơ (theo lối giảng văn) mà là phát biểu cảm nghĩ về bài thơ.
- Như vậy, bài phát biểu của em có thể lập ý theo hai cách:
+ Đọc bài thơ, thấy Bác Hồ là một thi sĩ, một nghệ sĩ có tâm hồn dào dạt trước thiên nhiên nên Bác đã vẽ ra một bức tranh rừng khuya trăng sáng thật đẹp và nên thơ.
Nhưng Bác còn là một con người yêu nước vĩ đại nên bài thơ cũng trĩu nặng một tấm lòng lo lắng cho dân cho nước trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn lúc bấy giờ.
+ Đọc bài thơ, thấy hiện lên một bức tranh thiên nhiên đẹp và một tấm lòng ưu ái với nước, với dân. Từ đó mà thấy được vẻ đẹp cao quý của . con người Bác, của hồn thơ Bác.
- Dù lập ý theo cách nào, thì em cũng đừng sa vào việc phân tích bài thơ một cách thuần tuý, mà chủ yếu là nói lên những cảm nghĩ của mình trước cảnh thiên nhiên đẹp và trước tấm lòng ưu ái đối với nước nhà của Bác trong bài thơ. Như vậy thì mới đúng kiểu bài và bài làm mới có sắc thái biểu cảm.

Bước 2: Lập dàn bài
a) Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ.
b) Thân bài: Phát biểu cảm nghĩ của em:
- Về âm thanh của tiếng suối;
- Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa;
- Về tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà.
+ Qua đó, em có cảm nghĩ gì về tác giả bài thơ?
=> sử dụng cả biểu cảm trực tiếp và gián tiếp, các biện pháp tướng tượng, liên tưởng, so sánh,..
c) Kết bài: Tình cảm của em đối với bài thơ.

Bước 3: Chuẩn bị đoạn văn nói
Các em chủ động chuẩn bị theo ý của mình (có thể tham khảo mục 3: Gợi ý chuẩn bị đoạn văn nói trong SGK tr.154 155 để có thêm những cách nói đa dạng khác nhau)

II. THỰC HÀNH TRÊN LỚP
Theo hướng dẫn của thầy, cô. Chú ý luyện tập cách nói rõ ràng, mạch lạc; giọng nói tự nhiên, có cảm xúc.
 

------------------HẾT--------------------

Phò giá về kinh là bài học nổi bật trong Bài 5 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 7, học sinh cần Soạn bài Phò giá về kinh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.


https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-luyen-noi-phat-bieu-cam-nghi-ve-tac-pham-van-hoc-38276n.aspx
 

Tác giả: Lộc Ngô     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

huong dan soan bai luyen noi phat bieu cam nghi ve tac pham van hoc

, soan van bai luyen noi phat bieu cam nghi ve tac pham van hoc,

Tin Mới