Soạn bài Hai cây phong của Ai-ma-tốp

Hướng dẫn soạn bài Hai cây phong của Ai-ma-tốp sẽ cùng các em đọc hiểu để khám phá nội dung tác phẩm: Đó là câu chuyện cảm động về thầy trò, sâu sắc hơn đó chính là tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc của tác giả Ai-ma-tốp được gửi gắm trong tác phẩm.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

soan bai hai cay phong

Soạn bài Hai cây phong
 

Soạn bài Hai cây phong, Ngắn 1

Câu 1 
Mạch kể trong văn bản “Hai cây phong”:
- Mạch kể xưng “tôi” à từ đầu đến chiếc gương thần xanh
- Mạch kể xưng “chúng tôi” à tiếp đến trời xanh biêng biếc
- Mạch kể xưng “tôi” à đoạn còn lại
- Nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” è Toàn bộ sự việc đề xoay quanh ngôi kể “tôi”
- Mạch kể trữ tình là mạch kể nhân xưng “chúng tôi”, mạch kể của nhân vật là mạch kể xưng “tôi”

Câu 2.

- Hai cây phong là hình ảnh gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ ấu của bọn trẻ với mạch kể nhân xưng “chúng tôi”
+ Kỉ niệm về trò chơi tinh nghịch trước kì nghỉ hè à đoạn 1
+ Chân trời mới bao la, tươi đẹp trước mắt bọn trẻ à đoạn 2
- Quang cảnh: khoảng đất rộng với thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ, dòng sông lấp lánh,…
=> Thông qua ngòi bút miêu tả của tác giả hình ảnh bức tranh thiên nhiên hiện lên thật tươi đẹp, sinh động, hài hòa với những đường nét, màu sắc

Câu 3
- Thông qua lời kể của nhân vật “tôi” hai cây phong hiện lên thật sinh động, gần gũi
- Hai cây phong là hình ảnh gắn liền với những kỉ niệm của đám trẻ học trò
- Hai cây phong là nhân chứng kỉ niệm tình thầy trò giữ thầy Đuy – sen và cô bé An – tư – nai
=> Với nét bút hài hòa kết hợp giữa chất họa sĩ và thi sĩ tác giả đã tạo nên vẻ của hai cây phong mang đầy sức cuốn hút, tươi đẹp.
- Hai cây phong được tác giả phác họa thông qua hình ảnh nhân hóa mang dáng vẻ sinh động khác thường, thân cây nghiêng ngả như thể hai con người có tiếng nói,  tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu.
 

Soạn bài Hai cây phong, Ngắn 2

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1:
Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau.
- Trong mạch kể xưng "tôi" là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ.
- Trong mạch kể xưng "chúng tôi" vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là "cả bọn con trai".

Câu 2:
Khi hồi nhớ về kỉ niệm cùng "bọn con trai" ngày ấy, người kể xưng "chúng tôi" nghĩa là nhân danh cho cả những đứa trẻ cùng trang lứa. Dù thế thì xúc cảm cụ thể, cái nhìn cụ thể vẫn thuộc về "tôi".

Câu 3: Bằng con mắt của một hoạ sĩ thực thụ và mối giao cảm tinh tế.
 

Soạn bài Hai cây phong, Ngắn 3

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu… gương thần xanh): hai cây phong gắn với văn hóa làng Ku-ku-rêu qua lời kể nhân vật "tôi".
- Phần 2 (phần còn lại): Những thước phim quay chậm về kỉ niệm thời thơ ấu gắn với hai cây phong.

Tóm tắt:

Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi, trên một cánh thảo nguyên. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong to lớn, nằm giữa ngọn đồi như một ngọn hải đăng trên núi. Hai cây phong gắn bó với tuổi thơ của “tôi” và bao thế hệ dân làng. Đó là biểu tượng riêng, tiếng nói tâm hồn của người làng Ku- ku- rêu. Trên hai cây phong, vào năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè “tôi” cùng bạn bè lại có những trò vui, khám phá “thế giới đẹp đẽ vô ngần”. Lũ trẻ hào hứng trèo lên cây, say sưa nhìn ngắm ngôi làng và những vùng đất xung quanh từ trên cao. “Tôi” nghĩ về điều thắc ngày xưa, ai đã trồng hai cây phong này và những suy nghĩ của họ khi trồng nó, vì sao ngôi trường trên quả đồi có hai cây phong ấy được gọi là “Trường Đuy-sen”

Soạn bài:

Câu 1: (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Căn cứ vào đại từ nhân xưng người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau:
+ Từ đầu… gương thần xanh: mạch kể xưng "tôi".
+ Từ năm học… xanh biêng biếc: mạch kể xưng "chúng tôi".
+ Đoạn còn lại: mạch xưng "tôi".
Trong mạch kể xưng “tôi”, tôi là người kể chuyện nhân danh tác giả, tự giới thiệu là “họa sĩ”. Trong mạch kể xưng là “chúng tôi " vẫn là người kể chuyện trên nhưng lại nhân danh cả “bọn con trai ngày trước” để kể.
- Trong hai mạch kể, mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn trong văn bản này. Vì mọi quan sát, cảm nhận đều dưới cái nhìn của nhân vật “tôi”.

Câu 2: (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ, làm cho chúng ngây ngất là:
- Cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim
- “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cây cao của hai cây phong.
Có thể nói, người kể chuyện đã miêu tả quang cảnh và hai cây phong bằng ngòi bút đậm chất hội họa:
- Đường nét:
+ Đất rộng bao la
+ Dải thảo nguyên hoang vu: Mất hút trong làn sương
+ Những dòng sông tận chân trời: Sợi chỉ bạc mỏng manh
+ Cây phong: khổng lồ, nghiêng ngả, cao ngang tầm cánh chim, cành cao ngất...
- Màu sắc:
+ Màu trắng của làn sương mờ đục
+ Màu xanh của thảo nguyên xa thẳm biêng biếc
+ Màu bạc lấp lánh của những con sông.
→ Quang cảnh và hai cây phong được tác giả miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa. Những đường nét phóng khoáng, những màu sắc hài hòa...đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên sinh động, có hồn.

Câu 3: (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Trong mạch kể chuyện xưng "tôi"nguyên nhân hai cây phong đóng vai trò là trung tâm, gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện:
+ Hai cây phong xuất hiện từ khi “tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình”, hai cây phong như ngọn hải đăng của làng, có “tiếng nói riêng”, “tâm hồn riêng”.
+ Hình ảnh hai cây phong gắn với những “ấn tượng tuổi thơ”, kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"
+ Hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thần trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.
- Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng, được miêu tả sống động như hai con người, qua sự quan sát của một họa sĩ và cũng là một người con xa quê:
+ Trí tưởng tượng phong phú giúp người kể nghe được tiếng nói nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều sắc thái khác nhau của hai cây phong.
+ Sử dụng biện pháp nhân hóa để làm sống động thế giới của hai cây phong.
→ Hai cây phong vì thế không chỉ là biểu tượng của quê hương “tôi” mà còn thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của nhân vật “tôi”.

-----------------------HẾT--------------------------

Bài đang học soạn bài Lão Hạc trang 24 SGK Ngữ Văn 8 tập 1

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần thuyết minh áo dài nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Thuyết minh về cặp kính đeo mắt để học tốt môn Ngữ Văn 8 hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-hai-cay-phong-37879n.aspx

Tác giả: Công Lý     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích đoạn trích Hai cây phong
Dàn ý phân tích đoạn trích Hai cây phong
Tóm tắt Hai cây phong
Cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Ai-ma-tốp
Dàn ý tả cây phong
Từ khoá liên quan:

soan bai hai cay phong ngan nhat soan van 8

, soan bai hai cay phong trang 96 sgk ngu van 8 tap 1, bai soan sieu ngan hai cay phong ngu van lop 8,
SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn biểu cảm của em về 1 loài cây nào đó mà em yêu thích

    Bài viết lớp 7 số 2

    Bài văn biểu cảm của em về 1 loài cây nào đó mà em yêu thích là đề bài tập làm văn thuộc bài viết số 2 trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7. Các em học sinh có thể tham khảo ngay những bài văn mẫu lớp 7 hay nhất về các loài cây phổ biến hiện nay như cây tre, cây bàng, cây phượng... được Taimienphi.vn sưa tầm và đăng tải chi tiết dưới đây để có hiểu thêm về cách bài dạng văn biểu cảm này.

Tin Mới