Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

Hướng dẫn soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt giúp các em củng cố kiến thức bài học và có những gợi ý hữu ích để hoàn thành đáp án cho những câu hỏi trong trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 1.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3


Soạn bài: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt ngắn 1

I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt 

1. Văn bản và mục đích giao tiếp 

a. Trong hoàn cảnh muốn mọi người biết ta có thể giao tiếp bằng nhiều hình thức như nói lên hoặc viết ra
b. Em cần hiểu chính nội dung mình cần nói, hệ thống ý triển khai và thể hiện nó một cách đầy đủ nhất dựa trên những gì đã chuẩn bị bằng phương thức giao tiếp phù hợp để người nghe hiểu được

c. Câu ca dao:

Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai

- Là câu sáng tác nhằm mục đích đưa cho mọi người lời khuyên về giữ chí, giữ lòng trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống
- Chủ đề hướng tới là chủ đề chí ý con người
- Câu 6/8 liên kết với nhau bằng phép hiệp vần, và môtif “ ai ơi/mặc ai” của ca dao
- Câu văn đã trọn vẹn ý, có thể coi là một văn bản 

d. Là một văn bản. Vì nêu trọn vẹn một ý, hay nội dung được xác định
đ. Bức thư là một văn bản
e. Là văn bản. Những văn bản khác như: Status, nội dung thông báo, giấy mời, ….

2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản 

soan bai giao tiep van ban va phuong thuc bieu dat

 II. Luyện tập 

Câu 1:

a. Các câu thuộc phương thức diễn đạt tự sự, kể
b. Thuộc phương thức miêu tả
c. Thuộc phương thức nghị luận
d. Thuộc phương thức biểu cảm
e. Thuộc phương thức thuyết minh 

Câu 2: 

Là văn bản tự sự với các sự kiện được kể lại theo ngôi kể của nhân vật người kể chuyện.

----------------------HẾT-----------------------

Ngoài Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt, để học tốt Ngữ Văn 6 hơn các em cần tìm hiểu thêm các bài viết khác như Soạn bài Thánh Gióng cũng như Soạn bài Từ mượn nằm trong phần soạn bài SGK Ngữ Văn 6.
 

Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt, ngắn 2

I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt

1. Văn bản và mục đích giao tiếp
a, Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người thì cần phải biểu đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.
b, Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì cần phải trình bày rõ ràng mục đích giao tiếp.
c, Câu ca dao trên nhằm thông báo nội dung tư tưởng.
+ Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.
+ Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát, biểu đạt trọn vẹn một ý.
+ Ca dao cũng được coi là một văn bản.
d, Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản vì nó có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc
e, Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích… được gọi là văn bản. Những bài văn, thư cảm ơn, một bài chuyên đề cũng được coi là văn bản.

Câu 2 (trang 16 sgk ngữ văn 6 tập 1)
soan bai giao tiep van ban va phuong thuc bieu dat
- Hành chính công vụ
- Tự sự
- Miêu tả
- Thuyết minh
- Biểu cảm
- Nghị luận

II. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 17 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Phương thức tự sự: Vì có người, có việc, có diễn biến của việc
b, Phương thức miêu tả: miêu tả cảnh thiên nhiên: đêm trăng trên sông
c, Phương thức biểu cảm: bàn luận về điều kiện làm cho đất nước giàu mạnh
d, Phương thức thuyết minh: giới thiệu hướng quay của địa cầu.

Bài 2 (trang 17 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên thuộc kiểu văn bản tự sự, vì:
- Có một chuỗi các sự việc, hành động, nhân vật được trình bày theo một diễn biến mạch lạc.
- Có sự kiện mở đầu, sự kiện kết thúc.
 

Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt, ngắn 3

I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt:

1. Văn bản và mục đích giao tiếp:
a. Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết thì em có thể dùng ngôn ngữ nói và viết.
b. Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải lập văn bản (viết hoặc nói) trong đó phải thể hiện được rõ chủ đề mình cần viết hoặc nói tới. Ngoài ra cần biết vận dụng thêm các phương thức biểu đạt phù hợp để đạt được mục đích giao tiếp.
c. “Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”.
- Câu ca dao sáng tác ra để khuyên nhủ mọi người hãy biết giữ vững ý chí, lập trường của mình trong cuộc sống.
- Hai câu 6 – 8 liên kết với nhau bằng cách hiệp vần (bền – nền).
- Câu ca dao này đã biểu đạt trọn vẹn ý nên được coi là một văn bản.
d. Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học mới là một văn bản bởi nó có chủ đề thống nhất, các từ ngữ được gắn kết với nhau một cách mạc lạc. Đây gọi là văn bản nói.
đ. Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân là một văn bản.
e. Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, thiếp mời đám cưới… đều là văn bản.
Những văn bản em biết: giấy họp phụ huynh, tờ rơi, thông báo của nhà trường…

2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản:
soan bai giao tiep van ban va phuong thuc bieu dat

II. LUYỆN TẬP:

1. Các đoạn văn, thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào?
a. Phương thức tự sự - kể chuyện: vì có người, có việc, diễn biến của sự việc.
b. Phương thức miêu tả: tả cảnh thiên nhiên đêm trăng trên sông.
c. Phương thức nghị luận: bàn luận về vấn đề làm cho đất nước giàu mạnh.
d. Phương thức biểu cảm: thể hiện sự tự tin và xinh đẹp của cô gái.
e. Phương thức thuyết minh: giới thiệu hướng quay của địa cầu.

2. Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản tự sự vì cả truyện đều kể việc, kể người và lời nói, hành động đều theo một diễn biến nhất định.

--------------------HẾT---------------------

Thạch Sanh là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 6, học sinh cần Soạn bài Thạch Sanh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Chi tiết nội dung phần Em bé thông minh đã được hướng dẫn đầy đủ để các em tham khảo và chuẩn bị nhằm ôn luyện môn Ngữ Văn 6 tốt hơn.

Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so vì hơn thua kịch liệt. Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc cãi nhau đó. là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Chỉ từ để học tốt môn Ngữ Văn 6 hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-giao-tiep-van-ban-va-phuong-thuc-bieu-dat-38426n.aspx

Tác giả: Quỳnh Búp Bê     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
Soạn bài Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (tiếp theo) ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT
Chuyện cổ nước mình: Thể thơ, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật, bài học rút ra
Soạn bài Các phương châm hội thoại
Soạn bài Phát biểu tự do, soạn văn lớp 12
Từ khoá liên quan:

soan bai giao tiep van ban va phuong thuc bieu dat ngan nhat

, soan bai giao tiep van ban va phuong thuc bieu dat, soan bai giao tiep van ban va phuong thuc bieu dat chi tiet ,
SOFT LIÊN QUAN
  • Soạn bài chương trình địa phương lớp 7

    Phần Văn và Tập làm văn

    Soạn bài chương trình địa phương lớp 7 với cách soạn bài ngắn gọn và dễ hiểu, nội dung bài soạn văn lớp 7 này bám sát chương trình học của các em trong sách giáo khoa ngữ văn 7, cùng tải bản chi tiết soạn bài chương trình địa phương lớp 7 dưới đây nhé

Tin Mới