Soạn bài Đeo nhạc cho mèo

Các em hãy cùng tham khảo Soạn bài Đeo nhạc cho mèo được giới thiệu dưới đây để phục vụ cho việc đọc hiểu và khám phá những bài học giá trị đằng sau câu chuyện đeo nhạc cho mèo của làng chuột.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


SOẠN BÀI ĐEO NHẠC CHO MÈO, NGẮN 1

(Trang 104 - SGK)

I. Đọc hiểu văn bản 

Câu 1:
- Chuột cứ đẻ ra là sợ mèo rồi
- Ông Cống đưa ra ý kiến đeo nhạc cho mèo, mọi người đều ưng thuận
- Khi họp đeo nhạc cho mèo, ai cũng lưỡng lự
- Cuối cùng mọi người cùng bỏ chạy, vì sợ mèo 

Câu 2:
- Cảnh họp ban đầu hùng hổ, quyết đoàn và ai ai cũng ủng hộ, ai cũng tán đồng ý đeo nhạc cho mèo, cả làng hớn hở lắm
- Cảnh lúc sau khi đến bước tiến hành đeo nhạc cho mèo, ai nấy đều lấy lý do, đùn đẩy, không khí trở nên căng thẳng 

Câu 3:
Mỗi loại chuột trong truyện là thể hiện một loại người trong xã hội. Luôn sợ hãi và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác

Câu 4:
Trong cuộc họp của làng Chuột, Chuột Cống là người có quyền xướng việc và sai khiến. Chuột Nhắt, chuột Chù là người phải nghe theo và làm những việc nguy hiểm 

Câu 5:
Bài học của truyện là bài học về khả năng làm việc của mỗi người, phê phán ý tưởng viển vông và những con người ham sống sợ chết, chỉ bản mà không dám hành động chỉ biết đưa việc 

II. Luỵện tập 

Gợi ý:
- Chuột Cống là người lão làng của làng chuột, cũng là người đưa ra ý tưởng đeo nhạc cho mèo,  giải trừ mối nạn cho quần chúng
- Nhưng Cống chỉ là người sai khiến, điều khiển việc, nhát chết.
- Đại diện cho tầng lớp người chuyên quyền mà đẩy việc khó cho người khác 

SOẠN BÀI ĐEO NHẠC CHO MÈO, NGẮN 2

(Trang 104 - SGK)

Luyện đọc và tìm hiểu chú thích:
+ Đọc biểu cảm nhiều lần văn bản. Chú ý : đọc phân biệt phần mở, phần thân và phần kết : từ bao giờ đến giờ, chuột mới đẻ ra đã sợ mèo rồi, ... Một
hôm ... Thành từ đó ... chuột uốn sợ mèo vẫn hoàn sợ mèo, đọc lời nhân vật - thể hiện được tính cách, tâm địa nhân vật, cố làm rõ cái lời bình của người kể khi chuột ở vào tình trạng ứng xử Ấy mới khốn, Ấy mới hay, Ấy mới không có gì lạ), đặc biệt giọng kể đùa cợt (cứ rơi chuột luôn, anh Chù, chú Nhắt, ông Cống, làng dài răng, chú mày..., chạy trốn chạy khổ...).
+ Tìm hiểu nghĩa các từ đã chú thích trong bài và ở phần chú thích để từ đó hiểu được nhân vật chuột và các lời kể khác. Thí dụ : chú Chù thành câu ca, chú Nhắt nên câu ví, ông Cống chấm cho ở trên ông Đồ...
+ Chú ý đến các tính từ diễn tả hành động chuột, tạo nên các cụm tính từ khác nhau. Thí dụ : Con nào con nấy hớn hở, cả hội đồng im phăng phắc, Cống trong lòng tuy nao, ngoài mặt làm ra bộ bệ vệ, anh ấy (Nhất) nhanh nhẩu chắc làm được việc, tôi đã bé vậy, anh ấy tuy chậm nhưng chắc chắn... chú ta thật thà không biết cãi sao, chuột Cống nhanh miệng...).

Đọc - hiểu bài văn: (trả lời câu hỏi trang 107 SGK)
1. Tóm tắt truyện dựa vào ý đã xác định:

Làng Chuột vẫn sợ mèo, nay họp lại để chống mèo (lý do họp làng chuột). Làng Chuột đến rất đông đủ, từ anh Chù hôi, đến anh Nhắt láu, anh Cống rung rinh béo tốt (cảnh hợp làng lúc đầu). Anh Cống lên giọng phân tích tại sao lâu nay mèo lại chụp được anh em và đề ra sáng kiến “đeo nhạc cho mèo” đề khi mèo đến gần, nhạc rung lên, anh em ta biết để chạy thoát (sáng kiến đeo nhạc cho mèo do anh Công đề ra). Cả làng đề cử anh Cống, người xướng việc, đi đeo nhạc cho mèo. Anh Cống lòng tay nao vẫn làm ra bộ bệ vệ, thoái thác với lí do mình là bậc “ăn trên ngồi trước” trong làng không lẽ đi làm cái việc thường ấy được và đề cử anh Nhắt đi đeo nhạc. Anh Nhắt láu cá lại đổ việc cho anh Chù, lấy cớ mình cũng là ở chiếu trên như anh Cống.
Cuối cùng, chuột Chù thật thà, nhận đi đeo nhạc nhưng vẫn sợ mèo thịt thì không đeo được. Cống khôn khéo, dồn Chù vào thế bí phải nhận việc với lí do là mèo có bao giờ xơi chuột hội (cảnh cử người đeo nhạc). Chù gặp mèo, mới thấy Mèo nhe nanh giường vuốt đã chạy về làng. Cả làng sợ quá cũng bỏ chạy tán loan, bỏ quên đến cái nhạc nó bon di đâu: thực hiện “sáng kiến”).

2. Cảnh hợp làng lúc đầu và việc cử người “đeo nhạc cho mèo” có nhiều nét đối lập. Đó là các đối lập mang tính nghệ thuật, có giá trị biểu hiện nghia Mục đích Chống lại mèo
Nội dung chạy trốn mèo
Công việc
Họp đông đủ, hớn hở vì “sáng - Giao việc thì ai nấy im phăng phắc kiến”, hi vọng thoát anh mèo
- Anh lớn dồn cho anh nhỏ - Các anh nhỏ thì thoái thác, để việc cho nhau
Tư cách
Cũng là kẻ xướng ra “sáng - Khi làng cử đi đeo nhạc thì là người kiến”, coi thường mèo.
đầu tiên thoái thác Các chi tiết đối lập có dụng ý trên là nhằm nói lên cái thực chất của “hội đồng chuột”, có nghĩa là hội đồng bàn việc thì hăng hái, giao việc không ai nhận, người có chức vụ thì thoái thác trước với lý do này, lý do nọ ; cuối cùng việc dồn lên đầu dân trơn ; công việc đề ra thì hăng hái nhưng là cái việc ảo tưởng không có điều kiện thực hiện nên kết quả không đạt được gì.

3. (Câu hỏi khó) Cách tả từng con chuột đúng là nhằm ám chỉ một loại người trong xã hội cũ (kể cả ngày nay !).
- Con Cống được tả với bề ngoài : rung rinh béo tốt, chấm ở trên ông Đồ, luôn lên giọng, tính cách : xướng ra cái thuyết “đeo nhạc” nhưng làng mới cử đi, lòng đã nao nhưng vẫn làm ra bộ bệ vệ, kể cả, dựa trên danh vị để tránh việc, để việc cho người dưới » Đó là hình ảnh của bọn chánh tổng, lý trưởng ngày xưa ở thôn quê, ăn thì giành ngồi trên, việc thì sai khiến.
- Con Nhắt được tả với bề ngoài : láu, nhanh nhảu (theo lời Cống) hay cãi lí, tính cách, tỏ ra vâng lệnh làng nhưng lại cũng sợ việc, cũng dựa vào “chiếu trên” để tránh việc và cũng có tài để việc cho người khác (anh Chù, tuy chậm, nhưng chắc) – Đó là hình ảnh bọn hương lý ngày xưa ở thôn quê, bên ngoài thì tỏ ra luôn vâng lệnh cấp trên, nhưng cũng biết nấp sau cấp trên và cũng khôn khéo để việc cho người khác, cũng láu lỉnh, nhanh nhảu như hình dáng của hắn.
- Con Chu được tả với bề ngoài : hiền lành (thật thà không biết cãi sao, ut it nói) tính cách : mặc cảm (tôi là đầy tớ làng) an phận (làng sai là tôi phải làm), cũng biết sợ chết nhưng lại lo cho kết quả công việc (mèo thịt tôi ai thay tôi mà buộc nhạc), rất nhát gan (ỳ ach chạy khốn chạy khổ khi mèo đến gần) – đó là hình ảnh của các anh mõ ngày xưa (chuyến đi rao họp làng), là tay sai của bọn hương lý, cũng là hình ảnh của người dân đen trong xã hội phong kiến luôn bị bọn cường hào sai việc, kể cả việc nguy hiểm có khí để thay cái chết cho bọn cường hào.
Ngày nay, trong hệ thống chính quyền ta không phải không còn những “con sâu” như chuột Cống, chuột Nhắt !).

4. Trong cuộc họp của làng chuột, chuột Cống có quyền xướng việc và sai khiến. Người dân làng hay kẻ hầu hạ bọn hướng lý (chuột Chù) phải nghe theo và nhận cái việc khó khăn, nguy hiểm. Truyện ngụ ý phê phán hiện tượng của quyền của bạn quản lý làng xã ngày xưa, lợi dụng danh vị, bắt nạt dân đen, hướng thì sẵn sàng, làm thì trốn tránh, sai khiến kẻ dưới. Truyện phản ánh quan hệ phong kiến của chế độ hương chức ngày xưa ở nông thôn Việt Nam,

5. Truyện Đeo nhạc cho mèo răn dạy cho con người nhiều bài học :
- Làm việc gì có điều kiện đủ thì thực hiện, đừng có ảo tưởng.
- Khi có chức có quyền đừng có dựa vào thế lực mà bắt người khác phải làm cái việc nặng nhọc mà đúng lý mình phải gương mẫu đầu tiên.
- Khi mình đã xướng lên “sáng kiến” gì cho công việc thì chính mình là người đầu tiên thử nghiệm sáng kiến đó.
- Làm việc gì đừng có khi bàn việc thì sôi nổi nhưng khi nhận việc thì trốn tránh, đùn cho người khác, nhất là việc nặng nề, nguy hiểm.

Luyện tập
1. Tính cách Chuột Cống : tác phong kẻ cả, nói và làm không đi đôi, lợi dụng quyền hành, vai vế để sai khiến, tránh việc, lời lẽ khôn ngoan. 2. (Bài tập bổ sung) : Liên hệ câu chuyện với thực tế đời sống.
Lần đầu tiên khái niệm “Hội đồng chuột” một thành ngữ xuất phát từ truyện ngụ ngôn : Đeo nhạc cho mèo để liên hệ các sự việc trong đời sống.
Thí dụ :
a) Ở lớp, lúc bàn việc thì sôi nổi, khi giao việc thì có bạn tìm cách né tránh.
b) Một số quan chức ngày nay quan liêu, không điều tra kỹ tình hình, đề ra công việc không có kết quả, làm tổn hại công quỹ nhà nước.
c) Một số quan chức lợi dụng chức quyền, địa vị, chỉ biết phương hướng đường lối nhưng chả bao giờ tham gia vào thực thi, ít nhất ở bước thử nghiệm.
d) Đã nhận việc thì phải quyết tâm thực hiện, không nên gặp khó khăn ban đầu đã bỏ chạy, trốn trách nhiệm cả tập thể lẫn cá nhân phụ trách.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6

- Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng
- Soạn bài Danh từ, phần tiếp theo


https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-deo-nhac-cho-meo-38016n.aspx

Tác giả: Hoàng Bách     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Lời bài hát Chú mèo con
Lời bài hát Rửa Mặt Như Mèo
Cách đeo khẩu trang không bị mờ kính hiệu quả
Tả chiếc đồng hồ đeo tay
Lời bài hát Chú Mèo
Từ khoá liên quan:

soan bai deo nhac cho meo

, soan bai deo nhac cho meo ngan nhat, deo nhac cho meo soan van 6 sieu ngan,
SOFT LIÊN QUAN
  • Encore

    Phần mềm soạn nhạc, tạo âm nhạc cổ điển

    Encore là người bạn đồng hành lý tưởng cho mọi người đam mê âm nhạc. Với khả năng tạo ra các giai điệu và bản nhạc hoàn chỉnh, phần mềm Encore 2024 mang lại cho người dùng trải nghiệm sáng tạo không giới hạn. Bất kể bạn là nhạc sĩ, giáo viên nhạc hay người đam mê sáng tác, nó sẽ giúp bạn biến ý tưởng thành hiện thực.

Tin Mới