Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Nội dung soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm dưới đây gồm hai nội dung chủ yếu: tổng hợp ngắn gọn kiến thức về văn biểu cảm và hướng dẫn lập dàn ý cho một số đề bài trong SGK.

I. Kiến thức cần nhớ

1. Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm.

Ví dụ: Cảm nghĩ về dòng sông quê hương. Đối tượng biểu cảm là dòng sông quê hương, định hướng tình cảm cho bài làm: nêu những tình cảm thật của mình đối với dòng sông quê hương. (Các đề bài khác cũng bao gồm hai yếu tố này).

2. Các bước làm bài văn biểu cảm là: tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn bài; viết bài; sửa bài. (Xem SGK trang 88 về các bước làm bài của đề văn: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ).

3. Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó.
Ví dụ: Xem phần gợi ý trong ngoặc đơn của phần a: Tìm hiểu đề và tìm ý trang 88.

4. Tìm lời văn thích hợp, gợi cảm để viết thành bài văn.
Ví dụ: Với đề bài Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ thì lời văn thích hợp đây phải là lời văn tha thiết yêu thương và kính trọng đối với mẹ qua những hồi ức kỉ niệm của tuổi ấu thơ cũng như những sự việc của tuổi học trò hôm nay.

II. Thực hành – Luyện tập

Các em cần đọc nhiều lần bài văn của Mai Văn Tạo, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi. Gợi ý:

a) Bài văn biểu đạt tình cảm tự hào và yêu tha thiết quê hương. Nhan đề: có thể đặt là Quê hương đẹp và anh hùng. Đề văn: Cảm nghĩ về quê hương.

b) Dàn ý:
- Mở đề: Quê hương là nơi đẹp nhất.
- Thân bài:
+ Địa lí, thiên nhiên đẹp;
+ Lịch sử, con người anh hùng.
- Kết bài: Nhìn rõ quê hương hơn, thấy quê hương đẹp hơn lúc ra đi.

c) Phương thức biểu cảm của bài văn: vừa biểu cảm trực tiếp nỗi lòng mình; vừa biểu cảm gián tiếp khi nói đến thiên nhiên tươi đẹp và con người anh hùng của quê hương. (Các em có thể chứng minh điều này qua các chi tiết, hình ảnh và sự việc trong bài văn).

--------------------HẾT----------------------

Bên cạnh Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong Ngữ Văn lớp 7 như Soạn bài Sau phút chia li (Trích Chinh phụ ngâm khúc), lớp 7 hay phần Soạn bài Bánh trôi nước, lớp 7 nhằm củng cố kiến thức Ngữ Văn lớp 7 của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-de-van-bieu-cam-va-cach-lam-bai-van-bieu-cam-38307n.aspx
 


Tác giả: Phí Quỳnh Anh     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Đặc điểm của văn biểu cảm
Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc Ngữ văn 7 KNTT
Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ À ơi tay mẹ
Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, soạn văn lớp 8
Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
Từ khoá liên quan:

huong dan soan bai de van bieu cam va cach lam bai van bieu cam

, soan van bai de van bieu cam va cach lam bai van bieu cam soan van de van bieu cam, va cach lam bai van bieu cam lop 7 ,
SOFT LIÊN QUAN
  • Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc

    Văn biểu cảm lớp 7

    Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc là đề văn thuộc chương trình Ngữ văn 7. Đây là dạng đề mở để em có thể tùy ý lựa chọn các sự việc như: lễ khai giảng, lễ đón giao thừa, một lỗi lầm em đã gây ra, các sự việc được đăng lên sách báo,... để biểu cảm. Thông qua đó, em sẽ được rèn luyện khả năng viết bài văn. Mời em tham khảo một vài mẫu sau đây của Taimienphi.vn biên soạn nhé!

Tin Mới