Soạn bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

Các em hãy cùng tham khảo soạn bài Chạy giặc để chuẩn bị tốt cho bài học sắp tới. Qua việc soạn bài, các em không chỉ rèn luyện kĩ năng đọc hiểu và trả lời câu hỏi mà còn thấy được tình cảnh đau thương của nhân dân, đất nước khi có tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp mà nhà thơ đã tái hiện trong tác phẩm.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

soan bai chay giac

Soạn bài Chạy giặc trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1

 

Soạn bài Chạy giặc, Ngắn 1

Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Cảnh đau thương của đất nước được hiện lên qua những hình ảnh:
+ Lũ trẻ lơ xơ chạy
+ Đàn chim dáo dác bay.
+ Bến Nghé tan bọt nước.
+ Đồng Nai nhuốm màu mây.
=> Hình ảnh chân thực dân, lên khung cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự chết chóc, tang thương của đất nước trong buổi đầu có thực dân Pháp xâm lược.

Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng và tình cảm của tác giả:
- Tâm trạng của tác giả: Đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan.
- Thái độ của tác giả: Căm thù giặc xâm lược. Mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi thực dân, cứu đất nước thoát khỏi nạn này.

Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
Hai câu thơ kết đặt ra câu hỏi, không phải hỏi chung chung mà rất cụ thể. Trang dẹp loạn là hỏi người có chức trách trước tình cảnh của đất nước, của nhân dân. Nhưng sau đó, nhà thơ lại tố cáo họ: sự thờ ơ, vô trách nhiệm của họ để đất nước rơi vào tình trạng “nước mất nhà tan”, nhân dân điêu linh, khổ sở. Câu hỏi cũng thể hiện tình cảm xót xa của tác giả trước tình cảnh của nhân dân.
→ Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.
 

Xem trước và xem lại các bài học gần đây để học tốt Ngữ Văn lớp 11 hơn

- Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- Soạn bài Lẽ ghét thương (trích truyện Lục Vân Tiên)
- Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn


Soạn bài Chạy giặc, Ngắn 2

I. Đôi nét về tác giả:
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho, một thầy đồ, một thầy thuốc, một nhà thơ và là một nghĩa sĩ có nhân cách.
Mặc dù đôi mắt lúc đó đã mù loà, nhưng nỗi đau đớn của một người dân mất nước, hàng ngày chứng kiến cảnh giặc Pháp tấn công và đánh chiếm quê hương đã khiến ông hình dung, tưởng tượng thật rõ ràng cảnh nước mất nhà tan. Ông đã vẽ nên bức tranh đầy máu và nước mắt về một thời điểm lịch sử đen tối của dân tộc.

II. Đọc hiểu tác phẩm:
– Chạy giặc được sáng tác khi nhà thơ chứng kiến cảnh nhân dân chạy loạn.
– Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Nhưng chúng đã gặp sự kháng cự của quân triều đình và nhân dân. Thực dân Pháp quay sang tiến vào Sài Gòn, tràn tới sông Bến Nghé. Bài thơ thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của nhà thơ và nỗi đau của ông khi phải chứng kiến cảnh nước mất nhà tan.
-Cách đọc: Khi đọc, chú ý quy tắc gieo vần theo niêm luật của thơ thất ngôn bát cú.

* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1. Hai câu đề:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay”
=> Đất nước đã lâm vào cục diện bi đát, giống như người chơi cờ đã sơ sảy một nước quan tọng không sao quay lại được và đang đối mặt với nguy cơ thất bại. Bàn cờ ấy không phải của riieng ai mà của cả dân tộcđang đứng trên ngưỡng cửa của chiến tranh, mất mát.

2. Hai câu thực:
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay”
– Đảo ngữ => Câu thơ có giá trị biểu cảm cao hơn hẳn so với kiểu diễn đạt thông thường.
– Cái được nhấn mạnh ở đây là trạng thái hốt hoảng, hoang mang, hoảng loạn, mất định hướng của con người.

3. Hai câu luận:

Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Nghệ thuật đối và đảo ngữ được vận dụng sáng tạo
Hai câu thơ giúp người đọc hình dung được cảnh tan tác, tang thương của cả vùng Gia Định. Hai hình ảnh miêu tả đầy tính hình tượng: tan bọt nước và nhuốm màu mây thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi.
– Tâm trạng tác giả đã chuyển từ bất ngờ, hoang mang sang đau đớn rồi chua chát, xót xa.

4. Hai câu kết:
Hỏi Trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
Nhà thơ ko dùng các từ ngữ “người” hay “tướng” hay “sĩ phu”…. dẹp loạn mà dùng từ "trang" để nhấn mạnh sắc thái tôn kính.
– Câu hỏi xoáy sâu vào lòng những người còn có dũng khí, còn có lương tri, ko để mất nước.
– Từ “nỡ” khiến người đọc cảm thấy trong câu hỏi có một lời tha thiết cầu xin.

Soạn bài Chạy giặc, Ngắn 3

Câu 1: 

a. Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược:
- “Chợ tan” là cảnh thông báo cho một hiện thực tàn khốc sắp xảy ra
- Mở đầu cuộc xâm lược là “tiếng súng tây”
- Một bàn cờ thế phút sa tay → Sự hiểm nguy trong phút chót
- Dân chúng hoảng loạn, “lũ trẻ lơ xơ chạy”

b. Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả: 

- Câu thơ 3 và 4:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay

- Nghệ thuật đảo ngữ được đưa lên trước: “lơ xơ, dáo dác” ⇒ Cho thấy khung cảnh xơ xác, tan hoang của lũ trẻ và bầy chim
⇒ Sự hoang mang, thất thần, không định hướng.

- Câu 5 và 6: Bức tranh quê hương bị quân giặc tàn phá

Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

+ Thiên nhiên đất nước vốn đang tốt đẹp bỗng chốc bị quân giặc xâm lược hóa hoang tàn
+ Chúng ra sức cướp tiền tài sản vật của nhân dân
+ Làng mạc, nhà cửa bị thiêu rụi
⇒ Nỗi xót thương thấu cả trời xanh

Câu 2: Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào? 

Từng lời thơ, câu thơ là nỗi đau đớn, xót thương vô hạn của tác giả đối với tình cảnh của nhân dân. Ông không chỉ đau đớn khi thấy cảnh nước mất nhà tan mà còn thất bất bình trước tình cảnh bóng quân giặc rợp trời mà không thấy quân của triều đình ra cứu dân giúp nước, bỏ mặc dân chúng chịu cảnh thương đau.

Câu 3: Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết: 

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này

Ở đây ông đã đặt ra một câu hỏi, không phải hỏi chung mà hỏi rất cụ thể:

“Trang dẹp loạn” chỉ bậc hảo hán đáng kính trọng. Nhưng sang đến vế sau: “Nỡ để dân đen mắc nạn này” → Tác giả lại hạ thấp họ, tố cáo sự vô trách nhiệm, thờ ơ, hèn nhát của họ khi để nhân dân phải chịu cảnh cơ cực, lầm than

⇒ Tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả

-------------------------HẾT----------------------------

Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 9 phần Thương vợ là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-chay-giac-37688n.aspx

Tác giả: Lê Thị Thuỷ     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Chạy giặc
Phân tích bài thơ Chạy giặc để làm sáng tỏ ý kiến: Sáng tác của ông sống dậy và hướng tới chúng ta như những bài ca yêu nước
Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Bình giảng bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu
Tóm tắt Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
Từ khoá liên quan:

soan bai chay giac cua nguyen dinh chieu

, soan bai chay giac ngan nhat soan van 11, soan bai chay giac chi tiet,
SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

    Những bài mẫu lớp 10 hay

    Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình trình Ngữ văn lớp 10 được rất nhiều các giáo viên và các em học sinh lớp 10 quan tâm tìm hiểu. Để hoàn thành tốt bài ...

Tin Mới

  • Tóm tắt Lời tiễn dặn

    Tiễn dặn người yêu là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, kể về câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của đôi trai gái. Đoạn trích Lời tiễn dặn đều được đưa vào cả ba bộ sách giáo khoa. Em hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung của văn bản này trong từng bộ sách nhé.

  • Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Các em cùng xem gợi ý soạn bài Chữ người tử tù dưới đây để có thể chuẩn bị bài học tốt nhất, trả lời cho những câu hỏi đọc hiểu trang 107 SGK Ngữ văn 11, tập 1, có thể nắm một số kiến thức trước khi học bài Chữ người tử tù này.

  • Tóm tắt Chữ người tử tù

    Dưới đây là tổng hợp những bài tóm tắt Chữ người tử tù hay và đầy đủ ý nhất. Các em học sinh cùng tham khảo để có thể hiểu bài học, từ đó giúp làm các bài văn về tác phẩm này dễ dàng, đúng ý.

  • Cách nâng cấp Win 7 lên Win 10, update windows bản quyền

    Cho đến thời điểm hiện tại thì Microsoft đã chính thức xác nhận không còn hỗ trợ hệ điều hành Windows 7 nữa rồi nên với những ai đang xài hệ điều hành Win 7 nên tiến hành nâng cấp Windows 7 lên Windows 10 để được trải nghiệm cũng như được hỗ trợ từ Microsoft.