Phân tích những khó khăn và thách thức trong công cuộc bảo vệ trẻ em trên thế giới

Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả mọi người, tuy nhiên công việc này tồn tại không ít khó khăn, hạn chế, vậy em hãy phân tích những khó khăn và thách thức trong công cuộc bảo vệ trẻ em trên thế giới cũng như đề xuất những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Đề bài: Phân tích những khó khăn và thách thức trong công cuộc bảo vệ trẻ em trên thế giới

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich nhung kho khan va thach thuc trong cong cuoc bao ve tre em tren the gioi

 

I. Dàn ý Phân tích những khó khăn và thách thức trong công cuộc bảo vệ trẻ em trên thế giới (Chuẩn)
 

1. Mở bài

- Trẻ em là những đối tượng vị thành niên, chưa thế quyết định được cuộc sống của mình
- Chúng cần được bảo vệ, thế nhưng công cuộc bảo vệ này gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn.

2. Thân bài:

- Trẻ dưới sinh ra đã có những quyền công dân, quyền được bảo vệ
- Trẻ em là tương lai của mỗi quốc gia nên cần được bảo vệ và chăm sóc
- Tuy thế nhưng công cuộc bảo vệ trẻ em đang gặp rất nhiều khó khăn...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích những khó khăn và thách thức trong công cuộc bảo vệ trẻ em trên thế giới tại đây

 

II. Bài văn mẫu Phân tích những khó khăn và thách thức trong công cuộc bảo vệ trẻ em trên thế giới (Chuẩn)

Trẻ em được định nghĩa theo pháp lý là những con người chưa tới tuổi trưởng thành, chưa thể đưa ra các quyết định về mặt pháp lý. Chúng dễ bị tổn thương bởi những yếu tố bên ngoài nên cần có sự quan tâm, bảo vệ của những người trưởng thành. Vì vậy, trẻ em cần có người giám hộ, bảo vệ, hướng dẫn và giúp đỡ các em trong cuộc sống. Thế nhưng, trong công cuộc bảo vệ trẻ em hiện nay, chúng ta đang gặp vô số những khó khăn và thách thức. Qua bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, chúng ta càng hiểu sâu sắc thêm về những thách thức ấy đối với thế giới trong công cuộc bảo vệ trẻ em.

Những đứa trẻ từ khi sinh ra đã được luật pháp mỗi nước thừa nhận quyền công dân và trao cho nó những quyền lợi cơ bản nhất. Đồng thời chúng cũng được sống dưới quyền bảo vệ trẻ em để có thể được vui chơi và phát triển một cách lành mạnh nhất. Với mỗi quốc gia, công cuộc bảo vệ trẻ em luôn được đặt lên hàng đầu bởi vì chúng là những mầm non, là tương lai của cả quốc gia đó. Nếu chúng được lớn lên khỏe mạnh, được giáo dục tốt thì tất yếu quốc gia đó sẽ phát triển ngày càng thịnh vượng. Ngược lại, nếu trẻ em không thể được bảo vệ bởi những quyền lợi cơ bản nhất thì chắc hẳn, quốc gia ấy sẽ sớm rơi vào con đường tối tăm. Vậy nên, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng công cuộc bảo vệ trẻ em của đất nước mình. Chúng là tương lai, là cả một thế hệ cần được trân trọng, bảo vệ và giúp đỡ. Tuy vậy, chúng cũng rất ngây thơ, dễ chịu tổn thương nên cần có sự nâng niu, yêu thương, bảo vệ của những người trưởng thành như chúng ta.
Thế nhưng, không phải ở đâu, trẻ em cũng đều có được sự bảo vệ, sự yêu thương, các điều kiện đầy đủ để phát triển được. Qua bản Tuyên bố về sự sống còn, quền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, chúng ta nhận ra rằng có biết bao nhiêu thử thách đang đặt ra cho toàn thế giới trong công cuộc bảo vệ những đứa trẻ, để chúng có thể sống, được phát triển, được hưởng cuộc sống thời thơ ấu an bình.

Cuộc sống của các trẻ em ở một số quốc gia trên thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Thậm chí, trẻ em ở một số nơi còn không có được một tuổi thơ đúng nghĩa. Bởi vì tình trạng chiến tranh, xung đột về sắc tộc đang diễn ra trên khắp thế giới. Và trẻ em chính là những nạn nhận của những cuộc chiến đó. Chúng thật ngây thơ và dễ tổn thương biết bao. Vậy mà chúng phải trở thành "nạn nhân của những cuộc chiến tranh, của bạo lực, của chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ Apacthai, của sự xâm chiến và thôn tính của nước ngoài". Ngày này, tình trạng chiến tranh, thôn tính của nước ngoài vẫn đang là hiểm họa rình rập những đứa trẻ, đặc biệt là ở lhu vực Trung Đông. Hình ảnh của những đứa trẻ bị thương, ngồi lặng lẽ bên bố mẹ mình với đôi tay đẫm máu sẽ luôn là hình ảnh ám ảnh bất cứ ai mỗi khi nhìn thấy. Phải chăng chúng nên được hưởng một sự hòa bình, yên ổn, được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, nhân loại, để lớn lên được khỏe mạnh?

Và rồi, chế độ phân biệt chủng tộc Acpacthai, như chúng ta đã biết, chế độ Apacthai là một chế độ phân biệt chủng tộc kinh khủng nhất hành tinh bởi ở đó, những người da màu, da đen phải sống cách biệt và bị tước bỏ hết quyền công dân của mình, phải làm việc cực khổ nhưng lại chỉ được hưởng lợi 1⁄4 tổng thu nhập làm ra. Vào năm 1944, một đứa trẻ người Mỹ gốc Phi 14 tuổi bị kết án đã sát hại hai đứa trẻ khác và bị khép vào tội tử hình. Em đã bị điện giật đến chết để trả giá cho hành động sai trái của mình. Câu chuyện sẽ chẳng có gì nếu như nó được xử đúng người đúng tội. Thế nhưng không, cậu bé 14 tuổi ấy đã phải chịu một cái chết oan ức với một tội danh không phải do em làm, và người ta đã mặc nhiên xem em là hung thủ chỉ bởi vì em là một đứa trẻ người da đen. Bảy mươi năm sau cái chết của em, người ta mới chứng minh được em vô tội, thế nhưng tất cả đã quá muộn màng. Chính cái chế độ phân biệt người da trắng, da đen, chế độ Apacthai độc ác đã dẫn tới một cái chết bất công dành cho một đứa trẻ. Với một chế độ như thế, liệu trẻ em có thể lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc được hay không?
Không chỉ vậy, trẻ em ở các nước này còn phải trở thành những người tị nạn, "bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ", đến sinh sống trong những lán trại tập trung tạm bợ ở các nước khác. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, tuổi thơ ấu của chúng. Trẻ em ở đây đã gần như bị tước bỏ hoàn toàn niềm vui, tuổi thơ, hạnh phúc của mình. Và hơn thế, một trong số chúng còn phải "chịu cảnh tàn tật, trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ và đối xử tàn nhẫn". Những năm vừa qua, dư luận luôn dậy sóng bởi tình trạng dân tị nạn ở các nước Trung Đông đang di tản sang các nước thuộc vùng châu u để tình trạng nội chiến, chiến tranh. Và trong đó, chúng ta không thể nào quên bức ảnh "Cậu bé Syria bên bờ biển", đó là một nỗi đau xót đến ám ảnh con người. Một cậu bé ba tuổi bị rơi xuống biển và chết đuối trong khi đang trên đường vượt biên tị nạn ở các nước lớn. Hình ảnh ấy thật quá đau thương! Các em - những đứa trẻ còn chưa hiểu rõ chiến tranh là gì đã phải buộc rời bỏ quê nhà, buộc phải đến sống ở những lán trại, thật quá mức đau xót. Nếu như không có chiến tranh thì có phải chăng, chúng sẽ được sống, được yêu thương, được yên ổn hay không?

Có thế nói, thách thức đầu tiên trong công cuộc bảo vệ trẻ em là thách thức lớn nhất cần phải được giải quyết. Nếu như nhân loại chúng ta có thể bảo vệ được trẻ em khỏi những cuộc nội chiến, chiến tranh thôn tính này thì mới có thể hi vọng trẻ em được sống và phát triển được.
Thách thức thứ hai được Liên Hợp Quốc nêu ra ở trong bản Tuyên bố này là tình trạng của trẻ em đang phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ và môi trường xuống cấp.
Để trẻ em có thể phát triển, không chỉ cần tạo ra cho chúng một môi trường đủ để chúng có thể sống mà còn phải đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của một con người nữa. Thế nhưng, nạn đói nghèo, khủng hoảng kinh tế đang làm cho công cuộc bảo vệ trẻ em của chúng ta gặp những thách thức lớn. Tình trạng đói nghèo khiến cho trẻ em không thể phát triển, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở các nước này, trẻ em đang phải hứng chịu "tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức tăng trưởng đều đặn hoặc không có khả năng tăng trưởng". Các quốc gia nghèo đói này đang khiến cho trẻ em ở đất nước họ phải chịu cảnh đói nghèo, không được cung cấp nhu yếu phẩm và không được đến trường. Ở Zimbabue, đất nước đang phải chịu đựng đợt siêu lạm phát cùng với khoản nợ nước ngoài khổng lồ. Đồng tiền ở nước này hầu như không còn giá trị, các nhu yếu phẩm cần thiết phải được mua bằng số tiền gấp hàng trăm lần bình thường. Với tình trạng này, trẻ em ở Zimbabue đang phải hứng chịu cảnh đói nghèo, không được đến trường và chịu trên vai một khoản nợ khổng lồ cần phải trả.

Mỗi ngày, hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới đang hứng chịu những thảm họa kinh tế, đói nghèo này, hậu quả từ những việc làm của người lớn. Như chúng ta thấy, Liên Hợp Quốc cũng nêu ra có hơn 100 triệu trẻ em còn chưa được trải qua giáo dục cơ sở, trong số đó có đến 2/3 là các em nữ. Đối với trẻ em, chúng phải được đáp ứng đầy đủ về thức ăn, nước uống, được đi học thì mới có thế phát triển được. Vậy mà ở các quốc gia này, các em đang phải gánh chịu những nạn đói, thảm họa kinh tế, không được tới trường, vậy làm sao chúng có thể phát triển được đây? Vây nên cần có những biện pháp nhanh chóng, lâu dài, rộng lớn để giải quyết vấn đề nợ công ở các quốc gia này, để số phận của những trẻ em này có thể được tươi sáng, tốt đẹp hơn.

Trẻ em trên thế giới đều rất dễ tổn thương, rất trong trắng, và còn phụ thuộc. Vậy mà chúng đang chết dần chết mòn bởi suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng suy giảm miễn dịch AIDS, tình trạng thiếu nước sạch và những tác động của ma túy.
Đây là thách thức, khó khăn thứ ba trong công cuộc bảo vệ trẻ em thế giới được nêu ra trong bản Tuyên ngôn thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Nó cũng là một thách thức vô cùng lớn với thế giới chúng ta. Suy giảm miễn dịch - AIDS là bệnh mới được phát hiện trong hơn một thế kỉ gần đây, nhưng nó đã cướp đi của thế giới mỗi năm hàng triệu sinh mạng mà đặc biệt là trẻ em. Thế rồi, suy dinh dưỡng, đói nghèo cũng đang dần lấy đi sự sống của trẻ em khắp nơi trên thế giới. Ở các nước châu Phi, hình ảnh những đứa trẻ gầy còm, phải nhặt nhạnh từng chút thức ăn hoặc chờ đợi những xe hàng cứu trợ luôn là hình ảnh thường trực. Trẻ em ở đây luôn sống trong tình trạng suy dinh dưỡng, nạn đói khiến chúng không thể phát triển khỏe mạnh. Và nước sạch ở đây cũng là một vấn đề cấp thiết. Như chúng ta biết, châu Phi chủ yếu là sa mạc và hoang mạc nên nguồn nước sạch vô cùng khan hiếm và đặc biệt được trân trọng. Vậy nên, những người dân phải đi hàng chục cây số để lấy nước dùng từ giếng khoan mỗi ngày nhưng vẫn không đủ cho họ sử dụng. Không chỉ vậy, những nguồn nước này còn không đủ đảm bảo vệ sinh, gây nên nhiều bệnh tật khác, đặc biệt là trẻ em vì chúng có sức đề kháng yếu hơn người trưởng thành. Chính vì vậy, muốn để công cuộc bảo vệ trẻ em được thành công, một phần phải gây dựng cho chúng có được nguồn nước sạch hợp lý và các loại thuốc, vacxin phòng tránh bệnh tật.

Có thế nói, công cuộc bảo vệ trẻ em đang gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ là tình trạng chiến tranh đang diễn ra, tình trạng tị nạn, đói nghèo, kinh tế kém phát triển, thiếu nước sạch, dịch bệnh, ... mà còn hàng chục những thách thức khác chúng ta cần phải đối mặt trong việc bảo vệ trẻ em để chúng có thể phát triển khỏe mạnh. Trong Tuyên bố của Liên Hợp Quốc, không chỉ nêu rõ các khó khăn mà thế giới đang gặp phải trong công cuộc bảo vệ trẻ em mà còn nêu ra những nhiệm vụ cần thực hiện. Để làm được điều đó, chúng ta cần chung tay, cần sự góp sức của toàn nhân loại.

Trên đây chỉ là một trong vài những thách thức và khó khăn trong công cuộc bảo vệ trẻ em. Có thể thấy rằng, việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em đang là một trong những thách thức lớn nhất của thế giới. Đây là trách nhiệm không phải của riêng cá nhân ai, tổ chức nào mà là của chung cả thế giới chúng ta. Tuy khó khăn và thách thức còn nhiều, nhưng với sự góp sức của tất cả thế giới, chắc hẳn những khó khăn này sẽ được đẩy lùi và trẻ em sẽ được hưởng một tương lai với đầy đủ điều kiện sống, được giáo dục, được bảo vệ, được bình đẳng, trở thành những con người có ích cho xã hội. Hãy luôn nhớ rằng, trẻ em là mầm xanh tương lai của thế giới này!

-----------------------HẾT-----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-nhung-kho-khan-va-thach-thuc-trong-cong-cuoc-bao-ve-tre-em-tren-the-gioi-47876n.aspx
Trẻ em là mầm non, thế hệ tương lai của mỗi quốc gia, thế nhưng trong xã hội hiện nay, bên cạnh cơ hội phát triển toàn diện, trẻ em trên thế giới cũng đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Tìm hiểu thêm về vấn đề này, bên cạnh bài phân tích trên đây, các em có thể tham khảo: Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, Cảm nghĩ sau khi đọc bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em, Phân tích bài tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, Giới thiệu về Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Tác giả: Phí Quỳnh Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân
Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Phân tích cuộc đấu tranh thiện - ác trong Tấm Cám
Cách cai nghiện Youtube cho bé
Từ khoá liên quan:

phan tich nhung kho khan va thach thuc trong cong cuoc bao ve tre em tren the gioi

, Phân tích những khó khăn và thách thức trong công cuộc bảo vệ trẻ em trên thế giới,

SOFT LIÊN QUAN
  • Chứng minh bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

    Phân tích tầm quan trọng của môi trường

    Bằng những kiến thức thực tế và hiểu biết của bản thân, em hãy chứng minh bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta nhằm giúp người đọc, người nghe hiểu hơn về tầm quan trọng của môi trường sống đồng thời nân ...

Tin Mới