Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí

Bài văn mẫu phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ mười bốn) sẽ phân tích để làm nổi bật những vẻ đẹp của người anh hùng Nguyễn Huệ qua chiến thắng thần tốc trước quân Thanh.

Đề bài: Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2

phan tich nhan vat quang trung trong doan trich hoang le nhat thong chi

Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí


I. Dàn ý Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí

1. Mở bài
- Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử được tác giả Ngô gia văn phái ghi chép lại, ngoài việc tái hiện lại hiện thực xã hội lúc bấy giờ còn khắc họa thành công hình ảnh người anh hùng Quang Trung, đặc biệt qua hồi thứ 14 của tác phẩm.

2. Thân bài
* Quang Trung Nguyễn Huệ là người có sự mạnh mẽ quyết đoán khi hành động
- Khi nghe tin giặc đã đến kinh thành: Ông "định thân chinh cầm quân đi ngay"
- Chỉ trong vòng một tháng có thể làm được nhiều việc lớn: "tế cáo trời đất", lên ngôi vua, hạ lệnh xuất quân... (Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí
 

1. Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí, mẫu số 1 (Chuẩn):

"Hoàng Lê Nhất thống chí" là tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng của nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái. Những sự kiện lịch sử được ghi chép lại một cách đầy chi tiết và đảm bảo tính chân thực. Ngoài các sự kiện đã xảy ra trong cuộc chiến tranh chấp quyền lực giữa nhà Lê và phong trào Tây Sơn, tác phẩm còn tập trung phác họa, tái hiện chân dung anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ. Điều này được thể hiện rõ nét trong hồi thứ 14.

Trước hết, ta có thể thấy Quang Trung là một con người đầy quyết đoán. Mỗi việc làm của mình, nhà vua đều suy nghĩ rất thấu đáo, biết được mục đích cần phải làm và quyết tâm hành động. Điều đó được chứng minh bằng các sự kiện cụ thể. Khi biết rằng giặc Thanh đang đánh chiếm thành Thăng Long - vị trí quân sự quan trọng của quân ta, ông không hề tỏ ra sợ hãi hay nao núng mà họp bàn các tướng lĩnh để đề ra những kế sách, sau đó đích thân cầm quân lên đường. Phải có lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí lớn thì vừa Quang Trung mới có hành động tức thời và quả quyết đến như vậy. Khi nghe những lời phải của các trọng thần, ông không hề do dự mà lập tức " đắp đàn trên núi Bân", làm lễ tố cáo trời đất và các thần sông núi, tạo ra áo mũ vừa mà lên ngôi hoàng đế. Quang Trung lên ngôi vua cũng là lúc nhận về mình trọng trách lớn lao với dân, với nước. Vì vậy mà khi vừa lên ngôi, lễ xong liến cấp tốc xuất quân vào ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân. 

Không chỉ là người tướng lính quyết đoán, giàu mưu lược mà Quang Trung Nguyễn Huệ còn biết trọng dụng người tài. Trước sự kiện quân Thanh kéo đánh nước ta, Nguyễn Huệ đã hỏi ý kiến của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nhằm đề ra kế sách vẹn toàn nhất. Sau khi đưa đại binh cả thủy lẫn bộ tới Nghệ An, nghe được lời khuyên khi gặp người cống sĩ Nguyễn Thiếp ông liền tổ chức ngày việc kén lính, chiêu mộ quân sĩ. Khi hoàn thành thì mở ngày cuộc duyệt binh và chia quân thành tiền, hậu, tả, trung để đối phó với địch. Sau khi ban bố lời phủ dụ binh lính và tướng sĩ, Quang Trung quyết hạ lệnh tiến cống, chỉ ra kế hoạch, phương hướng đối phó với bè lũ nhà Thanh trong chớp mắt. Những hành động thần tốc, ý nghĩ mạnh mẽ và kiên quyết ấy cho thấy một bản lĩnh hơn người của vị vua dân tộc.

Ở vua Quang Trung, không chỉ có sự cương trực, quyết đoán mà còn là một người có trí tuệ anh minh, nhãn quan tỏ tường. Ông biết phân tích những điểm yếu, điểm mạnh giữa ta và địch, biết nhận định đúng sai và đưa những quyết định đúng thời điểm. Đó là điều mà làm nên những chiến thắng khi thực hiện các chiến lược mà ông đã vạch ra. Những lời phủ dụ vừa thâm sâu vừa ân tình đó ông truyền đạt đã tác động vào ý chí, kích thích sự chiến đấu của nghĩa quân. "Quân Thanh sang xâm lấn nước ta....chớ bảo là ta không nói trước". Những lời lẽ đầy sức thuyết phục như vậy phát ra từ một người tài năng và nhiệt huyết càng khiến quân sĩ nể phục mà vâng lệnh: "Xin vâng lệnh, không dám hai lòng". 

Sự thông minh xuất chúng ấy còn được thể hiện ở khả năng dùng người tài ba của ông. Biết chọn Ngô Thì Nhậm, một người giỏi lý lẽ lại khéo lời làm tướng dẹp loạn đao binh đưa lại phúc cho muôn dân thiên hạ. "Lần này ta ra, thân hành cầm quân.....bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?". Đặc biệt, trong cách xử trí Sở và Lân trên núi Tam Điệp cũng khiến người người phải nể phục. 

Nhờ vậy mà cuộc chiến do Nguyễn Huệ thân chính đã mang lại những chiến thắng thần tốc, vàng dội non sông. Đó là những cuộc hành binh nhanh chóng từ Huế đến Tam Điệp chỉ trong vòng một tuần. Tới Thăng Long vào 30 tháng chạp để lên đường, ngày mồng 5 năm sau đã hoàn thành nhiệm vụ. Tại huyện Phú Xuân, bắt sống được hàng loạt quân Thanh trên đường trốn chạy. Tại làng Hà Hồi, quân ta vây kín khiến giặc sợ hãi, xin hàng và giao nộp toàn bộ khí giới, lương thực cho quân Nam. Trận chiến tại đồn Ngọc Hồi quyết liệt, quân Thanh sau khi tự làm hại mình thì không chống cự nổi, giày xéo lên nhau mà chạy tán loạn. Quân ta thắng lớn, quân Thanh đại bại trong nhục nhã, tướng Sầm Nghi Đống thắt cổ chết tại trận. 

Người anh hùng Nguyễn Huệ, một người tướng lĩnh tài ba, vị minh quân của dân tộc qua từng trang viết được khắc hoạ thật rõ nét. Qua đó, ta thêm tự hào về truyền thống yêu nước, về những danh nhân của thời đại xưa. Từ đó, cố gắng học tập, rèn luyện và hoàn thiện để bản thân mỗi ngày thật mạnh mẽ, trưởng thành, sống với lý tưởng yêu nước mà ông cha đã gìn giữ, phát huy.

 

2. Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí, mẫu số 2:

"Hoàng Lê nhất thống chí" là cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết bằng chữ Hán đã ghi lại những dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Ngô gia văn phái. Qua tác phẩm nó đã để lại trong người đọc hình ảnh một người con nước Nam, người cống hiến cả cuộc đời cho nhân dân. Đó là Quang Trung - vị anh hùng dân tộc người có công lớn trong việc đại phá quân Thanh. Đặc biệt qua đoạn trích "Hoàng Lê nhất thống chí" hồi thứ 14, hình tượng vua Quang Trung hiện lên vô cùng đẹp đẽ, mạnh mẽ và tài trí. 

Vua Quang Trung một anh hùng có nhiều tài năng, nhưng trước hết phải kể đến tính mạnh mẽ quyết đoán mỗi lần ông hành động. Trong suốt đoạn trích ông xuất hiện với hình ảnh một con người có tính cách xông xáo, mọi quyết định đều nhanh gọn và rất quyết đoán. Nghe tin giặc đã kéo đến tận Thăng Long ông đã rất tức giận, đã họp các tướng sĩ, "định thân chinh cầm quân đi ngay". Rồi ông "tế cáo trời đất" lên ngôi vua, hạ lệnh xuất quân, chỉ trong vòng một tháng mà ông đã làm được bao nhiêu việc lớn.

Cùng với hành động quyết đoán, Quang Trung còn là con người có trí tuệ sáng suốt, rất nhạy bén trong mọi trường hợp. Ông có cái nhìn tổng quan về trận chiến, về thời cuộc. Ông lên ngôi với mục đích có thể "để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người". Ông phân tích tình hình quân địch, nhận định được thế lực hai bên để phán đoán trong từng bước đi của mình. Những tội ác của quân giặc đã được ông phơi bày ra để nhắc nhở nhân dân, rồi tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho các tướng sĩ bằng những tấm gương quả cảm từ thời xa xưa như Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng.. Ông còn có cách thuyết phục những kẻ "mềm lòng" dễ thay lòng đổi dạ vừa mềm mà chặt. Ông đưa ra những lời khen chê, thưởng phạt đúng người đúng việc, ta thấy rõ điều đó qua trường hợp của Sở và Lân.

Có thể nói, ông là người có tầm nhìn xa trông rộng khi nói chắc như đinh đóng cột "phương lược tính đánh đã có sẵn". Rồi còn nghĩ cách ngoại giao khi chiến tranh kết thúc để đất nước phục hồi lại, yên ổn, nuôi dưỡng phát triển để rồi sau này "ta có gì sợ chúng".

Vua Quang Trung là vị tướng cầm quân có tài thao lược hơn người với cách dùng binh như thần. Chúng ta không thể khỏi kinh ngạc trước sự chỉ huy và sự thần tốc của quân lính khi đi đánh giặc, trong thời gian ngắn mà đường dài quân đội của ông vẫn chỉnh tề, tuân theo mọi chỉ huy của ông.

Trải qua cuộc hành quân dài, xa xôi chịu nhiều gian khổ nhưng dưới sự chỉ huy của Quang Trung cả đội quân đã chiến thắng quân địch một cách tuyệt đối bởi các chiến lược tài tình của ông. Vị vua tài năng hiện lên thật lẫm liệt khi ông cũng chính mình xông ra trận chiến, tiến công, cưỡi voi, xông pha trước những mũi tên của quân địch.

Dưới ngòi bút tài tình, điêu luyện của Ngô gia văn phái, người đọc đã cảm nhận được hình ảnh một ông vua lẫm liệt anh dũng đầy tài năng. Vua Quang Trung đã làm rạng danh dân tộc, đem lại bình an cho nhân dân và ông xứng đáng là một tượng đài bất tử trong lòng người dân Việt Nam.

------------------------------HẾT----------------------------

Cùng tìm hiểu chi tiết về hồi thứ mười bốn Hoàng Lê nhất thống chí, bên cạnh bài Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí, các em có thể tham khảo thêm:  Phân tích và nêu cảm nghĩ về hồi thứ mười bốn Hoàng Lê nhất thống chí, Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí, Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí, Phân tích hồi thứ mười bốn để chứng minh nhận xét: Hoàng Lê nhất thống chí... những trang viết thực và hay để củng cố thêm kiến thức cho mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-nhan-vat-quang-trung-trong-doan-trich-hoang-le-nhat-thong-chi-41705n.aspx

Tác giả: Cao Thắng     (3.5★- 18 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí
Bài văn Phân tích hình tượng vua Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí hay nhất ngắn gọn
Hãy đóng vai một người lính kể lại hồi thứ 14 trong bài Hoàng Lê nhất Thống Chí
Kể lại đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí
Dàn ý bài văn nét đẹp về người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trong Hoàng Lê nhất thống chí
Từ khoá liên quan:

Phan tich nhan vat Quang Trung trong doan trich Hoang Le nhat thong chi

, phan tich hinh tuong vua quang trung hay nhat, hinh tuong quang trung trong hoi 14 hoang le nhat thong chi,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới