Phân tích khổ bốn trong bài Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)

Các em học sinh cùng phân tích khổ bốn bài thơ Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) để thấy được tình thu, cảm xúc buồn thương, cô đơn, sự tiếc nuối trước sự trôi chảy của thời gian được ông hoàng thơ tình gửi gắm qua từng câu chữ.

phan tich kho bon trong bai day mua thu toi xuan dieu

Đề bài: Phân tích khổ bốn bài thơ Đây mùa thu tới (Xuân Diệu).

Bài làm

Mang trong mình sự nhiệt huyết, tình yêu say đắm trước mùa xuân và tuổi trẻ, chính vì thế mà thi sĩ Xuân Diệu đã thốt lên rằng "Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi" (Vội vàng) - xúc cảm mãnh liệt cho khát khao chiếm lấy mùa xuân. Thơ Xuân Diệu luôn tràn ngập sự tươi vui, say mê nhưng ở "Đây mùa thu tới" cụ thể là khổ thơ cuối cùng người đọc lại bắt gặp cái tình thu dần buồn, cảnh thu hòa dần vào lòng người.

"Đây mùa thu tới" trích trong tập "Thơ thơ" nổi tiếng của Xuân Diệu, xuất bản năm 1938. Tập thơ là đại diện tiêu biểu cho nét đặc sắc của phong trào "Thơ mới". Ở bài thơ này, thi sĩ không chỉ khắc họa bức tranh khi thu sang mà còn lồng ghép vào đó yếu tố con người hay chính xác là cái tôi cá nhân đang dần "xâm chiếm", một nét đặc trưng cho "Thơ mới".

Với ba khổ thơ đầu, tác giả bày tỏ sự phấn khích, hồ hởi khi nàng thơ về. Đến khổ cuối cảm xúc có chút biến chuyển, lời thơ lúc này lắng đọng, trầm tư và thoáng buồn.

"Mây vẩn từng không chim bay đi

Khí trời u uất hận chia ly"

Đọc hai dòng này, người đọc bắt gặp không khí buồn, đơn côi. Thi sĩ dùng hai hình ảnh điển hình để miêu tả bầu trời vào lúc này đó là "mây" và "chim". Nếu như ở "mây" có sự ngưng đọng, chậm lại thì ở cánh "chim" lại mang nét chuyển động với "bay đi". Ngay khi đọc dòng thơ này độc giả đã thấy được sự chia đôi. Vì lúc này, hành động của hai "nhân vật" có sự khác nhau, bên tĩnh bên động. Mây thì đứng yên nhưng chim đã bay đi, cả hai không còn gắn bó nữa. Khác với bài thơ này, trong "Thơ duyên" Xuân Diệu đã nói:

"Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,"

Đó là sự gắn bó thân thuộc giữa cánh chim và bầu trời. Nhưng ở "Đây mùa thu tới" hai hình ảnh điển hình đó không hề có chút gắn kết mà trái lại cảm giác chia đôi, tách rời hiển diện rõ hơn. Mây trôi là chuyện của mây, chim bay lại là việc của chim. Tác giả rất khéo léo khi dùng cái tĩnh (mây) để nói về cái động (cánh chim) làm cho bầu trời thu đượm buồn, gợi sự chia cắt. Đến dòng thứ hai, tác giả không "nói giảm nói tránh" mà trực tiếp chỉ ra sự "chia ly". " U uất" vừa mang màu sắc u sầu, buồn bã lại pha thêm nét uất ức, có lẽ do "hận chia ly". Đối với Xuân Diệu ông luôn hăng hái, say mê với vẻ đẹp cuộc sống, vẻ đẹp đất trời. Ông yêu biết bao sự tươi trẻ căng tràn trong thiên nhiên, trong chính cuộc sống. Vì lẽ đó mà

"Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn"

(Vội Vàng)

Ông là người luôn muốn "chiếm trọn" cái đẹp, cái trẻ của đất trời nên khi thấy hình ảnh vào thu đang dần buồn, thiên nhiên bắt đầu "tản" ra thì ông lại xót xa và "hận" cho sự "phai phôi". Tuy nhiên, cái buồn này chưa dừng lại ở cảnh vật mà nó còn lan tràn sang lòng người

"Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì."

Hai dòng thơ cuối, thi sĩ đã cho nhân vật trữ tình xuất hiện. Hình ảnh "thiếu nữ" gợi sự tươi trẻ, thanh xuân đi kèm với đó là cụm từ "buồn không nói" như một sự che đậy tình cảm giấu kín ở bên trong. Nàng thơ chất chứa nỗi buồn trong lòng, không tỏ với ai. Rõ ràng nhân vật ở đây vẫn đang độ tuổi "xanh mơn mởn" nhưng lại mang trong mình tâm trạng sâu lắng thay vì vui tươi như đúng độ tuổi của mình. Có thể thấy cảnh buồn đã lan sang lòng người, người vì thấy cảnh buồn mà tâm tư cũng trở nên nặng trĩu. Chính cách dùng từ "ít nhiều" đã nói lên được cái trầm mặc của "thiếu nữ". Độc giả không xác định được "ít nhiều" là nhiều hay ít nhưng chắc rằng phải có và cụ thể ở đây là có buồn. Chính cách giấu đi của "thiếu nữ" làm cho nỗi buồn này thêm phần bí mật, riêng tư.

Tác giả vẽ thêm một nét nữa giúp người đọc hình dung rõ hơn về nhân vật này. Hành động "tựa cửa" gợi cảm giác buồn cùng với đó là hành động "nhìn xa" - mơ hồ, vô định. "Nghĩ ngợi" lại diễn tả suy nghĩ, trăn trở, day dứt khôn nguôi về một điều gì đó. "Gì" gợi về sự mông lung, bâng quơ không biết cái để khiến "nàng thơ" bận lòng là gì nhưng ắt hẳn do cảnh sắc gợi lên. Mỗi từ trong dòng thơ này đều gợi lên sự suy tư, có lẽ bên trong nhân vật này chứa nhiều điều khó nói.

Nỗi buồn gợi lên từ cảnh mùa thu hay chính mùa thu là đòn bẩy làm cho sự trầm mặc được dâng cao hơn. Dù nỗi buồn được khắc họa thông qua hình ảnh "thiếu nữ" nhưng khi đọc chúng ta có thể cảm nhận được tình cảm cá nhân của tác giả. Có lẽ chính tác giả cũng mang nhiều nỗi buồn, và cũng là một thoáng ưu tư khi thu cuối ngày. Đây chính là cái tôi đầy mới mẻ của thi sĩ như chính Hoài Thanh nói: "Xuân Diệu là nhà thơ mới trong các nhà thơ mới."

Đọc qua nhiều thi phẩm của nhà thơ Xuân Diệu, ít khi chúng ta bắt gặp cái khắc khoải trong hồn thơ của ông nhưng khổ thơ cuối trong "Đây mùa thu tới" đã mang lại cảm xúc mới lạ đó. Bức tranh mùa thu không còn mang nét tươi vui mà thay vào đó là "chiếc áo" trầm ngâm, suy tư. Qua hình ảnh mùa thu, tác giả bộc lộ thái độ tiếc nuối trước sự trôi chảy của thời gian, ý thức trân trọng, tình yêu mãnh liệt của một con người say mê đối với thiên nhiên, với cuộc sống.

Sau khi đã Phân tích khổ bốn trong bài Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) các em có thể đi vào Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới hoặc tham khảo Phân tích bài thơ Thơ duyên nhằm củng cố kiến thức của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-kho-bon-trong-bai-day-mua-thu-toi-xuan-dieu-41051n.aspx

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuỷ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Bình giảng khổ thơ thứ hai trong Đây mùa thu tới
Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
Dàn ý bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
Dàn ý phân tích khổ thơ sau trong bài Đây mùa thu tới: Hơn một loài hoa... xương mỏng manh
Bình luận về bức thông điệp mùa xuân của Xuân Diệu gửi đến cho người đọc qua bài thơ Vội vàng
Từ khoá liên quan:

Phân tích khổ cuối bài thơ Đây mùa thu tới

, phân tích khổ cuối Đây mùa thu tới của Xuân Diệu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

    Cảm nhận bài mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9

    Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tài liệu ôn tập môn Ngữ văn dành cho các em học sinh lớp 9. Để đọc hiểu và phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ chính xác, đầy đủ nhất, các em học sinh có thể lưu lại nội dung hướng dẫ ...

Tin Mới

  • Bài văn tả một bạn học của em

    Tiếp theo chuỗi series bài viết tả bạn thân lớp 5, hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các em dàn ý, một số bài văn mẫu tả một bạn học của em tiêu biểu. Tham khảo những bài văn mẫu này, các em học sinh sẽ nắm được mẹo, thủ thuật để viết một bài văn miêu tả ngắn hay, giàu cảm xúc và đạt điểm số cao trên lớp.

  • Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt Ngữ văn 6

    Đề bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt Ngữ văn 6 rất rộng, có nhiều chủ đề. Ví dụ như tả cảnh chợ cá bên bờ biển, tả cảnh thu hoạch mùa màng, tả cảnh gói bánh chưng ngày tết, tả cảnh mua bán trong siêu thị.... Các em có

  • Cách mở bài nghị luận xã hội

    Em có gặp nhiều khó khăn khi viết phần mở bài cho dạng bài nghị luận xã hội hay không? Tham khảo nội dung Cách mở bài nghị luận xã hội do Taimienphi.vn biên soạn dưới đây để biết cách mở bài đúng và hay, em nhé.

  • Áo Cưới Giấy 6 khi nào ra mắt? Cách tải và chơi Paper Bride 6

    Áo Cưới Giấy 6 khi nào ra mắt? Tải Áo Cưới Giấy 6 miễn phí ở đâu vẫn luôn là câu hỏi được rất nhiều độc giả quan tâm. Áo Cưới Giấy là series game kinh dị có lối chơi giải đố chứa nhiều phong tục truyền thống của Trung Quốc HOT trong vài năm vừa qua.