Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Bài văn mẫu Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, sẽ cùng các em tìm hiểu về khung cảnh tiêu điều, ảm đạm khi bóng tối dần bao phủ và cuộc sống buồn tẻ, cơ cực của “những kiếp người” trong phố huyện.

Đề bài: Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (chú ý làm rõ những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của tác giả)

phan tich hinh anh thien nhien va con nguoi o pho huyen ngheo trong truyen ngan hai dua tre

Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người nơi phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Bài làm:

Thạch Lam là hiện tượng đặc biệt trong văn học lãng mạn 1930-1945. Ông sở trường về truyện ngắn. Văn phong của Thạch Lam trong trèo, nhẹ nhàng, gợi cảm. Và đằng sau những trang văn tinh tế đầy cảm xúc ấy là tấm lòng trắc ẩn đối với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội cũ.

Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam. Thiên truyện được in trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn (1938). Truyện không có cốt truyện mà chỉ là thế giới tâm hồn của hai đứa trẻ Liên và An thay mẹ trông coi một gian hàng xén, đêm đêm thức đợi chuyến tàu từ Hà Nội về.

Hiện thực cuộc đời buồn tẻ, vô vọng ở phố huyện nhỏ được thể hiện qua bức tranh cảnh vật và bức tranh nhân thế.

* Bức tranh cảnh vật lúc chiều tối:

Tác giả chọn thời khắc hoàng hôn - ngày tàn. Cảnh mỗi lúc một tối hơn. Ánh sáng lụi tàn dần. Bóng tối bắt đầu lan tỏa khắp nơi; trên cái chòi, đám mây và lũy tre làng và bao trùm lên cảnh vật, gợi lên từ âm thanh của tiếng trống thu không (...) vang ra từng tiếng để gọi buổi chiều, gợi lên từ màu sắc: Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
Đó là cảnh vật phố huyện nghèo nàn, xơ xác tiêu điều: tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu ra, cảnh chợ tàn, trên nền đất chỉ còn rác rưởi, một miền đất như đang lụi tàn trong quên lãng.

* Bức tranh nhân thế:

Trong cảnh xơ xác, tiêu điều ngập đầy dần bóng tối là những cuộc đời đầy bóng tối: Những đứa trẻ nghèo vờ vật trong buổi chiều tàn. Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép, tối lại đội cái chõng tre tàn ra sân ga bày bán với một hi vọng còm cõi như chõng hàng của chị. Bà cụ Thi xuất hiện trong bóng tối và trở về cũng đi lần vào bóng tối... Thấp thoáng sau họ là một bà cụ móm phải cho thuê bớt một gian hằng ọp ẹp, một người cha mất việc. Bao quanh họ là những đồ vật tàn: những tấm phên nứa dán nhật trình, cáo chõng sắp gãy..
Tất cả những con người ấy sống đơn điệu từ ngày này qua ngày khác. Nhịp sống lặp đi không thay đổi nói lên cái mòn mỏi, vô nghĩa của kiếp người trong xã hội cũ. Con người không chỉ chịu đựng cuộc sống nghèo mà còn phải chịu đựng cuộc sống uể oải, nhàm chán.
Nhưng nhân vật của Thạch Lam dường như còn mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ. Họ chờ đợi cái gì không rõ, chỉ thấy nỗi lòng thương xót của nhà văn.

* Nổi bật trong bức tranh phố huyện mù tối ấy là hai đứa trẻ, đặc biệt là cô bé Liên

Nhân vật Liên trong thời khắc chiều tối gây ấn tượng cho người đọc ở sự nhạy cảm và chiều sâu tâm hồn: cảnh thiên nhiên trong ánh nắng chiều lặng trầm và u uất làm Liên buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn. Liên thương những đứa trẻ nhặt rác ở bãi chợ.
Nhà văn như hóa thân vào nhân vật để day dứt về kiếp sống vô nghĩa, lụi tàn.

* Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của tác giả.

Hai đứa trẻ là truyện ngắn giàu chất thơ:
+ Chất thơ tỏa ra từ cảnh vật quê hương: không gian chiều là không gian quen thuộc, cảnh bình dị nhưng giàu sức gợi. Mùi vị quê hương hiện lên chân thực và thú vị.
+ Chất thơ tỏa ra từ bức tranh đời sống u buồn, hiu hắt.
+ Chất thơ còn tỏa ra trong cách tác giả miêu tả hồn người, tác giả tinh tế trong việc nắm bắt những rung cảm mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
Hệ thống lời văn, hình ảnh góp phần làm ngôn ngữ miêu tả của tác phẩm đầy chất thơ.
Đằng sau bức tranh phố huyện, đằng sau những kiếp người mòn mỏi là tư tưởng nhân đạo của tác giả. Đó là lòng yêu nhân ái, nỗi day dứt trước những cuộc đời đơn điệu, nặng nề. Là tâm hồn tinh tế, đồng cảm với nỗi khổ và khao khát ánh sáng của họ. Nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả góp phần thành công cho thiên truyện.

---------------- HẾT-----------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-hinh-anh-thien-nhien-va-con-nguoi-o-pho-huyen-ngheo-trong-truyen-ngan-hai-dua-tre-42145n.aspx
Trên đây Taimienphi.vn đã chia sẻ cho bạn bài mẫu Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người nơi phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Tiếp theo, để nắm được nôi dung chính trong bài. rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận, các em cần tìm hiểu bài viết Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Soạn bài Hai đứa trẻ, Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ,...

Tác giả: Trấn thành     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa
Hình ảnh con tàu trong Hai đứa trẻ
Phân tích cảnh phố huyện ngày tàn trong phần đầu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Phân tích tâm trạng cô bé Liên đêm đêm thức đợi xem chuyến tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Từ khoá liên quan:

Phan tich hinh anh thien nhien va con nguoi o pho huyen ngheo trong truyen ngan Hai dua tre

, Phan tich buc tranh thien nhien va con nguoi noi pho huyen ngheo trong truyen ngan Hai dua tre, Phan tich buc tranh canh vat va con nguoi pho huyen khi chieu den va dem xuong,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sơ đồ tư duy Hai đứa trẻ

    Sơ đồ tư duy nhân vật Liên, bức tranh phố huyện

    Với chất văn nhẹ nhàng thấm đẫm chất trữ tình, Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã dựng lên khung cảnh phố huyện lúc chiều tàn buồn, tàn tạ đến thê lương với những kiếp người bé nhỏ, cùng theo dõi Sơ đồ tư duy Hai đứa trẻ để hiểu hơn về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm này.

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Link nhận Spin Piggy Go, Code Piggy Go mới nhất 13/12/2023

    Với Link nhận Spin Piggy Go mới nhất hôm nay, game thủ có thêm phần thưởng miễn phí, tuy không nhiều bằng việc nhập code Piggy Go, nhưng link spin Piggy Go lại được cung cấp đều đặn mỗi ngày, chỉ cần click liên kết link code Piggy Go phía dưới là bạn sở hữu rất nhiều phần quà mà không cần phải nạp thẻ.