Phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận hay nhất

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá không chỉ giúp người đọc cảm nhận được khí thế lao động của người ngư dân mà còn cảm nhận được tài năng của Huy Cận trong việc sáng tạo hình ảnh thơ độc đáo. Để có thêm những hiểu biết về tác phẩm, các em có thể tham khảo bài Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá trên Taimienphi.vn nhé!
Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Đoạn văn mẫu.
III. Bài văn mẫu.
    1. Bài mẫu số 1.
    2. Bài mẫu số 2.
    3. Bài mẫu số 3.
    4. Bài mẫu số 4.

Đề bài: Phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá

phan tich hai kho tho cuoi bai doan thuyen danh ca

Cảm nhận của em về hai khổ thơ cuối của bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận ngắn gọn

 

I. Dàn ý Phân tích hai khổ thơ cuối của bài Đoàn thuyền đánh cá ngắn gọn

1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 
- Khái quát nội dung hai khổ thơ cuối. 
2. Thân bài:
a) Cảnh kéo lưới lúc tờ mờ sáng:
- "Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng": Thời gian kéo lưới là lúc trời sắp sáng.
- "Kéo xoăn tay": Hành động dứt khoát, mạnh mẽ.
- "Chùm cá nặng": Thành quả xứng đáng của chuyến ra khơi.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: "Vẩy vàng đuôi bạc lóe rạng đông": Nhấn mạnh số lượng cá thu được nhiều chất đầy khoang và khi có ánh sáng chiếu vào tạo nên một màu sắc rực rỡ. 
- "Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng": Cảnh người ngư dân xếp gọn đồ đạc và trở về trong ánh nắng ban mai đầy tươi đẹp. 
b) Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
- "Câu hát căng buồm với gió khơi": 
+ Câu hát thể hiện sự lạc quan, yêu đời.
+ Tiếng hát hân hoan chào đón đoàn thuyền đánh cá trở về.
+ Tiếng hát tiếp thêm sức mạnh, cùng cơn gió căng cánh buồm để thuyền tiến về phía trước nhanh hơn. 
- Biện pháp tu từ nhân hóa: "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời": 
+ Gợi tốc độ di chuyển nhanh chóng.
+ Khiến tầm vóc con người có thể sánh ngang được với thiên nhiên. 
=> Vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của những con thuyền đang lướt trên mặt biển.
- Biện pháp tu từ nhân hóa "Mặt trời đội biển nhô màu mới": Khi xuất hiện những ánh nắng bắt đầu một ngày mới cũng chính là lúc đoàn thuyền đánh cá trở về. 
- "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi": Nhấn mạnh vẻ đẹp của những con cá dưới ánh mặt trời. 
=> Niềm vui lao động của người ngư dân.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ. 


II. Đoạn văn Phân tích 2 khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận ngắn hay nhất : 

Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" giúp người đọc cảm nhận được tinh thần lao động của người ngư dân trên biển. Ở hai khổ thơ cuối, nhà thơ Huy Cận đã khắc họa khung cảnh lao động vào buổi sáng sớm và sự trở về của đoàn thuyền đánh cá sau những ngày dài ra khơi. Công việc đánh bắt cá ngoài khơi xa vô cùng vất vả, buộc con người phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Chính vì vậy, người ngư dân luôn cố gắng hết mình để thu về những mẻ cá tươi. Thời điểm họ kéo lưới là lúc tờ mờ sáng. Ở câu thơ "Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng", tác giả như nhấn mạnh sức khỏe và sự dẻo dai, bền bỉ của những người ngư dân. Và thành quả thu được chính là rất nhiều mẻ cá "vẩy bạc đuôi vàng". Xong xuôi, tất cả mọi người cùng thu xếp để trở về đất liền. Trong khung cảnh của buổi sáng bình binh, tiếng hát lại một lần nữa được cất lên "câu hát căng buồm với gió khơi". Lời hát ấy ẩn chứa niềm vui, sự hân hoan, hạnh phúc của người dân làng chài. Lúc này, những chiếc thuyền vút nhanh như lao đi trên mặt nước.  Hình tượng con người giờ đây lớn lao, sánh ngang tầm với thiên nhiên, vũ trụ. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ "Mặt trời đội biển nhô màu mới" để làm nổi bật sắc màu rực rỡ của thiên nhiên hùng vĩ. Dường như muôn vàn mắt cá được nắng chiếu vào trở nên lấp lánh như ánh rạng đông . Vậy bằng việc sử dụng những biện pháp tu từ đặc sắc kết hợp với hình ảnh thơ giàu sức gợi tả, Huy Cận đã mở ra trước mắt người đọc bức tranh kì vĩ, tràn đầy màu sắc về đoàn thuyền đánh cá lúc bình minh.


III. Bài văn Phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá chọn lọc hay nhất:


1. Phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá ngắn hay, mẫu số 1:

Nếu như bài thơ "tiểu đội đội xe không kính" là bài ca về lòng dũng cảm, ý chí, trái tim thiết tha đối với Miền Nam, của những lái xe không kính thì "đoàn thuyền đánh cá" lại là khúc tráng ca về công cuộc lao động của con người trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong những năm đầu sau giải phóng.

Nếu các khổ thơ đầu nói về chuyến hành trình đánh cá gian lao và vất vả trong không khí tươi vui của đất nước, hân hoan tưng bừng cùng nhau thi đua với khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thì khổ thơ cuối tác giả miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh:

"Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."

Huy Cận sử dụng biện pháp đầu cuối tương ứng. Câu đầu khổ cuối lặp lại với câu cuối khổ đầu như là điệp khúc của thơ ca. Như vậy câu hát đã theo hành trình của người dân chài lưới với niềm lạc quan, tin tưởng và vui sướng. Điều này nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu quê hương đất nước của người dân chài.

phan tich 2 kho tho cuoi bai tho doan thuyen danh ca

Bài văn Phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá tuyển chọn

Đoàn thuyền trở về trong câu hát hân hoan, phấn khởi với những khoang thuyền đầy ắp cá với tư thế hào hùng khẩn trương "chạy đua cùng mặt trời" giành lấy thời gian, tranh thủ thời gian để lao động.Đoàn thuyền ở đây sánh ngang cùng vũ trụ, là hình ảnh hoán dụ để chỉ người dân trong tư thế sóng ngang cùng vũ trụ. Trong cuộc chạy đua này con người đã dành được chiến thắng. Khi "Mặt trời đội biển nhô màu mới" thì "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."

"Mặt trời đội biển nhô màu mới" là hình ảnh nhân hóa vẻ đẹp ngày mới như một huyền thoại rực rỡ. Ở đây ta bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác không phải mặt trời của thiên nhiên mà là mặt trời của muôn loài mắt cá long lanh trong buổi bình minh. Ý thơ phảng phất không khí thần thoại , bản hùng ca lao động.

Câu kết đã diễn tả ánh mặt trời đã điểm tô cho những thành quả lao động thêm rực rỡ, muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa sáng huy hoàng, góp phần làm đẹp thêm trời biển quê hương. Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đủ đầy khi được mùa tôm cá, niềm vinh quang bình dị của người lao động.

Qua khổ thơ ta thấy thuyền và người luôn nổi bật giữa vũ trụ và niềm vui chiến thắng cũng mang lại tầm vóc lớn lao. Văn chương Việt Nam sau năm 1945 không chỉ khắc họa hình ảnh các anh bộ đội cứu nước mà còn vẽ lên chân dung của những người lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bài thơ nói về những con người đang ngày đêm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã viết trong bình giảng các tác phẩm văn học lớp 9 rằng: "câu hát căng thuyền đưa buồm đi nay đưa thuyền về. Nhưng nó về với một tư thế mới: chạy đua cùng mặt trời và trong cuộc đua này, còn người đã về đích trước và giành chiến thắng . Khi mặt trời vừa đội biển mà lên đem màu đỏ sáng cho đất nước thì thuyền đã về bến từ lâu. Ánh sáng ban mai làm cho thành quả lao động trở nên rực rỡ, huy hoàng".

Tác giả miêu tả đoàn thuyền đánh cá theo vòng tuần hoàn của thời gian, từ đêm hôm trước tới sáng ngày hôm sau. Và theo mạch cảm xúc của bài thơ đó là khúc hát vang vọng, ca ngợi tinh thần lao động hăng say để xây dựng quê hương đất nước, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt.

-----------------HẾT BÀI 1------------------

Sau khi đã Phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá các em có thể đi vào Bình giảng bài thơ Đoàn thuyền đánh cá hoặc tham khảo Kể lại bài thơ Đoàn thuyền đánh cá theo lời của em nhằm củng cố kiến thức của mình.

 

2. Phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá siêu hay, mẫu số 2:

Huy Cận một nhà thơ nổi tiếng, ông đã sáng tác ra rất nhiều bài thơ hay và ý nghĩa năm 1958, tại vùng biển Quảng Ninh bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" được ông sáng tác lúc này chính là thời kì mà đất nước ta xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa tại miền Bắc. Bài thơ này được xếp vào những bài thơ hay nhất ghi lại cảnh nhân dân ta được lao động tự do, tự do xây dựng cuộc đời mình.

Trong bài thơ thì hai khổ thơ cuối chính là cảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền trở về lúc bình minh, là thành quả của cả một ngày lao động vất vả đối mặt với sóng to gió lớn để mang về những mẻ cá đầy khoang:

"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"

Đó là niềm vui, niềm hân hoan của mỗi người ngư dân khi mà hôm nào ra khơi kéo được những chùm cá nặng mang về bán để trang trải cuộc sống ấm no cho gia đình. Việc đánh cá ở ngoài khơi rất nguy hiểm có thể gặp song to gió lớn bất cứ lúc nào. Người ngư dân thật là vất vả, nhưng họ rất vui khi được làm công việc của mình. Tác giả đã sử dụng những ngôn từ rất mềm mại để tô bật lên những con cá nhiều sắc màu. Người ngư dân lúc nào cũng vậy họ đi vào lúc hoàng hôn và trở về nhà khi trời vừa sáng, để kịp phiên chợ bán những con cá tươi ngon vừa mới đánh về. Trong khổ thơ này ta thấy được sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người, niềm vui của của con người khi lao động được miêu tả qua những vần thơ hay của tác giả. Khi bình minh hé sắc thì đó cũng là lúc đoàn thuyền đánh ca trở về, tác giả đã kết thúc bằng khổ thơ:

"Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi"

phan tich bai tho doan thuyen danh ca

Những bàiPhân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá hay nhất

Đoàn thuyền trở về với những câu hát vang lần thứ ba và tiếng hát lần cuối này ta thấy được sự sung sướng và hạnh phúc của những người ngư dân đã lao động vất vả cả đêm để kéo được những mẻ cá đầy. Khổ thơ cuối này rất có ý nghĩa, cảnh vùng biển thật đẹp lúc rạng đông với những con người lao động chân chính khỏe khoắn và tươi mới. Đất nước ta sẽ sớm xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa nếu như có những người dân lao động hàng say như thế này.

Với cách sử dụng ngôn ngữ phong phú và đa dạng rất nhiều màu sắc Huy Cận đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của những người lao động tại vùng biển và cho chúng ta thấy những gì đẹp nhất ở vùng biển tươi đẹp này. Bài thơ viết lên với tinh thần sảng khoái mang đậm màu sắc lạc quan và yêu đời của tác giả.

 

3. Phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá ngắn gọn, mẫu số 3:

Huy Cận là một trong những nhà thơ của phong trào thơ Mới có một giọng điệu riêng với những khác biệt về sự vĩnh hằng trong vũ trụ rộng lớn đầy nhân ái trải rộng và bao dung trong thế giới mênh mang diệu kì và đầy bí ẩn, con người là thực thể bao trùm là nét nhấn mạnh của sự xoay vần vũ trụ cảm hứng trong thơ ông với những kì vĩ của đất trời với những khát khao vươn tới cái đẹp của con người đã khiến cho thơ ông có một sức hấp dẫn đặc biệt. Đọc thơ ông người ta được đi qua thế giới của mây trời sông nước, ta nhận ra ở ông nét tài hoa của người thợ chạm khắc ngôn ngữ để thiên nhiên trời đất sống dậy. " Đoàn thuyền đánh cá" là bài thơ tiêu biểu. Trong bài thơ ta ấn tượng nhất với hai khổ thơ cuối:

" Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh " mặt trời xuống biển" và kết thúc bằng " mặt trời đội biển", phản ánh một đêm lao động trọn vẹn của ngư dân trên biển. Các khổ thơ đầu trong bài thơ đã diễn tả cảnh đoàn thuyền ra khơi, cảnh đánh cá. Đến hai khổ cuối thể hiện một đêm lao động trôi qua nhanh, và đoàn thuyền đánh cá trở về.

Sau khủng cảnh đánh cá, cảnh kéo lưới lúc trời gần sáng hiện lên thật đẹp thật khỏe khoắn:

" Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"

cam nhan ve hai kho tho cuoi bai tho doan thuyen danh ca

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Những người ngư dân đang cùng nhau kéo lưới, kéo " chùm cá nặng". Biết bao nhiêu cơ man nào là cá mắc vào lưới như những chùm trái cây treo lủng lẳng. Từng chùm cá được những cánh tay khỏe mạnh kéo lên khỏi mặt nước " ta kéo xoăn tay". Khoang thuyền của người ngư dân đầy ắp cá. Huy Cận là một người nghệ sĩ thực thụ khi ông bắt được cái hồn của tạo vật: màu vàng của đuôi cá, màu bạc của vẩy cá dưới ánh trăng lúc rạng đông đều sáng lấp lánh tuyệt đẹp. Nhà thơ đã đưa màu sắc của thiên nhiên kì diệu làm nên màu sắc của cuộc sông ấm no. Cảnh đánh cá của người dân chài đã cho ta thấy được không khí lao động vừa lãng mạn vừa hăng say, lao động thực sự trở thành niềm vui của cuộc đời,những con người mới trong xã hội mới đã biết trân trọng những giá trị của lao động. Người dân trong bài thơ là hiện thực của cuộc sống cần lao với hình ảnh người dân chài mang bao phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Vị mặn mà của biển cả mang đến hương vị nồng ấm của cuộc sống. Hình ảnh " đón nắng hồng" đã thể hiện niềm tin vào cuộc sống mới, cuộc sống xay dựng xã hội chủ nghĩa.

Một đêm qua đi khi ánh bình minh ló dạng cũng là lúc một ngày mới bắt đầu. Và lúc đó là khung cảnh trở về của đoàn thuyền:

"Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi".

Đoàn thuyền trở về đem theo trong khoang đầy ắp cá tôm, đó cũng là lúc người dân chài cất cao tiếng hát lần thứ ba. Trong bài thơ ta đã gặp hai câu hát ở các khổ thơ trước của bài:

"Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng"

Và:

"Ta hát bài ca gọi cá vào"

Tiếng hát trong khổ thơ cuối mang niềm sung sướng hạnh phúc sau một đêm lao động vất vả. Con thuyền và mặt trời với nghệ thuật nhân hóa, cấu trúc song hành đã tạo nên không khí khẩn trương hối hả. Hình ảnh mặt trời đội biển tỏa ánh sáng bao trùm đại dương bao la, con thuyền phóng như bay về bến cướp lấy thời gian làm nên sự hối hả hào hứng chẳng khác lúc ra khơi. Tiếng hát mừng chiến thắng lan tỏa ra khắp không gian mênh mông hòa theo âm vang sóng vỗ tạo nên một khúc ca tuyệt đẹp về cuộc đời. Niềm hạnh phúc dâng trào trong lòng những người lao động chân chính. Bằng mồ hôi xương máu bằng trí tuệ và nhiệt tình người dân miền biển đã góp cho khúc nhạc quê hương một bài ca cuộc sống. Sự hào hứng hay chính là niềm hạnh phúc của thành quả lao động đem đến sức sống vĩnh viễn đối với người lao động Việt Nam.

Tóm lại, với hai khổ thơ cuối Huy Cận đã vẽ lên trước mắt người đọc bức tranh sau một đêm lao động vất vả,người dân cùng nhau kéo lưới, về bến. Đồng thời thông qua đó thể hiện niềm tin vào cuộc sống mới, người dân được hạnh phúc ấm no " đón nắng hồng" trong cuộc sống xã hội chủ nghĩa.
 

4. Bài văn Phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá hay nhất của học sinh giỏi - Mẫu 4

Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới.  Tiêu biểu cho các sáng tác của Huy Cận phải kể đến tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá" được viết khi nhà thơ tham gia chuyến đi dài ngày ở vùng biển Quảng Ninh. Cả bài thơ là sự ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động miền biển. Đặc biệt, ở hai khổ thơ cuối tác giả đã làm nổi bật cảnh kéo lưới và hình ảnh đoàn thuyền đánh cá cập bến lúc bình minh.

Nếu như ở những câu thơ trước là khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi, thì đến khổ thơ thứ sáu, nhà thơ đã khắc họa cảnh kéo lưới thu hoạch cá lúc mờ sáng:

"Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

  Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,"

Cảnh người ngư dân kéo lưới được tác giả miêu tả vô cùng độc đáo, ấn tượng. Càng về sáng, người lao động càng phải khẩn trương để còn kịp trở về. Hành động "kéo xoăn tay" giúp độc giả cảm nhận được sự khỏe khoắn của người ngư dân. Hình ảnh ẩn dụ "chùm cá nặng" gợi lên những thành quả ngọt ngào mà chuyến đánh bắt mang lại. Kết quả đó hoàn toàn xứng đáng với công sức con người bỏ ra. Ở hai câu thơ tiếp theo, độc giả lại được dịp chiêm ngưỡng những tầng bậc màu sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên:

"Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

  Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng,"

Bằng việc sử dụng những từ ngữ như "bạc, vàng", nhà thơ đã nhấn mạnh sự giàu có, trù phú của biển khơi. Chính điều đó đã giúp cho cuộc sống của người dân làng chài thêm ấm no, hạnh phúc. Chi tiết: "Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông" gợi hình ảnh những con cá to được kéo lên khỏi mặt nước. Những tia nắng được phản chiếu qua lớp vảy khiến đàn cá như phát ra ánh sáng lấp lánh. Kéo lưới xong, người ngư dân bắt đầu thu dọn đồ đạc để trở về. Ba chữ "đón nắng hồng" gợi lên tinh thần sảng khoái, hạnh phúc của những người thuyền chài. Họ như muốn hòa vào cùng với thiên nhiên,  cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống lao động ý nghĩa. 

Đến hai câu thơ cuối đó là cảnh đoàn thuyền đánh cá an toàn cập bến vừa lúc bình minh tuyệt đẹp: 

"Câu hát căng buồm với gió khơi

  Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời".

Người đọc có thể nhận ra sự lặp lại của câu hát giống với khổ thơ thứ nhất. Đó chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả. "Câu hát căng buồm với gió khơi" ở khổ thơ đầu được dùng để ngợi ca cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi với khí thế sục sôi. Đến khổ cuối, tiếng hát ấy lại trở thành khúc khải hoàn ca báo mừng "chiến thắng". Lúc này, đoàn thuyền đã được nhân hóa, chạy đua cùng với mặt trời. Động từ "chạy đua" như nhấn mạnh tinh thần hăng say của người dân làng chài. Đồng thời, nâng tầm vóc con người lên sánh ngang với thiên nhiên hùng vĩ.

Khép lại bài thơ chính là bức tranh về buổi bình minh trên biển đầy thơ mộng: 

"Mặt trời đội biển nhô màu mới,

  Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi."

Hình ảnh nhân hóa "Mặt trời đội biển nhô màu mới" đã mở ra một khung cảnh bình minh tràn đầy sức sống. Trong khoảnh khắc ngày mới, con người cũng hân hoan, tích cực hơn để tham gia vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Chi tiết "Mắt cá huy hoàng" đã gợi lên một tương lai ấm no, hạnh phúc của người ngư dân sau mỗi chuyến ra khơi. 

Bằng việc sử dụng những biện pháp tu từ đặc sắc kết hợp với những hình ảnh thơ tiêu biểu, Huy Cận đã làm nổi bật hình ảnh hết sức lãng mạn lúc đoàn thuyền đánh cá trở về. Từ đó, ngợi ca vẻ đẹp khỏe khoắn, tràn đầy sức sống của những con người miền biển. Họ luôn lao động hăng say, hết mình cống hiến cho sự phát triển của nước nhà. 

- - - - - - - - - - - - - - - - - - -  HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Qua hai khổ cuối bài "Đoàn thuyền đánh cá", nhà thơ Huy Cận đã làm nổi bật cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về lúc bình minh. Để tìm hiểu chi tiết hơn về tác phẩm đặc sắc này, các em có thể tham khảo thêm một số nội dung liên quan như: Đoạn văn phân tích khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá, Phân tích cảnh ra khơi của Đoàn thuyền đánh cá.

Trong chương trình học Ngữ Văn 9 phần Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-hai-kho-tho-cuoi-bai-doan-thuyen-danh-ca-40988n.aspx

Tác giả: Duy Vinh     (4.4★- 5 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Đoạn văn phân tích khổ 1 bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận hay nhất ngắn gọn
Phân tích khổ 2 của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận siêu hay tuyển chọn
Đặc sắc nghệ thuật trong khổ thơ đầu và cuối bài Đoàn thuyền đánh cá
Đoạn văn phân tích khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá
Bình giảng hai khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
Từ khoá liên quan:

phan tich hai kho tho cuoi bai doan thuyen danh ca

, Cam nhan cua em ve hai kho tho cuoi cua bai Doan thuyen danh ca, dan y phan tich hai kho tho cuoi bai doan thuyen danh ca,

SOFT LIÊN QUAN
  • Cảm nhận khổ thơ cuối bài sang thu

    Văn mẫu hướng dẫn phân tích bài Sang Thu

    Khổ cuối bài thơ Sang thu được coi là kết tinh của những chiêm nghiệm, triết lí cuộc sống vô cùng sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh, vậy em có Cảm nhận khổ thơ cuối bài sang thu như thế nào, cùng viết bài văn ngắn để chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ đó nhé.

Tin Mới