Phân tích đoạn thơ từ câu Không học được tiên ông phép ngủ... đến hết bài trong Sa hành đoản ca

Các em cùng phân tích đoạn thơ từ câu Không học được tiên ông phép ngủ... đến hết bài trong Sa hành đoản ca để thấy được những mâu thuẫn trong nhà thơ giữa một bên là sự coi thường danh lợi tầm thường với một bên là sự tự ý thức được nỗi cô độc của bản thân trên con đường danh lợi đó. Một bên là khát khao sống tốt đẹp với một bên là hiện thực đầy đen tối, phũ phàng, vùi dập ước mơ khát vọng của con người.

Đề bài: Phân tích đoạn thơ từ câu Không học được tiên ông phép ngủ... đến hết bài trong Sa hành đoản ca

phan tich doan tho tu cau khong hoc duoc tien ong phep ngu den het bai trong sa hanh doan ca

Bài văn mẫu Phân tích đoạn thơ từ câu Không học được tiên ông phép ngủ... đến hết bài trong Sa hành đoản ca

Bài mẫu: Phân tích đoạn thơ từ câu Không học được tiên ông phép ngủ... đến hết bài trong Sa hành đoản ca

Đây là những câu thơ nói về hình ảnh khác, những con người khác, được đặt trên nền cảnh của bức tranh bãi cát dài và người đi trên cát dài, nhằm thể hiện một tâm sự, một tâm trạng khác của tác giả.

Đối lập với hình ảnh cô độc, trơ trọi của người đi tìm chân lí trên con đường mờ mịt, gian khổ là hình ảnh của đông đảo phường danh lợi đang tất tả ngược xuôi trong dường đời để mưu sinh, để tranh giành quyền lợi để hưởng thụ rượu ngon, thịt béo, để say sưa quên đi trách nhiệm cuộc đời. Tác giả chua xót nhận thấy người tỉnh thì ít, kẻ say thì nhiều và giống nhau, có ai cùng mình đi trên con đường cát bụi mờ mịt kia?

Trong lòng tác giả hiện lên một khối mâu thuẫn lớn. Ông rất khinh bỉ những phường danh lợi tầm thường kia, nhưng ông cũng chợt nhận ra sự cô độc của mình. Phải chăng con đường mà ông dấn thân vào, lí tưởng mà ông đang theo đuổi và tìm kiếm là điều vô ích, chẳng ai thèm để ý quan tâm? Ông không có người ủng hộ, đồng cảm, đồng hành. Nỗi niềm ấy làm xao xác lòng ông, bóp chặt trái tim ông, giục ông trở về với hiện tại vô vị, cay đắng.

Người đi trên cát dài bổng nhiên dừng lại. Nỗi băn khoăn choán đầy tâm hồn. Và lần đầu tiên, người ấy đã phân vân tự hỏi, vậy là thế nào có nên đi tiếp hay từ bỏ nó, biết tính với nó sao đây? Nếu đi tiếp cũng không biết phải đi thế nào. Bởi vì, đường phẳng lì mờ mịt - đường ghê sợ thì nhiều. Có lẽ đã đến bước đường cùng? Nỗi bế tắc và tuyệt vọng phủ trùm lên cả người đi, cả bải cát dài. Người đi chi còn có thể cất lên tiếng hát về con đường cùng của mình.

Trong cô độc, tuyệt vọng, người đi chỉ còn biết đứng lại trên bãi cát dài, vừa bất lực, vừa nuối tiếc. Bất lực vì không thể đi tiếp được, cũng chưa thể hay không thể quyết định sẽ làm gì dây. Trở thành phường danh lợi? Không được rồi. Đi hay ở ẩn ở núi phía Bắc, ờ biển phía Nam, độc thiện kì thân, giữ riêng mình trong sạch giữa cuộc đời ô trọc? Cũng không thể được. Nuối tiếc vì con đường gian khổ, mờ mịt nhưng đẹp đẽ quá, cao quý quá, đáng sống quá. Thì đành đứng chôn chân trên bãi cát. Đó là cả một khối mâu thuẫn lớn đè nặng lên tâm hồn tác giả.

Trong tác phẩm, chúng ta thấy Cao Bá Quát đã sử dụng các đại từ nhân xưng khác nhau như khách, quân, ngã. Tất cả đều để chỉ bản thân tác giả.

Tác giả muốn đặt mình vào các vị trí khác nhau để có cách khác nhau bộc lộ tâm trạng của chính mình trong tâm trạng mâu thuẫn.

Trong bài ca, hình tượng người đi trên bãi cát dài được tác giả thể hiện không đơn nhất mà đa chiều. Khi thi được miêu tả như một khách thể, khi lại như một người đối thoại, khi lại như một chú thể tự thể hiện. Thậm chí có khi tác giả cho ẩn chủ thể. Mục đích là nhằm có những trình bày khác nhau về tâm trạng, thái độ khi đứng trước các hoàn cảnh khác nhau. Hay để trình bày những suy nghĩ khác nhau của người đi trên bãi cát dài - tác giả trước những vấn đề bức bối đặt ra.

Tác phẩm đã thể hiện những mâu thuẫn tư tưởng hết sức sâu sắc và tiêu biểu của thời đại lúc bấy giờ một cách nghệ thuật. Đó là xung đột giữa khát vọng sống cao đẹp với hiện thực đen tối, mờ mịt; giữa tinh thần xông pha, hỉ xả và lí tưởng của kẻ sĩ với thói đời cầu an hưởng lạc của người đời và những khó khăn gian khổ trên con đường đi tìm chân lí.

Chủ đề tác phẩm là ca ngợi, những con người hi sinh quên mình vì lí tưởng, đề cao phẩm chất và trách nhiệm cao quý của kẻ sĩ đối với cuộc sống; đồng thời bộc lộ sự hoang mang, tuyệt vọng của con người không tìm ra lối đi.

Bài ca khắc họa hình tượng cô độc, nhỏ nhoi nhưng lại hết sức kì vĩ của con người vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy gian truân, mờ mịt. Lời ca vừa có âm thanh hết sức bi tráng, vừa mang những âm điệu hết sức u buồn. Nó chứa đựng sự phản kháng âm thầm đối với trật tự hiện hành, cảnh báo một sự thay đổi tất yếu trong tương lai.

Trên đây là phần Phân tích đoạn thơ từ câu Không học được tiên ông phép ngủ... đến hết bài trong Sa hành đoản ca bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Tìm hiểu tác phẩm Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát và cùng với phần Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ để học tốt môn Ngữ Văn hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-doan-tho-tu-cau-khong-hoc-duoc-tien-ong-phep-ngu-den-het-bai-trong-sa-hanh-doan-ca-39373n.aspx

Tác giả: Trần Thuỳ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết đoạn văn phân tích 8 câu thơ cuối của bài Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du hay nhất
Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bài Ông đồ
Phân tích đoạn thơ: "Năm nay đào lại nở... Hồn ở đâu bây giờ ?" trong bài thơ Ông đồ
Phân tích đoạn thơ Lục Vân Tiên gặp nạn
Cảm nghĩ của em về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ
Từ khoá liên quan:

Phân tích đoạn thơ từ câu Không học được tiên ông phép ngủ... đến hết bài trong Sa hành đoản ca

, cảm nhận đoạn thơ từ câu Không học được tiên ông phép ngủ... đến hết bài trong Sa hành đoản ca,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Lời bài hát Hành Khúc Thanh Niên Tình Nguyện

    Với lời bài hát Hành Khúc Thanh Niên Tình Nguyện ý nghĩa, truyền được cảm hứng cho thế hệ trẻ nên cứ vào ngày 26/3 lại được cất lên. Các bạn có thể xem lời bài hát này để có thể hát theo, giúp chương trình diễn ra tốt đẹp, hào hùng hơn.