Phân tích đoạn thơ sau trong bài Người đi tìm hình của nước

Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Người đi tìm hình của nước:
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
... Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu!...
Chế Lan Viên

Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Người đi tìm hình của nước:

"Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê

(...) Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc

Khi tự do về chói ở trên đầu!..."

(Chế Lan Viên)

phan tich doan tho sau trong bai nguoi di tim hinh cua nuoc

Bài mẫu Phân tích đoạn thơ sau trong bài Người đi tìm hình của nước

Bài làm

"Người đi tìm hình của nước" là bài thơ đặc sắc của Chế Lan Viên viết về Bác Hồ kính yêu, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bài thơ đã ghi lại một hành trình gian khổ nhưng vô cùng vinh quang của người chiến sĩ vĩ đại suốt 30 năm trời bôn ba hải ngoại (1911-1941) để tìm đường cứu nước.

Đoạn thơ dưới đây trích trong phần thứ hai của bài thơ nói về những gian khổ phải vượt qua, tấm lòng yêu nước nồng nàn và nỗi day dứt của Bác trong những năm tháng sống và hoạt động ở hải ngoại. Giọng thơ vang lên tha thiết bồi hồi:

... "Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê...

... Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc...

Khi tự do về chói ở trên đầu"...

Khổ thơ đầu tái hiện một thời gian khổ khi Bác sống ở thủ đô Ba Lê nước Pháp và kinh thành Luân Đôn nước Anh. Lúc cuốc tuyết, lúc làm bồi bàn để kiếm sống và học tập. Bác đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Gió rét và sương mù được nhân hóa như những nhân chứng lịch sử. Nhà thơ hỏi gió rét và sương mù "có nhớ chăng" và "ngươi có nhớ. Bao xúc động lắng đọng trong từng vần thơ:

"Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê...

Và sương mù thành Luân Đôn ngươi có nhớ..."

Để chống lại cái rét mùa đông u châu, trong điều kiện áo chăn thiếu thốn, mỗi sáng trước lúc đi làm, Bác lấy một viên gạch đặt vào bếp lò, đến tối đi làm về đem gạch lót dưới giường nằm cho đỡ rét. Nhà thơ đã nhắc lại chi tiết ấy bằng một câu thơ tuyệt hay: "Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá". Lấy cái nhỏ bé "một viên gạch hồng" tương phản với cái vô cùng đáng sợ "cả một mùa băng giá", tác giả đã khắc họa một nghị lực phi thường của người chiến sĩ cách mạng chân chính.

Động từ "chống lại" và hình ảnh "giọt mồ hôi..." góp phần làm nổi bật bản lĩnh kiên cường của Bác. Chế Lan Viên không lấy số liệu để minh họa sự kiện, trái lại đã lấy hình tượng để miêu tả sự kiện, từ đó gợi mở một trường liên tưởng, khơi gợi trong tâm hồn người đọc lòng kính trọng và cảm phục đối với Bác Hồ kính yêu.

Khổ thơ sau, từ láy "lênh đênh" diễn tả một đời bồi tàu trôi nổi gian truân theo sóng bể. Bác không phải làm bồi tàu là chỉ để kiếm sống mà với một mục đích cao xa. Chữ "hỏi" trong đoạn thơ sẽ nói rõ mục đích cao xa ấy:

"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể

Người đi hỏi khắp bóng cờ Châu Mỹ, Châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi."

"Châu Mỹ, Châu Phi", "những đất tự do", "những trời nô lệ", "những con đường cách mạng"... những châu lục, những quốc gia, những vùng địa lí mênh mông khắp mọi chân trời mà người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã đặt chân tới và "hỏi khắp" hỏi hết. Không gian nghệ thuật ấy đã làm hiện lên hình ảnh một chiến sĩ có trái tim cách mạng sục sôi, đi khắp mọi nơi để học hỏi chân lí, tìm đường cứu nước, bước chân không ngừng, không nghỉ, tầm mắt không bị giới hạn. Ba lần nhắc lại chữ "những": "những đất tự do", "những trời nô lệ, những con đường cách mạng đang tìm đi", giọng điệu thơ vang lên thiết tha, đặc tả khát vọng tự do độc lập sáng bừng lên trong tâm hồn Bác.

Nói về lòng yêu nước mãnh liệt của người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên có một cách nói rất hay:

"Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước

Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà

Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc

Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa."

Suốt đêm ngày, lúc thức cũng như lúc chiêm bao, lúc nào Bác cũng nhớ đến nước, nghĩ đến quê nhà. Nghệ thuật đối: "Đêm mơ nước ngày thấy hình của nước", biện pháp đối lập: "miếng ngon" với "đắng lòng" đã tô đậm lòng nồng nàn yêu nước của Bác. "Đắng lòng", "chẳng yên lòng" nói lên nỗi đau của người mất nước. Tất cả tâm hồn, lí trí, tất cả thời gian những năm sống ở hải ngoại, Bác đều dành trọn vẹn cho đất nước và nhân dân. Ít thấy nhà thơ nào nói về lòng yêu nước của Bác Hồ sâu sắc mãnh liệt như Chế Lan Viên.

Nghệ thuật dùng từ, đặt câu, xây dựng hình ảnh, giọng thơ của Chế Lan Viên luôn luôn biến đổi, biến hóa. Ông đã tạo nên một loạt câu hỏi tu từ để nói lên những trăn trở băn khoăn, day dứt trong tâm hồn Bác về độc lập, tự do, về màu cờ, sắc áo, tiếng hát, về tiến độ của dân tộc, về tương lai của đất nước. Câu thơ nọ nối tiếp câu thơ kia như những đợt sóng triền miên vỗ: "Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?... Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Nụ cười sẽ ra sao?...". m điệu vần thơ vang lên nung nấu như xoáy sâu vào lòng người. Một thành công nữa của tác giả là đã xây dựng được một số hình tượng kì vĩ mang màu sắc thần thoại gợi tả sự vươn mình của dân tộc mai sau:

"Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ

Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?"

Dù đó mới chỉ là mơ ước. Nhưng mơ ước nào mà chẳng đẹp? Mơ ước của người đi tìm hình của nước mới đẹp đẽ biết bao. Chính mơ ước ấy đã tạo nên động lực niềm tin để Bác Hồ đi tới Cách mạng tháng Tám,

Ba câu cuối chói ngời hi vọng. Giọng thơ thiết tha, bồi hồi. Hai chữ "xanh" kèm theo một chữ "đi", một chữ "chói", khát vọng về độc lập tự do như ngọn lửa bừng sáng đất trời:

"Ôi độc lập?

Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc

Khi tự do về chói ở trên đầu!...".

Đoạn thơ hay vì có hình tượng đẹp, vì giàu truyền cảm. Ý thơ sâu sắc khi nói về nghị lực, lòng yêu nước và ước mơ, băn khoăn của Bác Hồ. Đoạn thơ đa thanh về giọng điệu, về nghệ thuật đặt câu biến hóa thân tình. Hình ảnh Bác Hồ những năm bôn ba hải ngoại đã được khắc họa trong không khí lịch sử trang nghiêm. Khát vọng về độc lập và tự do của Bác Hồ qua những vần thơ tráng lệ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta.

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Phân tích đoạn thơ sau trong bài Người đi tìm hình của nước, tiếp tục các em có thể tìm hiểu và tham khảo thêm nội dung Soạn bài Đọc thêm: Cảm hoài và cùng với phần Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa để học tốt môn Ngữ Văn hơn.

Thơ được đánh giá là một phần không thể thiếu của cuộc sống , là loại hình kỳ diệu giúp con người đắm chìm và sử dụng chính cảm xúc của mình để cho ra những bài thơ hay. Sáng tác thơ tưởng rằng dễ nhưng thực ra rất khó, thơ cũng cần có quy luật, có thể loại và đặc biệt những bài thơ hay cũng cần có cảm xúc và tạo nên ấn tượng với người đọc. Các bạn cùng tham khảo những bài thơ hay nhất mọi thời đại để có những kinh nghiệp tốt hơn cho quá trình làm thơ của mình nhé. {C}{C}

Có rất nhiều những bài hát, những câu nói hay những bài thơ về quê hương đất nước được cập nhật đầy đủ trên Taimienphi.vn, nếu bạn đang tìm kiếm thì hãy cùng tham khảo ngay nhé. Những thơ về quê hương đất nước với những tình cảm sâu lắng và gợi nhớ lại những kỷ niệm xưa cùng với đó thể hiện được tình yêu quê hương đất nước khá độc đáo, mời các bạn cùng lựa chọn bài thơ hay nhất cho nhu cầu của mình nhé.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-doan-tho-sau-trong-bai-nguoi-di-tim-hinh-cua-nuoc-39355n.aspx
 

Tác giả: Chipu     (4.0★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đất nước: "Em ơi em... Nhưng họ đã làm ra Đất Nước"
Phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phân tích đoạn thơ sau: "Mình về mình có... mái đình, cây đa" trong bài Việt Bắc
Phân tích nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả trong bài thơ Qua Đèo Ngang
Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân đã được thể hiện trong đoạn thơ Đất Nước
Từ khoá liên quan:

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Người đi tìm hình của nước

,
    SOFT LIÊN QUAN
    • Phân tích Thơ duyên

      Bài văn mẫu Phân tích Thơ duyên của Xuân Diệu hay mới nhất

      Nhắc đến Xuân Diệu, ta sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ đầy tự do, lãng mạn cùng bao thông điệp hướng về tình yêu với con người, cuộc sống. Để tìm hiểu thêm về tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa này, Taimienphi.vn gửi đến các em bài văn Phân tích Thơ duyên. Bài viết sẽ giúp em nhận ra thông điệp, ý nghĩa tác phẩm cũng như cảm nhận được sâu sắc hơn tâm tình, suy nghĩ của nhà thơ nhé. Mời em đón xem ngay sau đây.

    Tin Mới

    • Bài văn tả một bạn học của em

      Tiếp theo chuỗi series bài viết tả bạn thân lớp 5, hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các em dàn ý, một số bài văn mẫu tả một bạn học của em tiêu biểu. Tham khảo những bài văn mẫu này, các em học sinh sẽ nắm được mẹo, thủ thuật để viết một bài văn miêu tả ngắn hay, giàu cảm xúc và đạt điểm số cao trên lớp.

    • Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt Ngữ văn 6

      Đề bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt Ngữ văn 6 rất rộng, có nhiều chủ đề. Ví dụ như tả cảnh chợ cá bên bờ biển, tả cảnh thu hoạch mùa màng, tả cảnh gói bánh chưng ngày tết, tả cảnh mua bán trong siêu thị.... Các em có

    • Cách mở bài nghị luận xã hội

      Em có gặp nhiều khó khăn khi viết phần mở bài cho dạng bài nghị luận xã hội hay không? Tham khảo nội dung Cách mở bài nghị luận xã hội do Taimienphi.vn biên soạn dưới đây để biết cách mở bài đúng và hay, em nhé.

    • Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản VNEID trên điện thoại

      Đăng ký tài khoản VNEID là bước quan trọng để trải nghiệm toàn bộ dịch vụ của VNEID, ứng dụng định danh điện tử công dân số quốc gia Việt Nam có giá trị sử dụng thay thế các giấy tờ truyền thống. Người dùng cần đăng ký VNEID và kích hoạt tài khoản VNEID các mức độ, xác thực thông tin để truy cập các dịch vụ trực tuyến, thực hiện thủ tục hành chính.