Phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ

Hình ảnh ngọc trai- giếng nước đã trở thành biểu tượng cho mối tình oán trái của Mị Châu và Trọng Thủy. Các em hãy cùng chúng tôi phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ để tìm hiểu về ý nghĩa của cặp hình tượng này, qua đó thấy được thái độ, tình cảm của nhân dân với mối tình Mị Châu- Trọng Thủy.

Đề bài: Phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich chi tiet gieng nuoc ngoc trai trong truyen an duong vuong va mi chau trong thuy

Phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ

 

I. Dàn ý phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy và chi tiết giếng nước, ngọc trai

2. Thân bài

- Giới thiệu về Mị Châu, Trọng Thủy và mối tình ngang trái của họ
- Vị trí của chi tiết: cuối truyện
- Nội dung:
+ Chi tiết ngọc trai đã chứng minh cho sự trong sạch của Mị Châu, nàng trung hiếu với cha nhưng lại bị kẻ thù lợi dụng tình cảm để rồi lâm vào cảnh nước mất nhà tan.
+ Chi tiết giếng nước phản ánh nỗi lòng của Trọng Thủy, dù phản bội người tình nhưng thực sự hắn cũng có tình cảm với Mị Châu....(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ tại đây

 

II. Bài văn mẫu Phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ (Chuẩn)

Tình yêu- một thứ cảm xúc mạnh mẽ và đầy phức tạp. Tình yêu là sự tin tưởng, và yêu thương mù quáng. Thật vậy, trong tình yêu chẳng có gì là chắc chắn, tình yêu đôi khi mang đến cho người ta nhiều bi kịch, khổ đau. Và bi kịch về tình yêu ấy được thể hiện rất rõ trong mối tình ngang trái của Mị Châu và Trọng Thủy trong truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy. Để hiểu rõ hơn về bi kịch ngang trái ấy sau đây chúng ta cùng ngược dòng thời gian, trở về với quá khứ để tìm về hiểu rõ hơn chi tiết giếng nước, ngọc trai.

Mị Châu, con gái của An Dương Vương, là người thiếu nữ mày ngài, mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần. Cuộc đời nàng vẫn êm đẹp và yên bình cho đến khi rơi vào mối nghiệt duyên với Trọng Thủy, con trai của kẻ thù.

Tưởng rằng gặp được hắn là cái duyên cái số, là chân ái của cuộc đời mình, tưởng rằng đó là nơi mà mình có thể gửi gắm cuộc đời này thế nhưng tình yêu ấy lại khiến nàng rơi vào bế tắc, trở thành kẻ tội đồ làm xoay chuyển vận mệnh của cả một dân tộc. Yêu là cảm thông, là san sẻ gánh nặng cho nhau, là tin tưởng nhau mù quáng, thật vậy sự thủy chung của người thiếu nữ ấy lại bị kẻ bạc tình kia đem ra làm trò đùa, hắn đùa giỡn với tình cảm của nàng, coi nàng như công cụ để phục vụ cho bá nghiệp cướp nước của cha con hắn. Và rồi tình yêu ấy kết thúc đầy đau đớn trong sự dối lừa, càng đau xót hơn khi nó còn kéo theo bi kịch nước mất nhà tan, Trọng Thuỷ đã đạt được mục đích của mình nhưng hắn cũng đã chà đạp lên tình cảm của một người rất yêu mình.

Chi tiết giếng nước, ngọc trai nằm ở cuối truyện mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ngọc trai là hiện thân cho tấm lòng trong sáng, một lòng trung hiếu của Mị Châu, nàng là người đáng thương nhưng cũng là kẻ đáng trách. Sau cùng chỉ vì quá yêu và tin tưởng người chồng của mình nên lòng tin ấy mới bị lợi dụng để rồi rơi vào cảnh nước mất nhà tan, bị chính cha đẻ mình chém đầu. Trước cái giây phút đau đớn ấy nàng đã nguyện cầu: "Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù". Đó chẳng phải là lời trăng trối, là lời thỉnh cầu cuối cùng của kẻ đã bị người yêu mình rũ bỏ, bị cha đẻ cự tuyệt hay sao. Và rồi lời khẩn cầu ấy cũng trở thành hiện thực, chứng minh cho sự trong sạch của nàng, sau khi nàng chết máu chảy xuống biển, trai sò ăn được đều biến thành hạt châu. Ngọc trai cũng trong sáng như tâm hồn nàng vậy, nó là lời minh oan cho con người với số phận nghiệt ngã, đồng thời cũng là sự đồng cảm, là lòng xót thương của nhân dân với Mị Châu, cuối cùng sau khi sự thật được sáng tỏ nàng không còn bị hắt hủi mà đã nhận được sự cảm thông, thương xót với mình.

Mị Châu rơi vào nghịch cảnh và kẻ tội đồ gây nên bao đau đớn cho cuộc đời nàng cũng phải chấp nhận những hình phạt xứng đáng. Tưởng rằng chà đạp lên cuộc đời người khác để đạt được mục đích của mình là sẽ thảnh thơi và không còn gì bận tâm thế nhưng khi Mị Châu chết đi, Trọng Thuỷ mới nhận ra tình cảm của mình. Thì ra hắn không phải là kẻ vô tâm đến thế, tự mình đùa giỡn với tình cảm của người khác thế nhưng hắn cũng không ngờ rằng mình lại có tình cảm với Mị Châu. Lúc nàng còn sống, còn ở cạnh thì hắn lại buông lời lừa dối làm nàng tổn thương sâu sắc để rồi khi nàng chết đi hắn lại hối hận, giằng xé giữa lý trí và con tim, dằn vặt đầy những ăn năn tội lỗi. Hắn xót thương, đau đớn, cảm nhận được sự mất mát, mất đi một người luôn quan tâm và yêu thương hắn. Và cái cảm giác tội lỗi ấy đã ám ảnh hắn để rồi cuối cùng lại nhảy xuống giếng nước tự vẫn kết thúc đời mình. Hình ảnh giếng nước là tấm gương phản chiếu tội lỗi của Trọng Thủy qua đó chúng ta cũng thấy được sự giằng xé đầy đớn đau cho kẻ tội đồ tay nhuốm máu.

Sau này người ta có truyền nhau rằng ngọc trai mà đem rửa ở giếng nước ấy thì trở nên sáng hơn. Qua chi tiết ấy ta có thể hiểu rằng hận thù trong lòng Mị Châu đã được hóa giải. Kiếp trước họ là hai kẻ bất hạnh ở hai thế giới khác nhau nhưng lại vô tình bị cuốn vào vòng quay định mệnh đầy bất hạnh ấy để rồi rơi vào bi kịch. Nhưng sau cùng cũng chẳng thể trách móc ai, hai con người đáng thương mỗi người mang vác trên vai một trọng trách khác nhau, hắn lừa dối nàng nhưng cũng bi lụy vì nàng. Kiếp trước họ đã đau đớn, đã trả đủ nên kiếp này họ sống với nhau, không còn ân oán hận thù.

Chi tiết giếng nước và ngọc trai là hai chi tiết giàu ý nghĩa góp phần giải quyết mâu thuẫn và mở nút bi kịch cho các nhân vật. Qua đó còn thể hiện thái độ của nhân dân ta, đó là sự khoan dung, là sự cảm thông và thương xót cho những người chịu số phận bất hạnh.

--------------------HẾT--------------------

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ không chỉ tái hiện lại sự kiện lịch sử về quá trình dựng nước của An Dương Vương mà còn thể hiện được thái độ và quan điểm của nhân dân về các nhân vật trong lịch sử. Bên cạnh bài Phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, các em có thể tìm hiểu thêm về tác phẩm thông qua việc tham khảo: Thái độ và tình cảm của nhân dân đối với nhân vật Mị Châu qua Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ, Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ, Phân tích nhân vật An Dương Vương.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-chi-tiet-gieng-nuoc-ngoc-trai-trong-truyen-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy-47944n.aspx

Tác giả: Ngọc Thảo     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Sơ đồ tư duy Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ
Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ
Phân tích nhân vật Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy
Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
Dàn ý phân tích ý nghĩa và giá trị truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ
Từ khoá liên quan:

Phan tich chi tiet gieng nuoc ngoc trai trong Truyen An Duong Vuong va Mi Chau Trong Thuy

, van mau lop 10 phan tich y nghia cua hinh anh ngoc trai, y nghia hinh anh ngoc trai gieng nuoc van mau 10,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị

    Hướng dẫn phân tích truyện Vợ Chồng A Phủ

    Mị là nhân vật chính trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài với những nét tính cách đặc trưng cho người phụ nữ miền núi Tây Bắc, nổi bật trong đó là sức mạnh phản kháng, sức sống tiềm tàng mãnh liệt, cùng Phân tích sức sống tiềm tàng ở nhân vật Mị để thấy được dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong việc khắc họa hình tượng nhân vật này.

Tin Mới