Phân tích bài Thuế máu của Hồ Chí Minh

Các em hãy cùng tham khảo bài phân tích bài Thuế máu của Hồ Chí Minh để thấy được bộ mặt giả dối, tàn ác của chính quyền thực dân và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa. Bài viết cũng giúp các em thấy được ngòi bút sắc sảo của Bác khi lên án sự tàn bạo của thực dân và tấm lòng nhân đạo khi bênh vực cho những người dân thuộc địa vô tội.

Đề bài: Phân tích bài Thuế máu của Hồ Chí Minh

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich bai tho thue mau cua ho chi minh

Phân tích bài Thuế máu của Hồ Chí Minh


I. Dàn ý Phân tích bài Thuế máu của Hồ Chí Minh (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
- Tác giả Hồ Chí Minh
- Tác phẩm "Thuế máu" trích từ "Bản án chế độ thực dân Pháp"
- Vạch trần thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp đối với người dân ở các xứ thuộc địa

2. Thân bài

- Chiến tranh và người bản xứ:
- Giọng điệu của thực dân Pháp với người bản xứ
- Số phận những người dân thuộc địa
- Chế độ lính tình nguyện...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích bài Thuế máu của Hồ Chí Minh tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài Thuế máu của Hồ Chí Minh (Chuẩn)

Đoạn trích "Thuế máu" được trích trong chương I của "Bản án chế độ thực dân Pháp" do Nguyễn Ái Quốc (một trong những tên gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh) viết bằng tiếng Pháp và xuất bản tại Pa-ri năm 1952. "Thuế máu" đã vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa, tố cáo thủ đoạn xảo trá và tội ác tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp khi chúng sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Là một trong những văn bản chính luận tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc, tác phẩm này bao gồm những luận điểm cụ thể, rõ ràng và mạch lạc, đi kèm với những luận cứ sắc sảo và logic. Toàn bộ đoạn trích được chia thành ba luận điểm lớn: "Chiến tranh và người bản xứ", "Chế độ lính tình nguyện", "Kết quả của sự hy sinh", để tìm hiểu tác phẩm này, chúng ta cùng đi phân tích các luận điểm chính của văn bản.

Tại luận điểm "Chiến tranh và người bản xứ", tác giả đã cho thấy rõ giọng điệu tráo trở của thực dân Pháp đối với người dân bản xứ trước và sau khi có chiến tranh. Trước chiến tranh, họ chỉ coi người dân thuộc địa là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam-mít", chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của quan cai trị. Đến khi có chiến tranh, chúng lại đổi giọng, coi dân thuộc địa là "con yêu", "người bạn hiền" của các quan lớn, bé, đã vậy còn phong cho danh hiệu tối cao "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do". Nhưng thực tế, đó chỉ là cái danh hiệu hão huyền, bởi họ phải bảo vệ nhưng họ không hề được hưởng, ngược lại phải trả cái giá quá chát: Xa rời vợ con, ruộng đồng, phơi thây trên các chiến trường, bỏ xác tại miền hoang vu, bị vắt kiệt sức tại các xưởng thuốc súng độc đến nỗi "khạc ra từng miếng phổi". Sự tráo trở ấy đủ cho thấy bọn thực dân muốn dùng dân bản xứ để làm bia đỡ đạn, chết thay cho chúng trong kế hoạch bành trướng của mình.

Tiếp đến, Nguyễn Ái Quốc vạch trần thủ đoạn của thực dân trong "chế độ lính tình nguyện" đầy mỉa mai, đó là thủ đoạn dùng vũ lực để đàn áp, ép buộc người thuộc địa phải đi lính và tham gia vơ vét của cải cho chúng, chỉ có hai con đường lựa chọn "đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra". Trước sự tàn bạo của thực dân, người dân thuộc địa chỉ biết tìm mọi cách để trốn thoát "tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất... từ vôi sống đến mủ bệnh lậu". Phải khổ đến mức ấy mới rõ người dân thuộc địa không hề "tấp nập đầu quân" và "hiến dâng cánh tay lao động" như chính quyền Đông Dương bố cáo.

Cuối cùng, hàng loạt các câu hỏi nghi vấn mang tính chất khẳng định được tác giả đưa ra đã tố cáo tội ác, sự tàn nhẫn vô nhân đạo của bọn thực dân. Chỉ "trong một việc mà chính quyền thuộc địa đã phạm tới hai tội ác đối với nhân loại", khi chúng đã lợi dụng và lừa bịp xong, chúng thẳng thừng tuyên bố "Bây giờ chúng tôi không cần các anh nữa, cút đi !". Với giọng văn đầy mỉa mai, tác giả đã châm biếm một cách cực độ trước sự bẩn thỉu và bỉ ổi của bọn thực dân "người Pháp lương thiện sẽ đứng về phía chúng tôi lên án bọn cá mập thực dân đang không ngần ngại đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi".

Đoạn trích "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc với những luận điểm, luận cứ sắc bén, chân thực cùng với hình ảnh giàu giá trị biểu cảm kết hợp với giọng văn mỉa mai sâu sắc đã không chỉ lên tiếng vạch trần và tố cáo tội ác của thực dân Pháp mà còn là một nét gạch đầu tiên trong đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn cho các dân tộc bị áp bức nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng, con đường tự đấu tranh và tự giải phóng mình.

-----------------HẾT--------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-tho-thue-mau-cua-ho-chi-minh-46022n.aspx
Để củng cố kiến thức về văn bản Thuế máu, bên cạnh bài Phân tích bài Thuế máu của Hồ Chí Minh, các em không nên bỏ qua những bài phân tích, cảm nhận đặc sắc khác như: Số phận của người dân thuộc địa trong văn bản Thuế máu, Nêu ý nghĩa nhan đề Thuế máu, Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản Thuế máu, Viết đoạn văn cho biết kết quả sự hi sinh của những người dân các nước thuộc địa trong văn bản Thuế máu.

Tác giả: Trọng Tâm     (4.3★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Thuế máu, Ngữ văn lớp 8
Địa chỉ chi cục thuế Quận 5 TP.HCM
Địa chỉ chi cục thuế Quận 9 TP.HCM
Phân tích đoạn thơ "Lần thứ ba thức dậy... Bác là Hồ Chí Minh" trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ
Số phận của người dân thuộc địa trong văn bản Thuế máu
Từ khoá liên quan:

phan tich bai thue mau cua ho chi minh

, em hay tim hieu tam long cua tac gia qua doan trich thue mau, ban chat bip bom tan ac cua chinh quyen thuc dan qua van ban thue mau,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới