Phân tích bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn

Nỗi nhớ quê da diết và tình yêu quê hương đất nước giản dị, thắm thiết là nội dung chính các em học sinh sẽ được tìm hiểu khi phân tích bài thơ Hứng trở về (Quy hứng của Nguyễn Trung Ngạn), đây là bài thơ ngắn gọn nhưng lại hàm chứa ý nghĩa vô cùng sâu xa về tình cảm của một li khách dành cho quê cha đất tổ.

Đề bài: Phân tích bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý:
2. Phân tích bài thơ Hứng trở về, mẫu 1:
3. Phân tích bài thơ Hứng trở về, mẫu 2:
4. Phân tích bài thơ Hứng trở về, mẫu 3:
5. Soạn bài Hứng trở về
6. Sơ đồ tư duy Hứng trở về
7. Cảm nghĩ về bài thơ Hứng trở về

phan tich bai tho hung tro ve

Phân tích bài thơ Hứng trở về


I. Dàn ý Phân tích bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn (Chuẩn)

 1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Thân bài

- Hai câu thơ đầu:

Dâu già lá rụng tằm vừa chín
Lúa sớm bông thơm cua béo ghê

+ Vẻ đẹp giàu có, trù phú của quê hương khi vào mùa vụ thu hoạch.
+ Vẻ đẹp đặc trưng của miền quê Việt Nam với những công việc quen thuộc
=> Tình cảm chân thành của nhà thơ...(Còn tiếp)

 
>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn tại đây.
 
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn
 

1. Phân tích bài thơ Hứng trở về, mẫu 1 (Chuẩn):

Cảm hứng quê hương luôn là đề tài được chú ý trong văn học Trung đại, ở đó, người đọc cảm nhận được tình cảm thuần túy dành cho nơi chôn rau cắt rốn của những vị quan cao chức lớn, phục vụ lâu năm trong triều đình. Sau những xô bồ, tranh đấu triều chính, những giây phút bình yên ở quê nhà luôn được khắc họa vừa dung dị, giản đơn mà vừa quý báu, đáng nhớ. Với Nguyễn Trung Ngạn, trong nỗi nhớ nhà day dứt khi xa xứ đi Trung Quốc, ông đã bày tỏ cảm xúc vào bài thơ "Quy hứng". Viết về quê hương, nhà thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn gửi vào đó tình yêu mến, biết ơn với quê hương trong mọi hoàn cảnh.

Mở đầu tác phẩm, nhà thơ miêu tả sự sung túc, no đủ của thôn quê đang độ mùa vụ sản xuất;

Dâu già lá rụng tằm vừa chín.
Lúa sớm bông thơm cua béo ghê

Các chi tiết quen thuộc kể về việc gieo trồng ở quê như "dâu già lá rụng, "tằm", "lúa", "bông", "cua", tất cả đều đang "thơm", "chín", "béo", dấu hiệu của một mùa màng bội thu, no đủ. Những hình ảnh quen thuộc gần gũi với nhà thơ, theo ông lớn lên, gắn liền với tuổi thơ chăn trâu cắt cỏ trên đồng. Dù bản thân đang làm quan to trong triều đình, đang thực hiện sứ mệnh cao cả nhằm giữ gìn hòa bình dân tộc, nhưng trong nỗi nhớ nhà khôn nguôi ấy, hình ảnh mùa lúa vàng lại ào ạt hiện về trong tâm trí người con quê hương. "Dâu già lá rụng", "tằm vừa chín", "lúa sớm thơm bông", "cua béo", những hình ảnh, kí ức quen thuộc mà sao giờ đã xa rời, đã trở thành dic vãng. Sống trong nhung lụa ngọc ngà nơi phố thị phồn hoa, nhưng cái mùi lúa thơm nức mũi thời trổ bông, những con cua béo tốt, chắc nịch,... vẫn làm lay động tâm hồn nhạy cảm của thi sĩ. Người đọc có thể hình dung một bức tranh phong cảnh làng quê tuyệt sắc đang dần hiện ra trước mắt qua cách miêu tả của tác giả. Ngoài đồng lúa vàng bát ngát, thơm lừng, tiếng tằm ăn lá dâu vui tai, ồn ã, những con cua thịt béo ngậy,... làng quê đẹp một vẻ đẹp yên bình và trù phú. Sinh ra và lớn lên nơi thôn quê dân dã, ắt hẳn khi xa xứ, hình ảnh quê hương gắn bó với tuổi thơ luôn là nỗi băn khoăn, day dứt, xao xuyến nhớ nhung. Không chỉ thể hiện tình cảm vui sướng của mình với mùa màng tươi tốt, cảnh đẹp thiên trời ban, tác giả còn bày tỏ tình cảm chân thành, trước sau như một đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình trong mọi hoàn cảnh:

Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt
Dầu vui đất khách chẳng bằng nhà.

Hai câu thơ mang nặng cảm xúc, khẳng định tình cảm thủy chung và son sắt với quê hương. "Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt", dù cho quê hương có nghèo đói nhưng khi được ở chính miền đất nơi mình sinh ra, lớn lên, ở chính ngôi nhà của mình, đó mới là cái đáng trân trọng, đáng quý. Và vì thế nên đất khách quê người dù có xa hoa đến mấy, nơi triều đình dù có lụa là gấm vóc đến mấy nhưng cảm giác thoải mái, gần gũi và quen thuộc nơi quê hương vẫn luôn được tác giả ghi nhớ. Nỗi nhớ quê hương trong lòng nhà thơ đã biến thành nỗi khao khát, thành chân lý, tư tưởng sống. Bao nhiêu vàng bạc châu báu, quyền cao chức trọng, bao nhiêu sự tiếp đón, thết đãi nồng nhiệt, chẳng có gì bằng giây phút được ở nhà, được hòa mình vào thiên nhiên, được sống là chính mình, được là một cậu bé ngây thơ, non nớt. Tình cảm đối với quê hương trước sau như một, hơn nữa, từ nền tảng tình yêu, tác giả ghi nhớ, biết ơn và tự hào về dân tộc, xứ sở mình. Tác giả khéo léo đặt nước Đại Việt ta trên nước bạn Trung Quốc, xét trên hoàn cảnh thực tế hiện tại khi ông đang đi xử Trung Quốc, được mệnh danh là cường quốc văn hóa và kinh tế, nhưng với nhà thơ, nơi ấy cũng chẳng thể nào bằng được quê hương giản dị, thanh bình của mình.

Bài thơ đã bộc lộ một cách trọn vẹn và bao quát về tình cảm nồng thắm, sâu đậm của tác giả đối với quê hương. Không thể hiện bằng những mỹ từ, không trực tiếp nói lời thương yêu nhung nhớ, nhưng qua cách miêu tả không gian, khung cảnh làng quê, tác giả đã bộc lộ tấm lòng chân thành của mình. Tình yêu quê hương đất nước tươi đẹp và thuần khiết, dẫu có cách trở, dẫu sống trong điều kiện đầy đủ, sung túc hơn nhưng trái tim chỉ hướng về nguồn cội, không đâu bằng chính gia đình mình.

Lời thơ ngắn gọn và súc tích, hình ảnh gần gũi, chân thật và dễ hiểu, bài thơ đã làm rung cảm trái tim độc giả bằng tình yêu, tình cảm với quê hương đất nước. Chính những hình ảnh quen thuộc nơi làng quê Việt Nam thân thương đã gợi trong lòng bạn đọc sự đồng cảm, đọc thơ của người khác mà giống như được trở về quá khứ của chính mình. Đó chính là thành công của tác giả và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.


2. Phân tích bài thơ Hứng trở về, mẫu 2:

Nguyễn Trung Ngạn không chỉ là một vị quan với tài đức vẹn toàn mà Ông còn là nhà thơ với nhiều sáng tác nổi tiếng. Một trong số đó là bài thơ Quy hứng, bài thơ được ra đời khi Ông đi sứ tại Trung Quốc về. Cùng phân tích bài thơ Quy hứng để thấy được tình yêu thương, nỗi nhớ và mong muốn được trở về quê hương của Nguyễn Trung Ngạn.

Nhà thơ Nguyễn Trung Ngạn hay còn gọi là Bang Trực với hiệu là Giới Hiên, quê ở tỉnh Hưng Yên. Ông còn là một danh thần của thời nhà trần, với tinh thần yêu nước da diết, Ông đã để lại cho đời rất nhiều bài thơ hay, đặc biệt là “Giới hiên thi tập”, trong đó điển hình là bài thơ Quy hứng (.....Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.


3. Phân tích bài thơ Hứng trở về, mẫu 3:

Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) đỗ Hoàng giáp năm 16 tuổi, làm quan đến chức Thượng thư thời nhà Trần. Ông còn để lại Giới Hiên thi tập bằng chữ Hán. Bài thơ “Quy hứng” được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, sáng tác trong thời gian Nguyễn Trung Ngạn đi sứ ở Giang Nam, Trung Quốc.

Quy hứng thể hiện nỗi nhớ gia đình, quê hương với bao niềm tự hào của một người đang sống nơi đất khách quê người:

“Lão tang diệp lạc tàm phương tận,
Tảo đạo hoa hương giải chính phì.
Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo,
Giang Nam tuy lạc, bất như quy”.

Hai câu đầu nói lên bao nỗi nhớ của khách tha hương: Nhớ lá dâu già cuối vụ, vàng sẫm rụng khắp các nương bãi, nhớ những lứa tằm vừa chín vàng óng, vàng khươm trong nhà, ngoài sân, nhớ lúa sớm trổ trắng phau cánh đồng dâng hương ngào ngạt, nhớ vị béo đậm cua đồng...(Còn tiếp)

>> Xem bài đầy đủ TẠI ĐÂY.

-------------------HẾT--------------------

Qua Hứng trở về, chúng ta đã cảm nhận được tình yêu quê hương, tấm lòng gắn bó với mảnh đất chôn nhau cắt rốn của nhà thơ Nguyễn Trung Ngạn, để có thêm những gợi ý hay cho bài phân tích, các em có thể tham khảo: Sơ đồ tư duy Hứng trở về, Cảm nghĩ về bài thơ Hứng trở về, Soạn bài Hứng trở về (Quy hứng).

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-tho-hung-tro-ve-47976n.aspx

Tác giả: Quỳnh Búp Bê     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích bài thơ Trở về quê nội của Lê Anh Xuân
Dàn ý phân tích cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu
Cảm hứng về bài thơ Đất nước
Phân tích cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi
Từ khoá liên quan:

phan tich bai tho hung tro ve

, phan tich hung tro ve cua nguyen trung ngan, cam nhan cua em ve bai tho hung tro ve,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

    Những bài mẫu lớp 10 hay

    Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình trình Ngữ văn lớp 10 được rất nhiều các giáo viên và các em học sinh lớp 10 quan tâm tìm hiểu. Để hoàn thành tốt bài ...

Tin Mới