Phân tích 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân

Thúy Vân là nhân vật phụ trong Truyện Kiều và dù chỉ xuất hiện trong một vài câu thơ ngắn ngủi những cũng đủ hiểu tình cảm yêu mến, trân trọng của Nguyễn Du dành cho nhân vật này, chúng ta cùng phân tích 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân để cùng chiêm ngưỡng tài sắc của em gái Thúy Kiều cũng như thấy được dụng ý nghệ thuật của tác giả trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật.

Đề bài: Phân tích 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân

phan tich 4 cau tho mieu ta thuy van

Bài văn mẫu Phân tích 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân trong Truyện Kiều

I. Dàn ý Phân tích 4 câu thơ miêu tả Thúy Vân:

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”.

- Giới thiệu bốn câu thơ miêu tả Thúy Vân. 

2. Thân bài:

* Nội dung:

- Vẻ đẹp chung của Thúy Vân: Trang trọng, quý phái, đoan trang, phúc hậu.

- “Khuôn trăng đầy đặn”: Gương mặt đầy đặn như mặt trăng khi tròn.

- “nét ngài nở nang”: Đường lông mày sắc nét.

- “Hoa cười”: Miệng cười tươi như đóa hoa.

- “ngọc thốt”: Giọng nói trong trẻo như ngọc. 

- “Mây thua nước tóc”: Mái tóc xanh và óng ả, mượt hơn cả đám mây.

- “tuyết nhường màu da”: Làn da trắng, mịn màng hơn cả tuyết.

* Nghệ thuật:

- Bút pháp ước lệ tượng trưng cực kì đặc sắc, nổi bật. 

- Nhân hóa: “Mây thua”, “tuyết nhường”. 

3. Kết bài:

- Khái quát, ca ngợi vẻ đẹp của Thúy Vân.

- Khẳng định lại tài năng của Nguyễn Du.

 

II. Bài văn mẫu phân tích 4 câu thơ miêu tả Thúy Vân:

1. Phân tích 4 câu thơ miêu tả Thúy Vân - mẫu số 1:

“Truyện Kiều” vẫn luôn được coi là một trong những kiệt tác của nền văn học Việt Nam. Ở đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, Nguyễn Du đã thành công khắc họa bức chân dung hai người con gái nhà họ Vương. Đặc biệt, vẻ đẹp của Thúy Vân hiện lên vô cùng khuôn mẫu, chuẩn mực qua bốn câu thơ: 

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Thúy Vân và Thúy Kiều được giới thiệu với cụm từ “ả tố nga”, ý chỉ những người phụ nữ đẹp. Cũng không lạ khi họ chính là con gái nhà Vương viên ngoại - một gia đình danh gia vọng tộc, thuộc hàng quyền quý trong xã hội lúc bấy giờ. Chính nhờ nền tảng xuất chúng nên ngoại hình và tính các của hai chị em cũng hơn hẳn người thường. Nếu so với người chị Thúy Kiều, Thúy Vân cũng chẳng thua kém là bao. Tuy “mỗi người một vẻ” nhưng đều “mười phân vẹn mười”. 

Xét về ngoại hình, Vân hiện lên cùng sự “trang trọng khác vời”. Từ “trang trọng” vừa nói lên được xuất thân quyền quý, “danh gia vọng tộc”, vừa tạo cho người đọc cảm giác về khí chất thanh tao, quý phái của một tiểu thư đài các. Ở nàng Vân nổi bật sự xinh đẹp với “khuôn trăng đầy đặn” và “nét ngài nở nang”. Theo quan niệm mà cha ông truyền lại, người phụ nữ mà có đặc điểm ấy được xem như là có “quý tướng”: khuôn mặt tròn đầy như vầng trăng, đôi lông mày đen, dài, toát lên nét dịu hiền, phúc hậu. Như vậy, Thúy Vân qua ngòi bút của Nguyễn Du đã hiện lên như một mĩ nhân khiến bao người phải say mê, yêu mến. 

Không chỉ có khí chất trang nhã cùng khuôn mặt xinh đẹp, nàng Vân còn được miêu tả: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”. Nụ cười của Thúy Vân tươi và rạng rỡ như những đóa hoa đang khoe sắc. Từng lời nàng thốt ra trong trẻo, quý giá, cao sang như từng viên ngọc. Hai chữ “đoan trang” lại một lần nữa nhấn mạnh phẩm giá tốt đẹp của cô con gái thứ nhà họ Vương. Bên cạnh đó, mái tóc và làn da Thúy Vân còn được “mây thua”, “tuyết nhường”. Đứng trước vẻ đẹp ấy, đến thiên nhiên cũng chấp nhận, ưu ái cho nàng. 

Như vậy, chỉ với bốn câu thơ lục bát ngắn gọn, Nguyễn Du đã thành công lột tả vẻ đẹp phúc hậu, mực thước của Thúy Vân. Bút pháp ước lệ tượng trưng được nhà thơ vận dụng linh hoạt, hiệu quả qua một loạt các hình ảnh thiên nhiên như “trăng”, “hoa”, “mây”, “tuyết”. Khác với nàng Kiều “sắc sảo mặn mà”, bị “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, Vân lại mang nét dịu dàng, tiết chế hơn, hoàn toàn được thiên nhiên chấp thuận, chịu “thua”, chịu “nhường”. Điều này cũng báo hiệu cho tương lai bình an, yên ổn của Thúy Vân sau này. 

Có thể nói, bốn câu thơ nói riêng cũng như cả tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung không chỉ đem đến cho độc giả những nhân vật kinh điển mà còn góp phần thể hiện cái tâm, cái tầm của đại thi hào Nguyễn Du. Chính tấm lòng nhân ái cùng tầm nhìn vượt thời đại của ông đã tạo nên một kiệt tác cho nền văn học trung đại Việt Nam. “Truyện Kiều” đã, đang và sẽ mãi còn nguyên giá trị đến tận sau này. Giống như câu nói của Phạm Quỳnh khi xưa: ““Truyện Kiều” còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”.

 
 
2. Phân tích 4 câu thơ miêu tả Thúy Vân - mẫu số 2:

Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du không còn là cái tên xa lạ đối với mỗi chúng ta.Nhớ đến ông là nhớ đến tác phẩm "Truyện Kiều" - một kiệt tác của nền văn học nước nhà. Trong tác phẩm, Nguyễn Du không chỉ miêu tả vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" của Thúy Kiều mà ông còn khắc họa vẻ đẹp mang nét riêng biệt của Thúy Vân qua bốn câu thơ:

"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da".

Chỉ bằng vài nét chấm phá tinh tế mà tác giả đã phác họa được chi tiết vẻ đẹp của một "tuyệt thế giai nhân", một thiếu nữ "sắc nước hương trời". Khác với vẻ đẹp "sắc sảo", "mặn mà" của Thúy Kiều, Thúy Vân lại mang vẻ đẹp "trang trọng". Đó là vẻ đẹp toát tên từ con người cao sang, đứng đắn và quý phái ít ai có được. Thúy Vân có vẻ đẹp hài hòa từ ngoại hình đến tính cách, mỗi nét trên gương mặt của nàng đều thể hiện điều đó. Khuôn mặt Vân tròn đầy và hiền dịu như ánh trăng đêm rằm. Nằm dưới đôi lông mày dài, hơi đậm là một đôi mắt đẹp được ví với "mắt phượng mày ngài". Thanh Tâm Tài Nhân đã miêu tả rằng: "Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào. Còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng khó mô tả". Nụ cười của nàng tươi tắn như những bông hoa đang khoe sắc hương thơm ngát, giọng nói của nàng ngọt ngào, êm dịu và trong trẻo, thánh thót như tiếng rung của ngọc. Nguyễn Du miêu tả những chi tiết ấy nhằm mục đích làm nổi bật, nhấn mạnh đến vẻ đẹp phúc hậu, cốt cách thanh tao, trong trắng và sự đoan trang của Thúy Vân.

Bút pháp tiêu biểu của văn học trung đại là bút pháp ước lệ tượng trưng. Nguyễn Du đã sử dụng triệt để bút pháp này để đặc tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Nhà thơ đã lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người. Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến thiên nhiên phải "thua", phải "nhường".Biện pháp nhân hóa làm thiên nhiên cũng có hành động như con người đã khiến bạn đọc nhận thấy dường như tạo hóa đang cúi đầu e lệ trước vẻ đẹp "quốc sắc thiên hương" của nàng. Vẻ đẹp chân thực ấy khiến chúng ta thêm yêu quý và trân trọng. Mây của thiên nhiên thua nàng cả về màu sắc đen óng và mềm mượt của mái tóc. Tuyết ngoài bầu trời có sẵn màu trắng tinh khôi mà cũng không thể sánh được với làn da mịn màng như ngọc ngà của Thúy Vân.

Sắc đẹp viên mãn của Vân được so sánh với "trăng", "hoa", "mây", "tuyết", "ngọc", đó đều là những vẻ đẹp cao quý của thiên nhiên. Nguyễn Du như một nhà họa sĩ tài ba đã phác thảo nên điểm nổi bật về chân dung Thúy Vân. Ẩn chứa đằng sau bức họa ấy là thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp người phụ nữ của tác giả. Hai từ ngữ "trang trọng" và "đoan trang" đã gợi tả được cái "thần" trong bức chân dung người giai nhân. Đồng thời, vẻ đẹp dịu hiền, phúc hậu thể hiện qua các đường nét như khuôn mặt, mái tóc, nụ cười, giọng nói, làn da cũng ẩn dụ cho cuộc đời của nàng về sau sẽ bình lặng, êm đềm, không gặp phải nhiều tai ương, trắc trở. Đó cũng là niềm mong muốn của tác giả bởi ông luôn có tấm lòng nhân đạo đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ. Ông đã đau xót mà thốt lên rằng:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh như là lời chung".

Khắc họa vẻ đẹp phúc hậu khiến thiên nhiên phải lùi bước, nhường nhịn cũng là dụng ý, là mong ước của Nguyễn Du dành cho số phận của Thúy Vân sẽ không gặp phải bất hạnh như người chị của mình.

Đoạn thơ đã khép lại nhưng người đọc không thể quên hình ảnh một Thúy Vân mang vẻ đẹp "trang trọng khác vời" được Nguyễn Du khắc họa bằng những từ ngữ tinh tế, hàm súc. Thời gian trôi đi tính đến nay cũng đã khoảng hai thế kỉ nhưng những vần thơ của ông luôn được bạn đọc các thế hệ khắc ghi. Và những sự khắc ghi đó cũng là câu trả lời cho nỗi băn khoăn của đại thi hào lúc sinh thời:

"Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như"

Cùng xem thêm các nội dung soạn bài, phân tích bài Truyện Kiều

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-4-cau-tho-mieu-ta-thuy-van-42029n.aspx
- Tóm tắt Truyện Kiều
- Vẻ đẹp ngôn từ trong truyện Kiều
- Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du

Tác giả: Duy Tâm     (3.3★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Phân tích vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều
Phân tích bài thơ Thơ duyên (Xuân Diệu)
Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân
Phân tích nghệ thuật miêu tả qua ngôn ngữ đối thoại nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật trong đoạn trích Thuý Kiều báo ân, báo oán
Từ khoá liên quan:

Phân tích 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân

, phan tich 4 cau tho mieu ta thuy van, van mau phan tich ve dep thuy van,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích Thơ duyên

    Bài văn mẫu Phân tích Thơ duyên của Xuân Diệu hay mới nhất

    Nhắc đến Xuân Diệu, ta sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ đầy tự do, lãng mạn cùng bao thông điệp hướng về tình yêu với con người, cuộc sống. Để tìm hiểu thêm về tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa này, Taimienphi.vn gửi đến các em bài văn Phân tích Thơ duyên. Bài viết sẽ giúp em nhận ra thông điệp, ý nghĩa tác phẩm cũng như cảm nhận được sâu sắc hơn tâm tình, suy nghĩ của nhà thơ nhé. Mời em đón xem ngay sau đây.

Tin Mới